Đắk Nông: Theo chân cô trò bản vùng cao vượt núi băng rừng đi khai giảng

Theo dõi VGT trên

Trường tiểu học Vừ A Dính (xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức) đóng chân tại bản Tân Lập, bản nghèo nhất tỉnh Đắk Nông. Đây là nơi theo học của hơn 600 học sinh, trong đó trên 95% là đồng bào Mông, thuộc diện hộ nghèo thuộc hai bản Đoàn Kết và Tân Lập. Để đến trường dự khai giảng, gần 200 cô trò bản Đoàn Kết cùng nhau vượt hơn 10km đường đồi núi để đến điểm trường chính.

Theo chân cô trò bản vùng cao vượt núi băng rừng đi khai giảng

Đắk Nông: Theo chân cô trò bản vùng cao vượt núi băng rừng đi khai giảng - Hình 1

Sau ba tháng mưa liên tục, con đường độc đạo nối liền hai bản Đoàn Kết và Tân Lập (xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) ướt nhẹp và lầy lội. Một bên là vực thẳm, một bên là lau lách và cây cối um tùm nên nhiều em phải ngồi “buộc chặt” sau xe máy để bố mẹ chở tới trường.

Đắk Nông: Theo chân cô trò bản vùng cao vượt núi băng rừng đi khai giảng - Hình 2

Trên con đường độc đạo dẫn đến điểm trường chính tại bản Tân Lập, giáo viên và người dân đều “chịu chết” vì xe máy không thể đi lại được.

Đắk Nông: Theo chân cô trò bản vùng cao vượt núi băng rừng đi khai giảng - Hình 3

Tuy nhiên, rất ít người đủ can đảm để đi con đường “khó hơn lên trời” này. Để đến điểm trường chính dự khai giảng, giáo viên và học sinh điểm trường Đoàn Kết phải thức dậy từ 5h sáng rồi cùng nhau đi gần 10km đường rừng mới đến nơi.

Đắk Nông: Theo chân cô trò bản vùng cao vượt núi băng rừng đi khai giảng - Hình 4

Đoàn học sinh khoảng 30 em đang leo núi từ bản Đoàn Kết sang bản Tân Lập. Xuất hành từ sáng sớm, những học sinh này rủ nhau đi thành từ nhóm nhỏ. Nhìn từ quả đồi bên này, các em chỉ như những đốm nhỏ di động trên quả đồi dựng đứng

Đắk Nông: Theo chân cô trò bản vùng cao vượt núi băng rừng đi khai giảng - Hình 5

Nhiều đoạn dốc dựng đứng, trơn trượt, cô trò vừa đi vừa bấu víu vào mấy cây lớn bên đường để không bị ngã xuống. Đoạn đường dài gần 10km, cô và trò điểm trường Đoàn Kết đi mất gần 2 tiếng đồng hồ, cứ một lúc là phải nghỉ để lấy lại sức.

Đắk Nông: Theo chân cô trò bản vùng cao vượt núi băng rừng đi khai giảng - Hình 6

Con đường đi này là một lối mòn nhỏ do học sinh tự mở trên rẫy của người dân, cứ sau một trận mưa là lối mòn sẽ bị “xóa sổ” nên trong buổi sáng khai giảng, cả đoàn vừa đi vừa tìm lối đi cho thuận tiện nhất.

Đắk Nông: Theo chân cô trò bản vùng cao vượt núi băng rừng đi khai giảng - Hình 7

Đường đi lại khó khăn, nhiều học sinh còn nhỏ được bố mẹ trực tiếp dẫn đến trường. Anh Sùng A Nhè, có con gái năm nay vào lớp 2, anh cho biết phải nghỉ đi rẫy để đưa con đến tựu trường, sợ con không theo kịp các học sinh khác nên anh đi theo sau con từ nhà đến trường luôn.

Đắk Nông: Theo chân cô trò bản vùng cao vượt núi băng rừng đi khai giảng - Hình 8

Do sợ đường dốc, trơn trượt nên nhiều em không dám mặc áo mới. Giàng A Kía (học sinh lớp 3) cởi bỏ chiếc áo bên ngoài rồi đội lên đầu, khi đến trường mới lấy ra mặc.

Đắk Nông: Theo chân cô trò bản vùng cao vượt núi băng rừng đi khai giảng - Hình 9

Đi khai giảng từ 5h sáng, nhiều em vẫn chưa có gì lót dạ. Trong lúc nghỉ ngơi, Giàng A Chung (học sinh lớp 2) lôi ngay túi cơm bố mẹ chuẩn bị sẵn ra chia cho các bạn cùng ăn. Bữa cơm sáng chỉ có cơm và một chút muối ớt nhưng tất cả đều ăn ngon lành vì trước đó mất nhiều sức để leo núi.

Đắk Nông: Theo chân cô trò bản vùng cao vượt núi băng rừng đi khai giảng - Hình 10

Cô Tạ Thị Thúy Lành cho biết, do cùng học sinh đi từ sớm nên ba cô cũng chuẩn bị cơm để ăn trên đường cho đỡ lả. Do là buổi khai giảng đầu tiên của trường Tiểu học Vừ A Dính nên các cô rất hào hứng quên hết mệt mỏi

Đắk Nông: Theo chân cô trò bản vùng cao vượt núi băng rừng đi khai giảng - Hình 11

Khi lên đến đỉnh đồi, các em sung sướng khi đã vượt qua một chặng đường dài đến kịp giờ khai giảng sáng ngày 5/9/2018.

Dương Phong

Theo Dân trí

Về nơi học trò không biết dùng giấy vệ sinh

Gặp cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Kim Xuyên vào một ngày mưa trước thềm năm học mới chỉ vài ngày, cô cho biết, mấy hôm nay lên trường không làm được việc gì vì phải đi dỗ các con mới vào lớp 1.

Về nơi học trò không biết dùng giấy vệ sinh - Hình 1


Trường PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Hà Lâu (huyện Tiên Yên, Quảng Ninh) vài ngày trước lễ khai giảng năm học 2018-2019. Ảnh: Nguyễn Thảo

Cô Xuyên về làm Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Hà Lâu (huyện Tiên Yên, Quảng Ninh) từ tháng 1/2017. Chưa đầy 2 năm nhưng cô đã rất thông hiểu hoàn cảnh học sinh, giáo viên ở ngôi trường mà mình được phân công quản lý.

"Mấy hôm nay, mới chỉ cho các con lên làm quen với trường lớp, ôn lại bài vở. Các cháu lớp 1 còn nhỏ đã phải xa gia đình, ăn cũng khóc, ngủ cũng khóc, lên lớp lại khóc. Có đứa từ thứ Hai đến hôm nay khóc không ngớt, vì lâu quá không được về, nhớ mẹ".

Đó là chị Xuyên đang kể về những học sinh lớp 1 - những em bé 6 tuổi đã phải xa gia đình đi học bán trú tuần ở điểm trường chính. Bán trú tuần tức là các em sẽ học, ăn, ngủ ở trường từ thứ Hai tới thứ Sáu, cuối tuần mới được về nhà với gia đình.

Vừa là cô giáo, vừa là bảo mẫu

Có thâm niên 22 năm đứng lớp, trong đó đã có 8 năm dạy lớp 1, cô Tô Thị Miên - giáo viên Trường PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Hà Lâu - đã quá quen với sự vất vả khi đảm nhiệm lớp đầu cấp.

Cô Miên nói, dạy lớp 1, đặc biệt lại là trường bán trú, cô giáo còn kiêm luôn bảo mẫu. Những ngày đầu tiên đến trường, các con bật khóc bất cứ lúc nào nhớ nhà. Có em khóc suốt 3 tháng đầu. Nhiều đứa nhớ nhà quá lại trốn về cùng với các chị lớp trên. Các cô lại đuổi theo, thuyết phục các con quay lại trường.

"Thỉnh thoảng các cô lại tặng quyển vở, cái bút, chiếc khăn mặt để &'dỗ' học sinh ở lại. Cuối tuần các con về nhà là lại dúi gói bánh, gói kẹo để các con vui khi có quà cầm về nhà" - cô Miên kể.

Về nơi học trò không biết dùng giấy vệ sinh - Hình 2


Một học sinh vừa vào lớp 1 khóc vì nhớ nhà mặc dù đã có chị gái bên cạnh

Để chăm sóc, quản lý hơn 150 đứa trẻ, mỗi ngày trường phân công 1 quản sinh và 2-3 giáo viên coi sóc khu nội trú. Với học sinh THCS, các cô nhàn hơn vì các em đã tự lo được cho mình. Với những đứa trẻ 6 tuổi còn đang khóc oe oe đòi mẹ, ngoài việc chăm lo bữa ăn hằng ngày, các cô phải tắm rửa, hướng dẫn các con làm vệ sinh cá nhân.

Cô Miên tâm sự, trẻ trên này không giống trẻ dưới xuôi. Vào lớp 1 vẫn chưa biết đánh răng, tắm gội vì ở nhà bố mẹ chúng cũng không quan tâm nhiều đến mấy việc đó. Các cô lại là người nhắc nhở các con thay quần áo hằng ngày, hướng dẫn từ cách dội nước khi đi vệ sinh...

"Ở đây người dân đi vệ sinh không bao giờ dùng giấy, toàn dùng cây que. Các con lớp 1 thiếu ăn, người bé xíu, trông rất tội" - cô Xuyên, hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

Thậm chí, có những em "ị" ra quần mà không biết nói. Chuyện đó cô Miên gặp thường xuyên và bây giờ cô coi đó là chuyện đương nhiên khi được phân công dạy lớp 1.

"Năm ngoái, lớp của tôi còn có em đi học vẫn còn cởi truồng. Con đi học mầm non cũng khóc ròng rã, cô bế suốt trên tay. Chính tay mình phải đi xin anh em họ hàng từng cái quần, cái áo cho con mặc".

Phải mất từ 2-3 tháng để đưa học sinh lớp 1 vào nề nếp. Sau đó, những công việc vệ sinh cá nhân hằng ngày các con sẽ dần tự làm được, hoặc nhờ các anh chị lớp lớn giúp.

Về nơi học trò không biết dùng giấy vệ sinh - Hình 3


Bữa ăn bán trú của học sinh Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Hà Lâu, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Học bán trú tuần, những đứa trẻ lớp 1 sẽ được sắp xếp ở cùng phòng với các anh chị lớp lớn, vì những ngày mưa gió các con sợ sấm chớp, rồi lúc nhớ mẹ oà khóc, những đứa trẻ lớn hơn sẽ kịp thời báo cho cô.

Suốt 8 năm dạy lớp 1, chuyện phải ở lại sau giờ chính khóa để kèm thêm những học sinh yếu, chậm là công việc quen thuộc của cô Miên.

"Có một thời gian, gia đình cũng phàn nàn tại sao lại về muộn thế, sao thứ Bảy người ta được nghỉ mà mình vẫn lên trường. Tôi chỉ biết nói rằng, học sinh của mình yếu thì mình phải có trách nhiệm. Có những hôm từ trường về nhà, đường đã lên đèn. Mua thức ăn nấu sẵn ngoài chợ là chuyện thường xuyên. Rồi gia đình cũng quen và hiểu cho công việc của mình".

Nhà cô Miên cách trường 28km. Trừ cuối tuần, chưa một ngày nào cô nghỉ ở nhà. Cô nói, rất may là con cái cô đã lớn, nên có thời gian để dành cho các em nhiều hơn.

Một kỷ niệm mà đến giờ cô Miên vẫn còn nhớ mãi xảy ra cách đây 5 năm. Em học sinh ấy tên Toàn. "Học hết năm lớp 1 mà em vẫn chưa biết gì nên phải ở lại thêm một năm nữa".

Em bị bệnh gì đó khiến da tay bong tróc. Tay em cứng như que củi, không cầm nổi cây bút để viết. Mỗi lần cô cầm tay để uốn thì em kêu đau. Ngày nào cô Miên cũng ở lại cuối giờ để rèn cho cậu học trò.

Tưởng chừng hết hi vọng, thì đến một ngày em reo lên: "Cô ơi, con viết được rồi!". Thế rồi em bật khóc.

Hai cô trò đều mừng. Ngày hôm sau, cô khen em trước lớp. Từ đó, như có đà, cậu bé ngày một tiến bộ. Trong vòng một tháng, em bắt đầu viết được các nét. Hết học kỳ 1, em viết được chữ như các bạn. Mẹ Toàn cũng lên khoe với cô, rồi bật khóc nói rằng: "Em tưởng con em không viết được".

Trước đó, Toàn tự ti, không bao giờ cười nói gì, nhưng từ khi viết được chữ, em bắt đầu sôi nổi hơn. Bây giờ, cậu bé Toàn đã học lớp 6 và trở thành một trong những học sinh khá của lớp. Các cô giáo dạy em sau này đều nhận xét cậu bé ham học, tích cực phát biểu trong lớp.

Khi được hỏi, cô mong muốn gì cho năm học mới, cô Miên nghĩ ngay đến những bộ quần áo trắng cho các con. "Ở vùng cao không có khái niệm mua quần áo trắng cho con. Quần áo trắng toàn là do các cô đi xin".

Cô Miên kể, mỗi lần có đoàn từ thiện gửi quần áo lên, các em mừng lắm. Những phụ huynh gần đó cũng đến chọn quần áo cho những đứa còn đang học mẫu giáo.

"Quần áo từ thiện nhưng nhiều bộ còn mới lắm, còn tốt hơn nhiều những bộ quần áo đã đen bết mồ hôi mà các con vẫn mặc".

Làm bán trú tốt, phụ huynh sẽ đồng thuận

Về nơi học trò không biết dùng giấy vệ sinh - Hình 4


Phòng ở bán trú tuần của học sinh Trường PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Hà Lâu. Ảnh: Nguyễn Thảo

Thực hiện Đề án 25 về việc sáp nhập các điểm trường lẻ, sau 3 năm, Trường PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Hà Lâu đã giảm được 5 điểm trường, hiện tại còn 6 điểm tính cả điểm trường chính. Vì thế, học sinh ở những điểm bị xoá phải về điểm chính học. Có những cháu nhà cách trường 7-8km, phải qua sông suối nên không thể đi về trong ngày, phải ở bán trú tuần tại trường.

Theo cô Xuyên, hiệu trưởng nhà trường, chủ trương ghép điểm trường là một chủ trương đúng đắn. 5 điểm lẻ của trường Hà Lâu đã được xoá có tới 23 lớp với 56 học sinh. Năm ngoái có điểm trường chỉ có 2 lớp, mỗi lớp 4 học sinh. Số học sinh quá ít dẫn đến khó tập trung đầu tư vào cơ sở vật chất cho các em, chưa kể đến việc thiếu thầy cô bộ môn, chất lượng dạy học không được giám sát chặt chẽ.

"Mục đích của Đề án 25 sáp nhập các điểm trường lẻ là vì mỗi lớp chỉ có 3-4 học sinh mà vẫn phải có đủ giáo viên các bộ môn, kéo theo rất nhiều thứ. Về trường chính, các em được hưởng chung cơ sở vật chất tốt hơn, tham gia các hoạt động tích cực hơn, chất lượng dạy học cũng nâng lên hẳn".

Tuy nhiên, để thuyết phục được phụ huynh và các em về điểm chính thì công tác bán trú phải làm tốt.

Ở trường Hà Lâu, theo chị Xuyên, hiện tại đã nhận được sự đồng thuận cao từ phía phụ huynh. "Ban đầu bỏ điểm lẻ ở Bản Danh, Khe Tao, bà con nói &'có điểm trường mà cô giáo không dạy, phá điểm trường ấy đi, không cho học sinh ra lớp nữa'. Mình cũng rất sợ. Nhưng khi các em ra đây học thì thấy thích. Phụ huynh thấy con em mình được chăm sóc tốt, cũng rất ủng hộ. Trước đây, học sinh của trường bỏ học nhiều nhất huyện. Nhưng từ năm ngoái đến nay, không có học sinh nào bỏ học".

Dự kiến trong năm học này, điểm chính của Trường PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Hà Lâu có 155 học sinh bán trú tuần. Mỗi em nhận chế độ 520 nghìn đồng/ tháng và 15 kg gạo.

Hiện khu bán trú của trường Hà Lâu có 18 phòng, mỗi phòng được bố trí 8 em, mỗi em một giường. Năm nay số học sinh lớp 1 tăng, dự kiến sẽ có 155 học sinh bán trú tuần, nghĩa là sẽ có phòng phải ghép 9-10 em mới đủ.

Cô Xuyên cho biết, nếu muốn tiếp tục dồn ghép điểm lẻ thì cơ sở của khu bán trú cần phải được đầu tư mở rộng thêm. Hiện tại, thậm chí có những em xin ở bán trú nhưng không đủ điều kiện để ở.

Theo ông Nguyễn Văn Ty - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, huyện Tiên Yên là địa phương đi đầu trong việc tinh giảm, sắp xếp lại các điểm trường và trường học.

Từ năm 2014 đến 2017, toàn địa bàn huyện đã giảm được 48 điểm trường, trong đó có 24 trường mầm non, 23 trường tiểu học và 1 trường THCS; sáp nhập 2 trường tiểu học.

"Việc dồn ghép điểm trường giúp nguồn chi ngân sách ngành giáo dục huyện tiết kiệm từ 20-24 tỷ/ năm. Số tiền đó được dành để đầu tư cơ sở vật chất cho những điểm trường chính, như tăng phòng học, phòng bán trú...".

Bà Vũ Liên Oanh - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ninh cho biết, sau gần 3 năm, tỉnh này đã giảm được 9 trường, 188 điểm trường.

Trong giai đoạn 2018-2020, toàn tỉnh dự kiến có 9/14 địa phương cấp huyện tiếp tục giảm 20 trường. Từ giai đoạn 2018-2021, có 10/14 địa phương cấp huyện dự kiến giảm 82 điểm trường, 64 lớp; 4 địa phương dự kiến giảm 44 điểm trường và 4 lớp.

Nguyễn Thảo

Theo vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

HOT: Lưu Diệc Phi bí mật đăng ký kết hôn với cha nuôi tỷ phú?HOT: Lưu Diệc Phi bí mật đăng ký kết hôn với cha nuôi tỷ phú?
10:21:54 25/01/2025
Điều tra vụ cô giáo trẻ nghi bị sát hại trong rừng già ở Lào CaiĐiều tra vụ cô giáo trẻ nghi bị sát hại trong rừng già ở Lào Cai
11:08:28 25/01/2025
"Vũ trụ VTV" tụ họp cuối năm: 1 cặp bị tóm dính về chung nhà có chi tiết lạ gây chú ý"Vũ trụ VTV" tụ họp cuối năm: 1 cặp bị tóm dính về chung nhà có chi tiết lạ gây chú ý
12:50:15 25/01/2025
Màn ra mắt nhà bạn gái khiến 1 người rơi lệ, 5 triệu người ngồi cườiMàn ra mắt nhà bạn gái khiến 1 người rơi lệ, 5 triệu người ngồi cười
12:41:17 25/01/2025
Đi làm về, thấy cảnh chồng và vợ cũ ăn uống linh đình trong nhà, tôi hất đổ luôn mâm cơm rồi chỉ tay đuổi thẳngĐi làm về, thấy cảnh chồng và vợ cũ ăn uống linh đình trong nhà, tôi hất đổ luôn mâm cơm rồi chỉ tay đuổi thẳng
10:15:13 25/01/2025
Chủ nhà Thái Lan khiến Xuân Son nguy cơ không được đá SEA Games 33Chủ nhà Thái Lan khiến Xuân Son nguy cơ không được đá SEA Games 33
10:01:50 25/01/2025
Phim Trung Quốc đi vào lịch sử nhà đài, hay nhất hiện tại không ai dám cãi: Nữ chính đẹp đỉnh, diễn xuất phong thầnPhim Trung Quốc đi vào lịch sử nhà đài, hay nhất hiện tại không ai dám cãi: Nữ chính đẹp đỉnh, diễn xuất phong thần
10:18:33 25/01/2025
Chứng nào tật nấy, Pax Thiên gây tai nạn giao thông vì buông cả 2 tay khi lái xeChứng nào tật nấy, Pax Thiên gây tai nạn giao thông vì buông cả 2 tay khi lái xe
11:38:38 25/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Triệt xóa sới bạc nằm sâu trong vườn cam

Triệt xóa sới bạc nằm sâu trong vườn cam

Pháp luật

15:42:48 25/01/2025
Nhóm 19 đối tượng đang tụ tập tại khu đất trống nằm sâu trong vườn cam ở Vĩnh Long để đánh bạc thì bị lực lượng Công an ập vào bắt quả tang.
Đối thủ của hoa hậu Kỳ Duyên, Tiểu Vy, Thiên Ân là ai?

Đối thủ của hoa hậu Kỳ Duyên, Tiểu Vy, Thiên Ân là ai?

Hậu trường phim

15:42:19 25/01/2025
Chân dung nữ chính phim Đèn âm hồn - SyNi Trang kèn cựa phim chiếu Tết với hoa hậu Kỳ Duyên, Tiểu Vy, Thiên Ân.
Bắt gọn Duy Khánh "mặt lạnh như tiền" khi đụng Trấn Thành ở thảm đỏ, từng thân nay hoá người dưng?

Bắt gọn Duy Khánh "mặt lạnh như tiền" khi đụng Trấn Thành ở thảm đỏ, từng thân nay hoá người dưng?

Sao việt

15:38:55 25/01/2025
Cả hai từng có mối quan hệ thân thiết nhưng thời gian qua lại ít xuất hiện chung, ngay cả đụng mặt ở sự kiện cũng không cho nhau tương tác nào.
Jisoo (BLACKPINK) tuyên bố chấn động, khiến Jung Hae In - V (BTS) và dàn tình tin đồn cực phẩm bị réo gọi

Jisoo (BLACKPINK) tuyên bố chấn động, khiến Jung Hae In - V (BTS) và dàn tình tin đồn cực phẩm bị réo gọi

Sao châu á

15:28:58 25/01/2025
1 bộ phận khán giả nhận định, nữ idol sinh năm 1995 đã gián tiếp phủ nhận nghi vấn hẹn hò Jung Hae In, V và Suho qua tuyên bố ở talk show được phát sóng trên kênh YouTube
Chuyên gia đánh giá về việc Tổng thống Trump đưa ra tối hậu thư mới với Nga

Chuyên gia đánh giá về việc Tổng thống Trump đưa ra tối hậu thư mới với Nga

Thế giới

15:16:58 25/01/2025
Về mặt kinh tế, các số liệu cho thấy thương mại Nga-Mỹ đã giảm đáng kể, giảm 6 lần trong 4 năm qua. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Nga sang Mỹ bao gồm uranium làm giàu, paladi, phân bón khoáng sản và các thành phần hàng không.
TP.HCM: Phát hiện bộ xương nam giới trong khu dân cư Phú Xuân

TP.HCM: Phát hiện bộ xương nam giới trong khu dân cư Phú Xuân

Tin nổi bật

14:31:51 25/01/2025
Ngày 25.1, Công an H.Nhà Bè (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan truy tìm danh tính nạn nhân, điều tra vụ phát hiện mộtbộ xươngngười bên trongkhu dân cưPhú Xuân.
Chu Thanh Huyền khóc đỏ mắt, than "trời không cho ai tất cả", Quang Hải đầy lo lắng, chuyện gì đây?

Chu Thanh Huyền khóc đỏ mắt, than "trời không cho ai tất cả", Quang Hải đầy lo lắng, chuyện gì đây?

Sao thể thao

14:19:47 25/01/2025
Đêm 24/1 (tức 25 Tết âm lịch), trên trang cá nhân, nàng WAG Chu Thanh Huyền - vợ cầu thủ nổi tiếng Nguyễn Quang Hải - khiến người hâm mộ lo lắng khi chia sẻ về tình hình sức khoẻ.
Diễn xuất của Đoàn Thiên Ân ra sao trong 'Nụ hôn bạc tỷ'?

Diễn xuất của Đoàn Thiên Ân ra sao trong 'Nụ hôn bạc tỷ'?

Phim việt

14:10:26 25/01/2025
Sau Công tử Bạc Liêu , Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 Đoàn Thiên Ân có nhiều đất diễn hơn trong phim hài tết Nụ hôn bạc tỷ , đóng chung với Thu Trang.
Áo và chân váy, cặp đôi hoàn hảo cho những ngày xuân

Áo và chân váy, cặp đôi hoàn hảo cho những ngày xuân

Thời trang

13:33:28 25/01/2025
Áo vải tơ có chi tiết nơ cách điệu phối chân váy xòe hợp cả đi làm lẫn đi chơi. Bản phối chân váy bút chì xẻ trước giúp tôn chân dài, mang đến sự thoải mái và ấm áp dễ chịu khi diện cùng áo mongtoghi cổ tròn họa tiết kẻ sọc
Video: Truy tìm xe bán tải chèn ngã 2 người rồi bỏ chạy

Video: Truy tìm xe bán tải chèn ngã 2 người rồi bỏ chạy

Netizen

13:13:31 25/01/2025
Sáng 25-1, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video ghi lại cảnh chiếc xe bán tải bất ngờ gây va chạm với người đi xe máy rồi bỏ chạy khỏi hiện trường.
Mẹo hay chọn và giữ hoa đào đẹp ngày Tết đón tài lộc vào nhà

Mẹo hay chọn và giữ hoa đào đẹp ngày Tết đón tài lộc vào nhà

Sáng tạo

12:27:29 25/01/2025
Cắm cành hoa đào hay bày một cây đào trong nhà mỗi dịp Tết đến xuân về là phong tục truyền thống của người Việt với hy vọng sẽ mang lại niềm vui và may mắn cho gia đình.