Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức Lễ khai giảng khóa 8 và trao Bằng thạc sĩ năm 2018
Ngày 15/9, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trang trọng tổ chức Lễ khai giảng khóa 8 và trao Bằng thạc sĩ năm 2018 Chương trình Thạc sĩ điều hành cao cấp EXECUTIVE MBA và khai giảng cao học khóa 27 (2018-2020).
Lãnh đạo nhà trường chúc mừng các tân thạc sĩ
Năm 1977, nhà trường là một trong những trường Đại học đầu tiên được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trình độ sau Đại học ở Việt Nam.
Đến nay, sau 41 năm đào tạo sau Đại học, trong đó có 27 khóa đào tạo cao học, đã có gần 14.000 thạc sĩ được nhận học vị này từ chương trình cao học truyền thống của trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Video đang HOT
Đội ngũ cán bộ này đã và đang có những đóng góp to lớn trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế và uy tín của nhà trường.
786 tân học viên cao học khóa 27 khai giảng hôm nay vinh dự tiếp tục theo đuổi đào tạo truyền thống chương trình này.
Thạc sĩ Điều hành cao cấp Executive MBA là chương trình đào tạo dành cho các nhà lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp được các trường đại học hàng đầu trên thế giới xây dựng và luôn chú trọng phát triến.
Trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm Chương trình Executive MBA từ các nước tiên tiến và phát triển sáng tạo cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng cho phép đào tạo thí điểm Thạc sĩ Điều hành cao cấp lần đầu tiên tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh, lễ khai giảng khóa 8 và trao bằng thạc sĩ Điều hành cao cấp năm 2018 không chỉ là thành công của các tân thạc sĩ mà còn là minh chứng cho sự thành công, phát triển vững chắc của Chương trình.
Nhắn nhủ với các tân học viên, Hiệu trưởng nhà trường lưu ý, bên cạnh những nỗ lực của nhà trường và thầy cô giáo, các học viên cần nỗ lực, chủ động hơn trong học tập mới có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập của khóa học; không ngừng tìm tòi học hỏi để tiếp thu nhiều nhất các kiến thức được trang bị trong các bài giảng, từ các buổi học thực tế, kinh nghiệm chia sẻ từ các chuyên gia, nhà quản lí trong và ngoài nước và từ chính các bạn trong lớp, khóa học.
Theo giaoducthoidai.vn
Khen hay chê con là cả một nghệ thuật
Tôi có chị bạn có đứa con gái đang học lớp 2, hễ có 'thành tích' gì là hay khoe với mẹ bằng cách hỏi: 'Con có giỏi không hả mẹ?'.
Ảnh minh họa - SHUTTERSTOCK
Sau khai giảng mấy hôm, chị tò mò hỏi con về việc học, đứa con gái lại hăng hái khoe với mẹ về việc cô giáo ở lớp khen thế này, thế kia và cũng không quên hỏi mẹ câu hỏi trên. Chị nói: "Trước câu hỏi của con, tôi không bao giờ vội vàng trả lời "có" hoặc "không", mà cố gắng tìm hiểu kỹ điều con muốn hỏi trước đã. Vì nếu mình khen con vì nghĩ rằng như thế sẽ khích lệ tinh thần cho con kiểu như: "con giỏi lắm", "con là số 1"... thì không ổn. Hoặc quá khắc nghiệt, cực đoan: "Chưa đâu con, bạn con nhiều đứa giỏi hơn nhiều" thì cũng không xong. Vì một đằng, lâu dài sẽ làm cho con mãn, tự đại, sẽ thiếu ý chí phấn đấu; một đằng làm thui chột sự hăng hái của con, làm con bi quan nhụt chí". Cho nên, bạn tôi bao giờ cũng khen để khích lệ và chỉ cho con mặt thiếu sót để con nỗ lực cố gắng.
Câu chuyện của người bạn khiến tôi nhớ đến bài ca dao hát ru mà mẹ tôi từng ru tôi từ nhỏ: "Mẹ ơi đừng đánh con đau/Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ/Bắt ốc, ốc nhảy lên bờ/Hái rau, rau héo, mẹ nhờ chi con". Xét về ý nghĩa của lời van nài, có thể thấy người con ở đây chưa thật sự đã lớn. Đây được xem là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm của một đứa trẻ: cái tuổi dở dở ương ương, chưa thật chín chắn, không làm gì nên việc, bạ đâu hư đó, nhưng bao giờ cũng muốn tỏ ra hăng hái, nhiệt tình. Chính vì vậy mà trong lời ru của người mẹ đã hàm theo cả ý nghĩa vừa răn đe, vừa cảm thông, thấu hiểu; vừa muốn phủ nhận sự trưởng thành "chín non" của con, chỉ cho con thấy rằng con hãy còn nhỏ, cần phải cố gắng nhiều hơn; vừa trân trọng sự cố gắng, khuyến khích con trưởng thành nhiều hơn.
Điều đáng bàn là, hiện nay có nhiều cha mẹ quá cực đoan trong việc giáo dục con cái: hoặc là quá khắt khe, độc đoán với con, không muốn và không thấy được sự cố gắng trưởng thành của con nên dễ tạo ra mâu thuẫn, xung khắc với con. Ngược lại, hoặc là thiếu chu đáo, thiếu khuyên răn, uốn nắn một cách khéo léo, khôn ngoan. Vì thế trẻ dễ bị hư hỏng, dễ bị tự "chín háp".
Theo thanhnien.vn
Thanh Hóa: Sở GD-ĐT chỉ đạo xử lý lạm thu sau phản ánh của Pháp luật Plus Sau khi Pháp luật Plus phản ánh việc thu tiền ôn hè trái quy định tại thị xã Bỉm Sơn, Sở GD-ĐT đã có công văn yêu cầu xác minh, xử lý lạm thu. Đồng loạt trả lại tiền thu trái quy định cho phụ huynh Sau khi Pháp luật Plus phản ánh tình trạng lợi dụng việc ôn hè trước khai giảng,...