Trường ĐH KTQD: Bước đột phá nâng cao chất lượng đào tạo CNTT
Ngày 5/2, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về việc triển khai và áp dụng chương trình đào tạo, chuẩn hóa trình độ công nghệ thông tin (CNTT) giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Tổ chức ICDL. ICDL (viết tắt của International Computer Driving Licence) là chuẩn quốc tế về kỹ năng máy tính, hiện đang được triển khai tại hơn 150 quốc gia, 41 ngôn ngữ với hơn 24.000 trung tâm khảo thí và trên 15 triệu học viên tham gia, trụ sở của Tổ chức đặt tại Dublin, Cộng hòa Ai len.
GS.TS Trần Thọ Đạt – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐHKTQD và bà Đào Mai Anh – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần ICDL Việt Nam, đại diện cho Tổ chức ICDL tại Việt Nam,
ICDL được triển khai, tổ chức vận hành và thi thống nhất trên toàn thế giới trên cơ sở Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, liên tục được cập nhật, bám sát những thay đổi về kỹ thuật của ngành CNTT và nhu cầu của thị trường.
Chuẩn quốc tế này đáp ứng đầy đủ các tiêu chí với tất cả các kỹ năng được Bộ TT&TT quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ban hành ngày 11/3/2014 về Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT.
Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD : “Trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới, yêu cầu về đào tạo, chuẩn hóa và nâng cao trình độ công nghệ thông tin của sinh viên nói riêng và người lao động Việt Nam nói chung là rất cần thiết. Tôi hy vọng rằng sự hợp tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo CNTT của sinh viên ĐH KTQD, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sinh viên và góp phần xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao của Việt Nam.”
Đại diện tổ chức ICDL tại Việt Nam (ICDL Việt Nam) cho biết sẽ hợp tác với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong việc nâng cao chất lượng đào tạo CNTT cho sinh viên của Nhà trường nói riêng và của các cá nhân, tổ chức có nhu cầu chuẩn hóa về CNTT trên địa bàn Hà Nội và cả nước nói chung thông qua việc cung cấp và hỗ trợ chương trình đào tạo và sát hạch kỹ năng CNTT tiên tiến được công nhận toàn cầu cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhằm đáp ứng được các yêu cầu của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam phát triển ngang tầm khu vực và quốc tế.
Video đang HOT
Tại buổi lễ ký kết, bà Cáit Moran – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ai-len tại Việt Nam cho biết: “ICDL là chứng chỉ đánh giá kỹ năng CNTT được công nhận toàn cầu. Tôi tin rằng, với kinh nghiệm triển khai quốc tế trong suốt 20 năm hình thành và phát triển, ICDL sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng và triển khai một chuẩn công nghệ thông tin chất lượng quốc tế, hướng tới mục tiêu phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong kỷ nguyên số”.
Theo Giaoducthoidai.vn
Xác định chỉ tiêu mới sẽ làm giảm chất lượng đào tạo?
Quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh mới áp dụng cho các trường đại học gây ra nhiều ý kiến tranh luận, đặc biệt việc tính cả giảng viên thỉnh giảng và ưu tiên cho các trường được kiểm định.
Theo quy định mới, các trường sẽ được tự chủ hơn trong việc xác định chỉ tiêu đào tạoẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Có luồng ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT đã "rộng cửa" cho các trường tăng quy mô đào tạo và tạo kẽ hở để các trường lách, từ đó có nguy cơ giảm sút chất lượng. Trong khi đó, ý kiến khác cho quy định mới phù hợp với thực tiễn.
5% giảng viên thỉnh giảng là chưa nhiều
Dự thảo thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ TC, CĐ các ngành đào tạo giáo viên và trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ vừa công bố cho phép các trường được tính cả giảng viên (GV) thỉnh giảng thay vì chỉ tính GV cơ hữu như trước đây. Tuy nhiên, GV thỉnh giảng sau khi quy đổi chỉ được sử dụng với tỷ lệ giới hạn tùy theo khối ngành. Trong đó, khối ngành đào tạo giáo viên không sử dụng GV thỉnh giảng. Khối ngành nghệ thuật, GV thỉnh giảng được tính tối đa bằng 30% tổng GV cơ hữu quy đổi. Các ngành còn lại, tỷ lệ này tối đa là 5%.
Thay đổi này đã nhận được nhiều phản hồi khác nhau từ phía các trường. Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng điểm mới này có thể chấp nhận được vì tỷ lệ 5% không nhiều.
"Hầu như trường nào cũng có GV thỉnh giảng. Chẳng hạn lực lượng này ở Trường ĐH Bách khoa là những GV đã về hưu có nhiều kinh nghiệm, đại diện doanh nghiệp, chuyên gia bên ngoài có kinh nghiệm thực tế... Vì vậy điều chỉnh này đáp ứng đúng thực tế", tiến sĩ Thông nói.
Tuy nhiên, theo ông Thông, cần có cách quản lý chặt hơn chất lượng GV thỉnh giảng vì những người này có thể cùng lúc thỉnh giảng cho nhiều trường.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết rất tâm đắc về việc cho phép trường tự chủ xác định chỉ tiêu với ngành được kiểm định chất lượng, ngành đặc thù và tính cả GV thỉnh giảng. Theo ông Dũng, không chỉ giới hạn số lượng mà hệ số quy đổi của một GV thỉnh giảng cũng thấp hơn nhiều so với GV cơ hữu nên không ảnh hưởng nhiều với tiêu chí đảm bảo chất lượng.
Thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ, cũng nói quy định này chủ yếu sẽ tác động đến các trường ngoài công lập. Còn với các trường công lập gần như không ảnh hưởng nhiều vì trung bình lực lượng này chỉ chiếm 1 - 2% tổng số GV.
Dễ "lách" để có số liệu ?
Trong khi đó, một số ý kiến tỏ ý lo ngại quy định này sẽ dẫn tới tình trạng khó kiểm soát chất lượng GV thỉnh giảng dẫn đến việc tăng chỉ tiêu nhưng không đảm bảo chất lượng. Từ đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo mà còn tác động xấu đến thị trường lao động vốn đang có nhiều vấn đề như hiện nay.
Cán bộ tuyển sinh một trường ĐH tại TP.HCM nói: "Khi vận dụng thực tế, quy định này có thể dẫn đến trường hợp dễ dàng "lách" để có số liệu báo cáo, đặc biệt là người có trình độ tiến sĩ trở lên. Thực tế GV trình độ cao đang rất thiếu ở các trường ĐH, một người có thể tham gia thỉnh giảng ở nhiều trường khác nhau".
Từ đó cán bộ này cho rằng, cần xem xét lại việc tính cả GV thỉnh giảng khi xác định chỉ tiêu, vì những trường có quy mô đào tạo lớn dù tỷ lệ quy định 5% thì vẫn lên tới 200 - 300 người.
Tương tự, tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, cũng cho rằng nếu quy định hiện hành (Thông tư 32/2015) rất chặt chẽ thì dự thảo thông tư mới khá thoáng. Trong một số trường hợp nếu muốn tuyển sinh bằng mọi cách thì sẽ khó đảm bảo chất lượng. Khi tăng chỉ tiêu mà số lượng người học không có sẽ dẫn đến đầu vào ĐH dễ hơn. Nếu không đảm bảo được chất lượng đào tạo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho rằng thông tư mới "mở" cho các trường khi xét tới các điều kiện đảm bảo chất lượng nhưng "siết" hơn so với Thông tư 32 khi gắn với điều kiện về kiểm định chất lượng. "Các ngành đã kiểm định được tự chủ xác định chỉ tiêu nhưng không thể tăng vô tội vạ vì phải gắn với quá trình đảm bảo chất lượng. Giấy chứng nhận kiểm định chỉ có giá trị 5 năm, sau thời gian này nếu trường không đảm bảo sẽ không được công nhận lại".
Tuy nhiên, cán bộ đào tạo một trường băn khoăn về việc cho phép ngành đạt kiểm định được tự chủ xác định chỉ tiêu. "Với bộ tiêu chí kiểm định chất lượng còn "cào bằng" như hiện nay thì vẫn có tình trạng một trường không đảm bảo đội ngũ GV được công nhận đạt chuẩn. Nếu cho phép một đơn vị như vậy tự do xác định chỉ tiêu có thể nảy sinh những bất cập".
Theo TNO
1.063 học viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân nhận bằng Thạc sĩ Ngày 27/1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trang trọng tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp hệ đào tạo thạc sĩ năm 2018 cho 1.063 học viên. Lãnh đạo nhà trường khen thưởng học viên xuất sắc Tại buổi lễ, GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD nhắn nhủ: "Thành công hôm nay của các bạn là kết thúc...