Trường ĐH Nha Trang điều chỉnh phương án tuyển sinh 2020 do dịch Covid-19
Trường ĐH Nha Trang vừa công bố một số điểm thay đổi trong tuyển sinh năm 2020 để phù hợp với bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp.
TS Tô Văn Phương, Trưởng Phòng Đào tạo của nhà trường cho biết, việc điều chỉnh phương án tuyển sinh lần này chủ yếu là thay đổi tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu xét tuyển theo hướng tăng chỉ tiêu tuyển qua kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐH Quốc gia TPHCM.
Sinh viên trường ĐH Nha Trang trong giờ thực hành trước thời điểm có dịch Covid-19
Đối với phương thức xét tuyển dựa vào điểm xét tốt nghiệp: Sử dụng khoảng 30% tổng chỉ tiêu để xét tuyển tất cả các ngành dựa vào điểm xét tốt nghiệp. Phương thức này không tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng khi xét tuyển.
Đối với phương thức sử dụng điểm thi THPT quốc gia năm 2020: Sử dụng tối đa 40% tổng chỉ tiêu để xét tuyển tất cả các ngành đào tạo theo phương thức này. Đồng thời, sẽ bổ sung điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển khi có kết quả thi THPT 2020 (tỷ lệ trước khi thay đổi là 60%)
Đối với phương thức xét tuyển điểm Kỳ thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TPHCM 2020: Sử dụng tối đa 25% tổng chỉ tiêu để xét tuyển tất cả ngành đào tạo. Tăng 20% so với tỷ lệ trước khi thay đổi là 5%.
Đối với phương thức xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: Lần đầu tiên trường sử dụng phương thức tuyển thẳng riêng của trường, tối đa 5% tổng chỉ tiêu để xét tuyển tất cả các ngành đào tạo với tiêu chí cụ thể.
Video đang HOT
Cụ thể: Học sinh của 82 trường THPT chuyên, năng khiếu các trường đại học, tỉnh thành trên toàn quốc. Học sinh của 50 trường THPT thuộc nhóm 100 trường có điểm trung bình kết quả THPT quốc gia cao nhất cả nước trong 3 năm 2017, 2018, 2019.
Điều kiện đăng ký là tốt nghiệp THPT. Đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12; hoặc là thành viên đội tuyển của trường hoặc tỉnh thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia; hoặc đạt giải Nhất, Nhì cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh. Có hạnh kiểm tốt trong năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12.
Cũng theo TS Tô Văn Phương, trường ĐH Nha Trang cũng là 1 nơi được ĐH Quốc gia TPHCM chọn để tổ chức kỳ thi ĐGNL cho thí sinh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Lê Phương
Khảo sát nhanh cho kết quả 'sốc' về học trực tuyến
Một khảo sát nhanh thực hiện với gần 4.000 sinh viên một trường đại học cho thấy, đa số sinh viên cho rằng việc học trực tuyến hiệu quả thấp hơn học trực tiếp trên lớp.
Nhiều trường đại học tại Việt Nam đang triển khai dạy học trực tuyến do dịch Covid-19 - Phạm Hữu
Một khảo sát nhanh về việc học trực tuyến vừa được Đoàn thanh niên và Hội sinh viên Trường ĐH Nha Trang thực hiện với gần 4.000 sinh viên trong ngày 12.4 vừa qua.
Đa số học bằng điện thoại, không có wifi
Kết quả khảo sát cho thấy một vài thông số tích cực như có tới 90% sinh viên tham gia suốt lớp học, có nhiều ý kiến cho rằng học trực tuyến giúp nâng cao kỹ năng tiếp cận công nghệ thông tin, rèn tính chủ động trong việc học...
Nhưng khảo sát này cũng cho thấy những con số rất "sốc" về thực trạng dạy học trực tuyến đang diễn ra. Theo đó, đa số sinh viên học trực tuyến bằng điện thoại và phần lớn không có wifi để học.
Có tới 85% sinh viên cho rằng việc học trực tuyến có hiệu quả thấp hơn so với học truyền thống (học tập trung trên lớp). 36% sinh viên được khảo sát cho biết có gặp những đối tượng quấy phá lớp học.
Có 14-18% sinh viên còn cho rằng giảng viên chưa điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với hình thức trực tuyến, chỉ đưa bài giảng lên hệ thống và chưa có nhiều tương tác với người học.
Ngoài ra, khảo sát này cũng có 64% sinh viên cho rằng giảng viên giao bài tập nhiều, môn nào cũng có bài kiểm tra và thu hoạch theo tuần. Giảng viên yêu cầu đọc tài liệu nhiều, chương trình chưa giảm tải nên nội dung học khá nặng.
Vì sao học trực tuyến kém hiệu quả?
Phiếu khảo sát nhanh cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân được dẫn đến tình trạng trên. Theo đó, có gần 80% sinh viên cho rằng học trực tuyến nhưng mạng yếu, bị 'văng' khỏi hệ thống zoom hoặc không nghe rõ, nghe liền mạch lời giảng viên.
Xếp thứ hai trong các hạn chế được sinh viên chỉ ra là "học trực tuyến làm đau đầu, đau tai, đau mắt do ngồi học quá lâu và nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại quá nhiều" (chiếm tới gần 68% mẫu khảo sát).
Bên cạnh đó, nguyên nhân học trực tuyến khó tập trung vì môi trường xung quanh nhiều khi ồn ào hoặc yếu tố bên ngoài tác động, chiếm 62%. Hình thức học này còn hạn chế sự tương tác và trao đổi giữa người học và người dạy dẫn đến dễ nhàm chán.
Ngoài ra còn một số khó khăn của hình thức học này được chỉ ra như dùng điện thoại nên thao tác bị hạn chế, nhìn slide và xem video không rõ, không mở được file bài tập có dung lượng lớn; chưa quen học nhóm trực tuyến...
Theo tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo trường này, việc khảo sát này nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng cũng như khó khăn của người học trong quá trình học tập theo hình thức trực tuyến. Trên cơ sở đó để có những giải pháp hỗ trợ người học để đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.
Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức hội nghị đào tạo trực tuyến
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều trường ĐH đã chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến trong thời gian nghỉ học kéo dài. Trước những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, Bộ GD-ĐT sẽ có hội nghị đào tạo trực tuyến giáo dục ĐH trong dịch Covid-19 vào ngày 17.4 tới. Hội nghị có sự tham gia của đại diện các cơ sở giáo dục ĐH, trường CĐ sư phạm và một số lãnh đạo tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ, viễn thông, đào tạo trực tuyến.
Hà Ánh
Nên bỏ thi THPT quốc gia? Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp như hiện nay, nhiều ý kiến của giáo viên, lãnh đạo trường, chuyên gia giáo dục cho rằng không nên tổ chức thi THPT quốc gia năm nay với nhiều lý do khác nhau. Học sinh TP.HCM tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019 - Ảnh: NHƯ HÙNG Trong đó, lý do lớn nhất...