Trường ĐH Kiên Giang thúc đẩy, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Hơn 200 sinh viên Trường ĐH Kiên Giang tham dự Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022.
Trường ĐH Kiên Giang vừa khai mạc Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022, với sự tham dự của hơn 200 sinh viên, giảng viên, viên chức.
Theo TS Nguyễn Văn Thành, Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Kiên Giang là cơ sở giáo dục đại học đào tạo theo định hướng ứng dụng. Thúc đẩy, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong toàn trường là hoạt động trọng tâm. Với 2 mục tiêu lớn là hỗ trợ cho người học có tinh thần khởi nghiệp, thực hiện hành trình khởi nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường; hai là hỗ trợ người học khởi nghiệp trong lòng doanh nghiệp.
Từ năm 2016 đến nay, Trường ĐH Kiên Giang đã tăng cường kết nối các mối quan hệ với doanh nghiệp để sinh viên có thể tiếp cận, trao đổi, có cơ hội thực hành thực tập trực tiếp, từ đó trau dồi kiến thức chuyên môn, học hỏi cách thức tổ chức, vận hành của doanh nghiệp.
Các ý tưởng, dự án ngày càng đi vào trọng tâm, trọng điểm, có tính khả thi cao và phù hợp với sinh viên, nhiều dự án nhận được phản hồi tích cực từ ban giám khảo các cuộc thi.
“Môi trường đại học được xác định là thành phần quan trọng nằm trong hệ sinh thái khởi nghiệp, mong rằng các bạn sinh viên hãy tăng cường tìm hiểu các hoạt động khởi nghiệp phù hợp gắn với chuyên môn, trau dồi kiến thức, kỹ năng để có thể khởi nghiệp thành công trong tương lai”, TS Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh.
Trường ĐH Kiên Giang khai mạc Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022.
Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022 được diễn ra từ ngày 24/10 đến ngày 30/10 với chuỗi hoạt động: Tổ chức chung kết Cuộc thi KGU Startup, lần III; Hội thảo “Xây dựng hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trường ĐH Kiên Giang năm 2022″; ký kết hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp liên quan về hoạt động Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…
Video đang HOT
Tại lễ khai mạc, Trường ĐH Kiên Giang đã trao giấy chứng nhận cho 6 dự án lọt vào vòng bán kết cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo KGU Startup 2022″, đồng thời ra mắt Câu lạc bộ Sinh viên khởi nghiệp thuộc Trường Đại học Kiên Giang.
Đổi mới kiểm tra môn Văn: Thầy cô thay đổi phương pháp giúp học trò hào hứng
Đổi mới cách ra đề kiểm tra, đánh giá, đề thi môn Ngữ văn khiến việc học Văn của học sinh lớp 10 có nhiều thay đổi so với trước đây.
Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu "trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, giáo viên cần tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn".
Với cách tiếp cận mới, việc học Ngữ văn của học sinh lớp 10 có nhiều thay đổi so với trước đây.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Ngô Thị Thảo, nhóm trưởng nhóm Ngữ văn của Trường Trung học phổ thông Hồng Đức (Hải Dương) cho rằng, triển khai đổi mới giúp học sinh chủ động, tích cực hơn so với cách học cũ. Tuy nhiên, vì cũng đã quen với việc "thầy đọc trò chép" nên vẫn nhiều em còn thụ động.
Ngoài ra, sách giáo khoa mới có phần chuyên đề bao gồm những nội dung kiến thức chuyên sâu, không dành cho học sinh đại trà. Riêng đối với phần này, theo cô Thảo chỉ phù hợp với học sinh giỏi, học sinh chuyên Văn ở trường chuyên.
Bàn về việc đổi mới ra đề, cô Thảo cho biết, vì không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa nên cô phải tìm kiếm ngữ liệu ở các nguồn khác như: các kho học liệu điện tử uy tín hoặc trên mục văn nghệ của các trang báo, ví dụ như mục văn nghệ của báo Hải Dương. Bên cạnh đó, cô Thảo cũng thường xuyên căn cứ vào những cuốn sách của các nhà xuất bản để tìm ngữ liệu, sau đó xây dựng câu hỏi.
Dựa vào hướng dẫn và chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với tinh thần của các bộ sách. Cô Thảo thiết kế bài kiểm tra giữa kỳ gồm 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn theo tỷ lệ 5-5. Trong phần đọc hiểu, xây dựng 10 câu hỏi bao gồm 2 câu tự luận, 8 câu trắc nghiệm (mỗi câu 0,5 điểm) phân bổ theo các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
Ma trận đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn của Trường Trung học phổ thông Hồng Đức (Hải Dương). Ảnh: NVCC
Đối với phần làm văn, có thể lựa chọn viết bài văn nghị luận xã hội hoặc nghị luận văn học. Vì yêu cầu không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa, có thể lấy một văn bản ngoài sách nhưng thể loại tương đương với một trong số các bài được học trong sách giáo khoa.
Cô Thảo lấy ví dụ, bài 2 học về "Thơ đường luật" thì giáo viên có thể lấy một bài thơ đường luật tương đương ở ngoài sách giáo khoa lớp 10 yêu cầu học sinh cảm nhận, phân tích. Ví dụ như đề bài phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ "Tự tình" của Hồ Xuân Hương hoặc phân tích nội dung, nghệ thuật của bài "Thu điếu" hoặc "Thu vịnh" của Nguyễn Khuyến.
"Ngữ liệu trên mạng nhiều nhưng trước khi xây dựng một đề bài, tôi luôn kiểm tra những câu hỏi xem trên mạng có không, nếu có thì phải xây dựng câu hỏi khác. Điều này tránh được việc học sinh có thể tìm kiếm và chép mạng, đảm bảo việc giáo viên ra đề và ôn tập cho học sinh", cô Thảo nhấn mạnh.
Từ đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử sẽ kéo theo việc đổi mới cách dạy và ôn tập. Để học sinh chủ động trong việc tìm tòi và tiếp thu kiến thức, đồng thời để phù hợp với học sinh có trình độ và nhận thức khác nhau, cô Thảo đã kết hợp cả 2 phương pháp dạy. Đó là bên cạnh việc giao phiếu công việc cho các em học khá, tích cực tìm tòi, sáng tạo thì đối với những em chưa chủ động, khi giảng dạy trên lớp cô vẫn nhấn mạnh những phần quan trọng, yêu cầu các em ghi vào vở, học và cô sẽ kiểm tra.
Bên cạnh đó để tăng thêm sự chủ động, cô Thảo cũng tổ chức cho học sinh đóng vai, thuyết trình trong chính tiết dạy của mình.
Tiết dạy Ngữ văn theo phương pháp mới tại Trường Trung học phổ thông Hồng Đức (Hải Dương). Ảnh: NVCC
"Tôi thấy rằng, với cách dạy này, học sinh cảm thấy hào hứng hơn so với cách học cũ. Đồng thời, nó cũng giúp các em học sinh tập trung, chủ động tìm hiểu và làm bài.
Vì là năm đầu triển khai chương trình mới với lớp 10 nên có thể học sinh và giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ, vì vậy, tôi hi vọng rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng ma trận tập huấn chung cho ba bộ sách, có sự chỉ đạo thống nhất về những nguồn tài liệu cho giáo viên tham khảo, các bài giảng mẫu, cung cấp thêm những nguồn ngữ liệu để việc thiết kế đề thi, đề minh họa của giáo viên được sát hơn với mục đích của chương trình", cô Thảo nói.
Sau một thời gian triển khai dạy, học và ra đề kiểm tra, cô Lương Thị Thu Trang, giáo viên môn Ngữ văn của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Yên Dũng và Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt-Hàn ở tỉnh Bắc Giang cho hay:
Vì đã quen với lối dạy và học cũ nên khi đổi mới chương trình, đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ gây khó khăn cho nhiều em học sinh, đặc biệt là những học sinh giáo dục thường xuyên có sức học khá yếu. Vì vậy, lúc ra đề kiểm tra, tổ Ngữ văn của trường cũng phải tính toán nhiều vì sợ lấy ngữ liệu bên ngoài sách thì các em sẽ không làm được bài.
Cô Trang cũng cho biết, trong mỗi tiết dạy, dù đã cố gắng diễn đạt ý chính, nội dung trọng tâm và khuyến khích học sinh tương tác với nhau, tuy nhiên nhiều em học sinh vẫn ngại phát biểu, thiếu tính chủ động và còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên. Nhận thấy điều đó, cô Trang đã triển khai phương pháp dạy mới, tăng tương tác giữa học sinh - giáo viên; học sinh - học sinh.
Cô Lương Thị Thu Trang trong tiết dạy Ngữ văn của mình. Ảnh: NVCC
"Với mỗi bài giảng, tôi đều thiết kế phiếu học tập và giao cho các em vào buổi hôm trước để các em học sinh có thời gian chuẩn bị, điều này giúp nâng cao tính chủ động, tự tìm hiểu của học sinh. Đồng thời, cũng giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn.
Ngoài ra, để học sinh quen dần với việc ngữ liệu đề thi sẽ không có trong sách giáo khoa, tránh sự phụ thuộc, tôi cũng thường xuyên thiết kế những bài thực hành lấy ngữ liệu ngoài sách để học sinh rèn luyện. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho học sinh luyện nói nhiều, luyện trình bày giúp các em tự tin và trau dồi vốn từ ngữ", cô Trang nói.
Lan tỏa truyền thống Tôn sư trọng đạo tới học trò Thông qua các hoạt động Đội đa dạng, sinh động, các trường phổ thông luôn chú trọng công tác giáo dục truyền thống 'Tôn sư trọng đạo' cho học sinh. Ảnh minh họa. Giáo dục truyền thống "Tôn sư trọng đạo" Trước câu chuyện nữ sinh ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, có lời lẽ thô tục với thầy giáo trong...