Trường ĐH Điện lực: hàng trăm sinh viên được nâng điểm thi trong các khóa 2013, 2014
Theo kết luận của Thanh tra Bộ GDĐT, trường ĐH Điện lực đã để xảy ra hàng loạt sai phạm trong công tác tuyển sinh, đào tạo từ các khóa tuyển sinh trong hai năm 2013, 2014.
Mới đây, Thanh tra Bộ GDĐT đã có kết luận về công tác tuyển sinh, quản lý đào tạo, quản lý văn bằng chứng chỉ trình độ đại học các khóa tuyển sinh năm 2013, năm 2014 của Trường Đại học Điện lực, kết luận thanh tra cho thấy, quá trình tổ chức tuyển sinh, đào tạo của Trường còn nhiều thiếu sót, sai phạm đã được Bộ Công thương kết luận tại Kết luận thanh tra số 8674/KL-BCT ngày 16/9/2016.
Thời gian qua, Bộ GDĐT nhận được đơn thư, báo chí phản ánh về việc: “Hàng trăm sinh viên Trường ĐHĐL bị nghi nâng điểm”, “Sinh viên có điểm đầu vào dưới điểm trúng tuyển nhưng vẫn được theo học và xét tốt nghiệp”. Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra nhận được một số đơn thư phản ánh về các vấn đề liên quan đến việc nâng điểm thi bài thi học phần, điểm thi đầu vào của các khóa 2013, 2014; công tác tổ chức cán bộ; tài chính… của Trường.
Ảnh trường Đại học Điện lực
Căn cứ hồ sơ tài liệu thu thập được, kết quả kiểm tra, rà soát ngẫu nhiên cho thấy trong quá trình tuyển sinh, quản lý đào tạo, quản lý cấp phát văn bằng trình độ đại học đối với các khóa tuyển sinh năm 2013, 2014, Trường còn một số thiếu sót, sai phạm về công tác tuyển sinh như: Tuyển sinh trình độ đại học chính quy năm 2013 vượt chỉ tiêu được Bộ GDĐT thông báo là 43,4%; năm 2014 vượt chỉ tiêu được Bộ GDĐT thông báo là 12,2%.
Đoàn thanh tra kiểm tra ngẫu nhiên danh sách 222 sinh viên trúng tuyển ngành Điện công nghiệp và dân dụng năm 2013 cho thấy: Có 140 sinh viên trúng tuyển dưới điểm chuẩn theo Thông báo số 1201/TB-ĐHĐL ngày 9/8/2013 và số 1466/TB-ĐHĐL ngày 12/9/2013 của Trường (trong đó có 47 sinh viên được ghi chú là dạng đào tạo theo nhu cầu xã hội), 7 sinh viên không có dữ liệu điểm xét tuyển.
Tiếp nhận sinh viên chuyển trường năm thứ nhất vi phạm quy định. Tuyển sinh đại học chính quy năm 2014 đặt lớp tại Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hồng Lam vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Giáo dục Đại học.
Trách nhiệm để xảy ra thiếu sót sai phạm trong công tác tuyển sinh năm 2013, 2014 thuộc về Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh, các thành viên thuộc Hội đồng tuyển sinh năm 2013, 2014; Trưởng phòng Đào tạo và Phó trưởng phòng đào tạo phụ trách mảng tuyển sinh năm 2013, 2014 và tham mưu tiếp nhận sinh viên chuyển trường.
Video đang HOT
Về tổ chức, quản lý đào tạo, quy định đào tạo của Trường ban hành theo Quyết định số 577/QĐ-ĐHĐL-ĐT ngày 11/9/2009 quy định việc sinh viên học dự thính là trái với Quy chế đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ. Quy trình tổ chức thi kết thúc học phần không quy định rõ địa điểm chấm thi tự luận.
Có sự mất cân đối trong phân công giờ giảng giữa các giảng viên trong Khoa Công nghệ – Tự động hóa. Một số giảng viên có số giờ giảng trong năm vượt mức giờ chuẩn cho giảng viên theo quy định.
Trước học kỳ 2 năm học 2017-2018, Trường không chấm thi tập trung, cán bộ chấm thi nhận túi bài đã dọc phách từ giáo vụ Khoa/Bộ môn và đưa về chấm; từ học kỳ 2 năm học 2017-2018 tổ chức chấm chung do Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng chủ trì nhưng công tác quản lý thiếu chặt chẽ, còn để xảy ra hiện tượng sửa điểm bài thi, người không có nhiệm vụ và sinh viên vào phòng chấm thi. Có nhiều bài thi được nâng điểm hoặc sửa điểm hoặc đánh dấu bài. Kiểm tra ngẫu nhiên các túi bài thi của sinh viên khoa Điều khiển và Tự động hóa tuyển sinh năm 2013 và 2014 môn Điều khiển logic và PLC1: Các túi 14549; 16128; 16130; 17222: bài thi chỉ có 1 chữ ký của CB chấm thi 1, không ghi điểm kết luận bằng chữ, không ghi điểm từng câu (4 túi). Các túi 14757; 16131; 17223: bài thi chỉ có 1 chữ ký của CB chấm thi 2, không ghi điểm kết luận bằng chữ, không ghi điểm từng câu (3 túi); môn Lý thuyết mạch 2: Các túi 4657; 4660; 4662; 4664; 6043: bài thi chỉ có 1 chữ ký của CB chấm thi 1, không ghi điểm kết luận bằng chữ, không ghi điểm từng câu. Có 30 bài thi có dấu hiệu sửa điểm trực tiếp trên bài thi từ điểm thấp lên điểm cao, không ghi điểm kết luận bằng chữ, không ghi điểm chấm chi tiết cho từng câu.
Trách nhiệm để xảy ra thiếu sót trong việc ban hành quy định đào tạo của Trường thuộc về đơn vị tham mưu xây dựng: Phòng Đào tạo, trách nhiệm liên đới của Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo và Hiệu trưởng theo từng thời kỳ.
Trách nhiệm để xảy ra sai phạm trong công tác tổ chức, quản lý đào tạo trình độ đại học chính quy đối với các khóa tuyển sinh năm 2013, 2014, đặc biệt là việc ra đề, chấm thi, nâng điểm bài thi học phần trước hết thuộc về cán bộ, chuyên viên các phòng: Phòng Đào tạo, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng; cán bộ, giảng viên Khoa Điều khiển – Tự động hóa; Phó hiệu trưởng phụ trách mảng đào tạo đại học chính quy và Hiệu trưởng của Trường ĐHĐL theo từng thời kỳ.
Liên quan đến phản ánh về một số bài thi có dấu hiệu nâng điểm, ngày 04/3/2019, Hiệu trưởng Trường ĐHĐL có Quyết định số 217/QĐ-ĐHĐL thành lập tổ rà soát công tác chấm thi học kỳ I năm học 2018-2019 và năm học 2017-2018 của Khoa Điều khiển và Tự động hóa, Tổ rà soát đã thực hiện rà soát và có Tờ trình về việc xem xét kiểm điểm trách nhiệm của tập thể cá nhân có liên quan.
Mặc dù sau đó, Hiệu trưởng Trường đã có các quyết định kiểm điểm trách nhiệm đối với công chức, viên chức, tuy nhiên. việc kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với những cán bộ, giảng viên khác có liên quan còn chậm dẫn đến phát sinh đơn thư, báo chí phản ánh trong thời gian vừa qua.
Việc quản lý văn bằng của trường cũng để xảy ra sai phạm. Mẫu phôi văn bằng chưa đúng quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT.
Sổ gốc cấp phát văn bằng chưa đúng quy định. Trường chưa thực hiện đầy đủ thủ tục hủy bỏ phôi văn bằng theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT.
Chưa thực hiện việc công bố công khai thông tin văn bằng, chứng chỉ của Trường trên trang thông tin điện tử của Trường theo quy định tại khoản 2 Điều 17 và Điều 29 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT.
Trách nhiệm để xảy ra thiếu sót trong công tác quản lý văn bằng tốt nghiệp đại học chính quy đối với các khóa tuyển sinh năm 2013, 2014 thuộc về cán bộ, chuyên viên Phòng Đào tạo, Phòng Thanh tra – Pháp chế; Phó hiệu trưởng phụ trách văn bằng; Hiệu trưởng của Trường ĐHĐL theo từng thời kỳ.
Chánh thanh tra Bộ GDĐT cũng kiến nghị các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục đối với Trường, cụ thể, Trường phải có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục các thiếu sót, sai phạm nêu tại kết luận thanh tra, trong đó tập trung vào các nội dung: Rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định của Trường: Quy định về đào tạo, Quy định về ra đề coi, chấm thi; Quy chế quản lý văn bằng chứng chỉ… theo đúng quy định hiện hành về đào tạo, quản lý văn bằng chứng chỉ của Bộ GDĐT.
Trường rà soát toàn bộ điểm đầu vào của sinh viên đại học chính quy năm 2013 và 2014 tất cả các ngành đào tạo của Trường, lập danh sách sinh viên có điểm trúng tuyển dưới điểm chuẩn theo thông báo của Trường, danh sách sinh viên đào tạo theo nhu cầu xã hội của từng địa phương, danh sách sinh viên chuyển trường được Trường tiếp nhận không đúng quy định; đánh giá tình trạng hiện tại (còn học, đã tốt nghiệp) của các danh sách trên, đề xuất phương án xử lý, trường hợp không đúng quy chế thì buộc thôi học, thu hồi văn bằng theo quy định gửi về Vụ Giáo dục Đại học và Thanh tra Bộ GDĐT trước ngày 30/11/2019.
Cùng đó, rà soát, đánh giá quá trình đào tạo và kết quả đào tạo của từng sinh viên có bài thi được nâng điểm, sửa điểm, xử lý cụ thể từng trường hợp theo quy định của Quy chế đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ gửi về Vụ Giáo dục Đại học và Thanh tra Bộ GDĐT trước 30/11/2019.
Thực hiện in, quản lý phôi văn bằng theo đúng quy định tại Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ngày 08/9/2015 của Bộ GDĐT. Đặc biệt là mẫu phôi văn bằng, sổ gốc cấp phát văn bằng và thực hiện công bố công khai thông tin văn bằng, chứng chỉ của Trường trên trang thông tin điện tử của Trường.
Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm (nếu có) của tổ chức, cá nhân để xảy ra các thiếu sót, sai phạm nêu trong Kết luận thanh tra; báo cáo việc thực hiện Kết luận thanh tra về Thanh tra Bộ GDĐT trước ngày 30/11/2019.
P.A
Theo toquoc
ĐHCN TPHCM bác thông tin gọi sinh viên lên ghi lại điểm thi bị mất
Đại diện trường Đại học Công nghiệp TPHCM cho biết đa phần các sinh viên gặp sự cố mất điểm đã được xét tốt nghiệp.
Trả lời phóng viên VOV chiều nay (10/4), đại diện Trường Đại học Công nghiệp TP HCM cho biết, sự cố mất điểm vài môn học của một số sinh viên là có thật. Sự cố đã xảy ra gần 1 năm nay và đã được xử lý. Nhưng không có chuyện nhà trường gọi sinh viên lên đọc điểm để ghi lại như một giảng viên phản ánh.
Đại học Công nghiệp TP.HCM (Ảnh: sinhviencongnghiep.vn)
Xác nhận là có sự cố mất điểm của sinh viên như phản ánh, nhưng Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp TP HCM cho rằng mọi việc đã được xử lý rốt ráo, đến nay nhà trường không nhận được bất kỳ phiếu yêu cầu nào của sinh viên về vấn đề này.
Đại diện Trường Đại học Công nghiệp TP HCM cho biết, ngay sau khi sự cố xảy ra, nhà trường đã huy động toàn bộ cán bộ giảng viên làm liên tục trong suốt 6 tháng và đến nay đã khôi phục cơ bản mọi dữ liệu. Hiện chỉ còn vài trường hợp cần phải xác minh thêm do giảng viên chưa làm tốt công tác lưu trữ điểm theo quy định của nhà trường.
Đại diện trường cũng cho biết đa phần các sinh viên gặp sự cố mất điểm đã được xét tốt nghiệp. Những sinh viên chưa tốt nghiệp là do các em chưa đủ điều kiện chứ không phải vì mất điểm.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, sau khi trường công bố lại điểm, sinh viên thấy chưa chính xác đã phản ánh với trường để đối chiếu, điều chỉnh lại. Thời gian qua, một số khoa có nhận được phiếu yêu cầu của vài trường hợp thắc mắc về điểm và đã xử lý xong.
"Dữ liệu điểm của nhà trường lưu bằng bản scan. Thế nhưng sau khi chạy quét lại bản scan để xuất lại dữ liệu điểm một vài trường hợp thông tin có thể không được chính xác. Những trường hợp thông tin không chính xác như vậy, nhà trường yêu cầu sinh viên đem bảng điểm lên để đối chiếu so sánh cho chính xác chứ không hề có chuyện sinh viên nói bao nhiêu điểm thì ghi bấy nhiêu", Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân cho biết./.
Theo VOV
Đà Nẵng có Viện Đào tạo và Nghiên cứu du lịch Viện Đào tạo và Nghiên cứu du lịch vừa được Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng thành lập nhằm đào tạo chuyên sâu về nghề nghiệp, giúp sinh viên ngành này tự tin hội nhập với môi trường quốc tế. Ngày 31-8, Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng đã ra mắt Viện Đào tạo và Nghiên cứu du lịch thuộc trường này. Viện...