Trường ĐH Lâm nghiệp tuyển sinh 2 ngành học mới
Năm 2012, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam tuyển sinh thêm hai ngành mới là Kiến trúc cảnh quan và Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử. Theo đó, tổng chỉ tiêu hệ ĐH chính quy vào trường năm nay là 2.350. Trường tổ chức thi tuyển sinh theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT.
Trước nhu cầu bức thiết của xã hội cần nhiều nguồn nhân lực có chất lượng cao trong các lĩnh vực quy hoạch, thiết kế và thi công các công trình cảnh quan và tư vấn, thiết kế, phát triển, lắp đặt các hệ thống điện, điện tử, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ GD-ĐT đã giao cho trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức tuyển sinh và đào tạo thêm hai ngành học từ năm 2012: Kiến trúc cảnh quan và Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
Lãnh đạo trường ĐH Lâm nghiệp cho biết, trường đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho việc đào tạo hai ngành học này từ nhiều năm nay. Các điều kiện chính để đảm bảo chất lượng cho hai ngành học mới là: đảm bảo tỷ lệ 1 giảng viên cơ hữu: 18 sinh viên (theo quy định của Bộ GD-ĐT là 1:25), có đầy đủ có sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo là 2,9 m/sinh viên. Về nghiên cứu khoa học, đã có nhiều thành tựu quan trọng như: sản xuất thành công xe ô tô chữa cháy rừng đa năng (2010) – một tiền đề quan trọng cho đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử đoạt giải nhất quốc tế cuộc thi quy hoạch kiến trúc cảnh quan Côn đảo (2006) – khẳng định vị thế hàng đầu của Trường ĐHLN về lĩnh vực kiến trúc cảnh quan.
Được biết năm 2012, Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức thi tuyển sinh theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT. Tổng số ngành tuyển sinh là 21 ngành. Thí sinh có thể dự thi tại một trong các cụm thi: Đại học Lâm nghiệp Hà nội, Đại học Lâm nghiệp Đồng Nai (Cơ sở 2), Hải Phòng, Vinh, Quy Nhơn, theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam.
Năm 2012, trường Đại học Lâm nghiệp tuyển sinh Đại học hệ Chính quy như sau:
TT
Ngành học
Ký hiệu trường
Mã ngành quy ước
Khối thi quy ước
Chỉ tiêu
Tổng số chỉ tiêu bậc đại học chính quy:
2.350
I.
Đại học Lâm nghiệp – Hà Nội ĐT: ( 0433) 840440, 840707 Website: http://www.vfu.edu.vn/. http://www.vfu.vn/
LNH
2.100
1
Quản lý tài nguyên thiên nhiên (đào tạo bằng tiếng Anh, đào tạo bằng tiếng Việt)
D850101
A,A1,B,D1
100
2
Công nghệ sinh học
D420201
A,B
100
3
Khoa học môi trường
D440301
A,B
150
4
Hệ thống thông tin (Công nghệ thông tin)
D480104
A,A1,D1
50
5
Kỹ thuật công trình xây dựng
D580201
A,A1,V
200
6
Kế toán
Video đang HOT
D340301
A,A1,D1
250
7
Kinh tế
D310101
A,A1,D1
50
8
Kinh tế Nông nghiệp
D620115
A,A1,D1
50
9
Quản trị kinh doanh
D340101
A, A1,D1
100
10
Quản lý đất đai
D850103
A,A1,B,D1
200
11
Công nghệ chế biến lâm sản (Công nghệ gỗ)
D540301
A,A1,B
100
12
Thiết kế nội thất
D210405
A,A1,V
100
13
Lâm nghiệp đô thị
D620202
A,B,V
100
14
Lâm sinh
D620205
A,B
150
15
Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm)
D620211
A,B
150
16
Kỹ thuật cơ khí
D520103
A,A1
50
17
Công thôn
D510210
A,B
50
18
Khuyến nông
D620102
A,B,D1
50
19
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
D510203
A
50
20
Kiến trúc cảnh quan
D580110
A, V
50
II.
Đại học Lâm nghiệp Cơ sở 2 – Đồng Nai ĐT: (0613)922254 922829 Website: http://www.vfu2.edu.vn/
LNS
250
1
Kế toán
D340301
A,A1,D1
50
2
Kinh tế
D310101
A,A1,D1
50
3
Quản lý đất đai
D850103
A,A1,B,D1
50
4
Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm)
D620211
A,B
50
5
Lâm sinh
D620205
A,B
50
Những điểm cần lưu ý:
- Trường tổ chức thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT.
- Tuyển sinh trong cả nước (mọi thí sinh đều có thể dự thi vào Trường ĐHLN theo quy chế tuyển sinh hiện hành). Người trúng tuyển có thể học tại Hà Nội hoặc Đồng Nai (căn cứ theo nguyện vọng đăng ký dự thi của thí sinh và điểm trúng tuyển ở từng địa điểm). Thí sinh có thể dự thi tại một trong các địa điểm thi: trường ĐHLN – Hà Nội, Cơ sở 2 ĐHLN- Đồng Nai, cụm thi TP.Vinh, hoặc tại TP. Quy Nhơn.
- Tuyển sinh cả các đối tượng là người nước ngoài theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT.
- Khối V: gồm Toán, Lý và môn năng khiếu (môn Vẽ mĩ thuật). Môn Vẽ mĩ thuật nhân hệ số 2 và chỉ tổ chức thi tại cụm thi ĐHLN – Hà Nội. Thí sinh sẽ làm hai bài thi, gồm: (i)- bài thi chính (vẽ tổ hợp tĩnh vật có nền – 7 điểm) và (ii)- bài thi phụ (kiểm tra khả năng sáng tạo của thí sinh theo chủ đề – 3 điểm). Thí sinh cần chuẩn bị các vật dụng: bảng vẽ khổ A3, bút chì (loại HB, 2B, 3B…), kẹp cố định giấy, que ngắm tỷ lệ.
- Điểm trúng tuyển theo khối thi và nhóm ngành học. Nếu thí sinh không đủ điểm vào ngành đăng ký sẽ được chuyển vào ngành khác cùng khối thi có điểm trúng tuyển thấp hơn (nếu còn chỉ tiêu). Trong quá trình học, sinh viên được xem xét chuyển ngành theo nguyện vọng cá nhân.
- Nếu thí sinh không đủ điểm vào đại học sẽ được xét tuyển vào học Cao đẳng.
- Số đợt và thời điểm xét tuyển các nguyện vọng: có thông báo riêng.
- (*) Ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên: đào tạo theo chương trình tiên tiến (từ năm 2010) với sự giảng dạy của các Giáo sư, Tiến sĩ đến từ Đại học tổng hợp Colorado – Hoa Kỳ) hỗ trợ SV học tiếng Anh trong 6 – 12 tháng đầu để đủ điều kiện học tập bằng tiếng Anh, học phí 1.200.000 đồng/tháng, học bổng 1.000.000đồng/tháng cho sinh viên khá, giỏi.
- Sau khi nhập học, sinh viên có thể đăng ký học theo chương trình liên kết đào tạo 2 2 giữa trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam với các trường Đại học hàng đầu Trung Quốc. Các ngành liên kết đào tạo gồm: Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật xây dựng công trình, Công nghệ Chế biến lâm sản, Lâm sinh, Kế toán, Công nghệ sinh học… Sinh viên học 2 năm đầu tại Việt Nam (được hỗ trợ học tiếng Trung Quốc), học 2 năm cuối tại Trung Quốc. Bằng tốt nghiệp được cấp bởi Đại học phía Trung Quốc.
- Các thông tin về: điều kiện đảm bảo chất lượng của trường Đại học Lâm nghiệp xem ở Website: http://www.vfu.edu.vn/ http://www.vfu.vn/, mục CÔNG KHAI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ liên hệ: Phòng Đào tạo, trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.
Website: http://www.tuyensinh.vfu.edu.vn/ http://www.tuyensinh.vfu.vn/http://www.vfu2.edu.vn/.
Điện thoại: Cơ sở chính: 0433.840440 840707 Cơ sở 2: 0613.922254.
Theo Dân Trí
Trường ĐH "lờ" quy định, vô tư tuyển sinh
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường không liên kết tuyển sinh và đào tạo liên thông ngoài cơ sở đào tạo để cấp bằng CĐ, ĐH hệ chính quy. Thế nhưng hiện rất nhiều trường ĐH, CĐ phớt lờ chỉ đạo này, vẫn liên kết đào tạo ngoài trường.
Thời điểm này, Trường ĐH Võ Trường Toản đang nhận hồ sơ tuyển sinh chương trình liên thông từ trung cấp, CĐ lên ĐH. Điểm đặt lớp của chương trình này không phải cơ sở của trường tại tỉnh Hậu Giang mà ở TP.HCM. Không những thế, quy định tuyển sinh liên thông của trường cũng đi ngược lại quy định tuyển sinh liên thông của Bộ GD-ĐT.
Theo thông báo của trường, người tốt nghiệp trung cấp, CĐ không đúng chuyên ngành sẽ được học bổ sung kiến thức sau khi trúng tuyển. Thế nhưng theo quy định, người có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng khác ngành đào tạo nhưng cùng trong một khối ngành phải học thêm một khối lượng kiến thức bổ sung để có đủ trình độ đầu vào ngành theo học liên thông trước khi dự thi tuyển.
Mở lớp ngoài trường
Trong khi đó, Trường CĐ Viễn Đông cũng liên kết với Trường công nghệ Bách Khoa (trường trung cấp nghề) tuyển sinh và đào tạo liên thông từ trung cấp lên CĐ hệ chính quy. Đáng nói là trường tuyển sinh liên thông đối với đối tượng tốt nghiệp trung cấp nghề trong khi trường chưa được phép thực hiện việc này.
Việc liên kết và liên thông như trên đều trái quy định. Theo quy định liên kết đào tạo trình độ CĐ, đối tượng liên kết chỉ là các trường trung cấp chuyên nghiệp, CĐ, ĐH và các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, hoàn toàn không có các trường nghề. Bên cạnh đó, theo thông báo tháng 11-2011, các trường không được liên kết đào tạo cấp bằng CĐ, ĐH chính quy ngoài cơ sở đào tạo.
Một trường khác cũng tuyển sinh rầm rộ nhiều chương trình đào tạo ĐH, CĐ chính quy ngoài trường tại TP.HCM là Trường ĐH Thái Bình Dương. Tại Trường trung cấp Tây Nam Á, Trường Thái Bình Dương liên kết tuyển sinh bốn ngành từ trung cấp lên ĐH để cấp bằng chính quy. Ngoài ra, Trường ĐH Lương Thế Vinh cũng liên kết với Trường Tây Nam Á tuyển sinh liên thông từ trung cấp lên ĐH để cấp bằng chính quy.
Điều đáng nói là nơi đặt lớp đào tạo ĐH của Trường ĐH Lương Thế Vinh lại là một trường tiểu học. Nhân viên Trường Tây Nam Á cho biết ngoài điểm đào tạo tại trường, còn có điểm đào tạo tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Q.11. Tuy nhiên, thường thì các lớp được tổ chức tại trường vì ở trung tâm giáo dục thường xuyên ít sinh viên. Chưa kể, Trường Thái Bình Dương còn tổ chức tuyển sinh và đào tạo liên thông từ trung cấp, CĐ lên ĐH với điểm đặt lớp tại các quận 6, 11, Gò Vấp, TP.HCM. Trường ĐH Điện lực cũng tổ chức tuyển sinh liên thông cấp bằng ĐH, CĐ chính quy với điểm đặt lớp tại một số trường trung cấp, CĐ ở TP.HCM.
Điểm đặt lớp liên thông ĐH, CĐ của Trường ĐH Lương Thế Vinh, Trường ĐH Thái Bình Dương và CĐ Viễn Đông đều sai quy định
Tuyển sinh "chui"
Không chỉ phớt lờ quy định, nhiều trường còn tuyển sinh khi chưa được phép. Đối với thông báo tuyển sinh của Trường trung cấp Hồng Hà, TS Đặng Công Quốc - trưởng phòng đào tạo thường xuyên Trường CĐ Công thương TP.HCM - cho rằng hiện việc liên kết này vẫn chưa được cấp phép và trường cũng không đồng ý đào tạo nhưng Trường Hồng Hà tự ý quảng cáo, tuyển sinh.
Trong khi đó, ông Trần Thanh Hải - hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông - cho rằng trường đặt cơ sở tại Trường công nghệ Bách Khoa chứ không phải liên kết với đơn vị này. Tuy nhiên khi PV đặt vấn đề có được phép thành lập cơ sở hay chưa thì ông Hải nói rằng đã báo cáo Sở GD-ĐT nhưng chưa đăng ký! Ông Hải cũng thừa nhận trường chưa được cấp phép để tuyển sinh liên thông từ bậc trung cấp nghề lên CĐ chuyên nghiệp.
Khi liên hệ với bộ phận tuyển sinh Trường ĐH Võ Trường Toản tại TP.HCM, PV được nhân viên nhận hồ sơ khẳng định sinh viên sẽ học ngay tại địa chỉ 40 Đinh Tiên Hoàng (TP.HCM). Thế nhưng trao đổi với PV, TS Dương Đăng Khoa - hiệu trưởng Trường ĐH Võ Trường Toản - lại cho rằng đó chỉ là nơi nhận hồ sơ.
Sau khi nhận sẽ hỏi ý kiến người học, nếu sinh viên đồng ý về Hậu Giang học trường sẽ đào tạo, nếu không đồng ý thì thôi! Lý giải việc cho sinh viên tốt nghiệp không đúng chuyên ngành học bổ sung kiến thức sau khi trúng tuyển, ông Khoa cho rằng các trường có thể chọn một trong hai cách để học bổ sung trước hoặc sau (?). Tuy nhiên, theo quy định về đào tạo liên thông, người chưa đủ điều kiện dự thi liên thông phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi.
Sở GD-ĐT đứng ngoài cuộc Tại hội nghị giao ban năm thành phố trực thuộc trung ương diễn ra ở TP.HCM giữa tháng 3, nhiều đại biểu phàn nàn mặc dù đã có nghị định phân cấp quản lý trong lĩnh vực giáo dục nhưng hiện nay địa phương không được tham gia, có ý kiến. Ông Nguyễn Hữu Niềm - trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Hà Nội - cho rằng việc liên kết đào tạo hiện nay "nở như hoa mùa xuân" nhưng sở không thể quản lý được. Ông lý giải: khi cần liên kết, các trường bàn bạc với nhau sau đó xin phép Bộ GD-ĐT, sở GD-ĐT không biết và cũng không được hỏi ý kiến. Chỉ cấp bằng vừa làm vừa học Ngày 14-11-2011, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có văn bản chỉ đạo các trường chỉ liên kết tuyển sinh và đào tạo liên thông tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường CĐ, ĐH hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh theo quy định và chỉ cấp bằng tốt nghiệp hình thức vừa làm vừa học. Với các trường liên kết đặt lớp không đúng quy định, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra các biện pháp xử lý như chuyển sinh viên đang học các lớp liên kết trái quy định sang các trường khác đủ điều kiện trên cùng địa bàn để đào tạo, trừ chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 đối với các trường vi phạm quy định.
Theo Minh Giảng (Tuổi trẻ)
Ngành kinh tế vẫn "thượng phong" Sau gần hai tuần nhận hồ sơ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012, các trường THPT, các điểm thu nhận hồ sơ đang dần nhận ra những điểm đáng chú ý trong xu hướng chọn ngành của thí sinh kỳ tuyển sinh năm nay. Sau gần hai tuần nhận hồ sơ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012, các trường THPT, các điểm thu...