Trường ĐH cử viên chức làm tư vấn viên cho sinh viên
Một trường ĐH tại TP.HCM vừa ra quyết định phân công gần 70 viên chức của trường làm nhiệm vụ tư vấn viên cho các sinh viên hệ ĐH chính quy của trường mình.
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM trong khu tự học – HÀ ÁNH
Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vừa có quyết định phân công 68 viên chức làm tư vấn viên cho sinh viên ĐH hệ chính quy.
Danh sách các viên chức được công khai họ tên, chức vụ, nhiệm vụ tư vấn kèm theo số điện thoại và địa chỉ thư điện tử cá nhân.
Thạc sĩ Nguyễn Thiện Duy, Chánh văn phòng nhà trường, cho biết đội ngũ tư vấn viên này không chỉ gồm cố vấn học tập thông thường mà còn là đội ngũ tư vấn chuyên sâu từ các phòng chức năng. Trong đó, cố vấn học tập là giảng viên các khoa, có nhiệm vụ tư vấn học tập cho sinh viên theo lớp học.
Video đang HOT
Còn đội ngũ tư vấn viên đến từ các phòng chức năng, có nhiệm vụ tư vấn chuyên sâu những vấn đề cố vấn học tập không làm được như rèn luyện sinh viên, học vụ, vay vốn, học bổng…
“Điều này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của đào tạo hiện nay bởi đội ngũ cố vấn học tập không nắm hết tất cả các chuyên sâu khác. Đôi khi, nhiều vấn đề sinh viên thắc mắc những vấn đề nhưng cố vấn học tập không hoàn thành nhiệm vụ. Việc thành lập đội ngũ này nhằm tăng cường dịch vụ phục vụ sinh viên”, thạc sĩ Duy cho hay.
Sinh viên ĐH hệ chính quy của trường có thể liên hệ trực tiếp với các tư vấn viên qua thư điện tử, số điện thoại bất cứ lúc nào, kể cả ngoài giờ hành chính.
Thực tế đội ngũ này ra đời là cần thiết trong các trường ĐH, đặc biệt là trong tình trạng người học đang gặp nhiều vấn đề trong quá trình học tập như hiện nay: hàng ngàn sinh viên bị cảnh báo học tập, bị buộc thôi học, có kết quả rèn luyện yếu kém…
Theo thanhnien
Nâng lương trước hạn cho giảng viên vượt chuẩn tiếng Anh
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vừa ban hành quy định về việc nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc đối với công chức, viên chức của trường.
Cán bộ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tiếp nhận hồ sơ nhập học - ĐÀO NGỌC THẠCH
Trong danh mục có nhiều tiêu chí này, đáng chú ý là vượt chuẩn trình độ tiếng Anh theo quy định của trường.
Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được sử dụng để đánh giá gồm IELTS, TOEIC (4 kỹ năng), TOEFL iBT, Cambridge Tests còn trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp và được quy đổi theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu Âu.
Theo quy định trường này, những cán bộ giảng viên có bằng tốt nghiệp sau ĐH được các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được Bộ GD-ĐT công nhận; đảm bảo các điều kiện học, viết, bảo vệ luận văn, luận án bằng tiếng Anh thì được công nhận là sử dụng thành thạo tiếng Anh, tương đương mức C1.
Với giảng viên khoa Ngoại ngữ kinh tế, chuẩn tiếng Anh là C2 hoặc tương đương. Giảng viên các khoa còn lại phải đạt chuẩn tối thiểu là B2 hoặc tương đương, giảng viên dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh phải đạt chuẩn tối thiểu C1 hoặc sử dụng thành thạo tiếng Anh.
Ngoài ra, những thành tích xuất sắc được tăng lương trước thời hạn gồm: được thưởng huân chương các loại; được phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; được bổ nhiệm chức danh GS-PGS; bảo vệ thành công luận án tiến sĩ...
Quy định trên còn áp dụng cho cán bộ giảng viên có bài báo được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín như ISI, Scopus và từ hạng B trở lên đối với ABDC; làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ được nghiệm thu đúng thời hạn quy định.
Cùng với việc tăng lương trước hạn, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM còn có chính sách hỗ trợ cán bộ giảng viên trong việc học tập nâng cao trình độ tiếng Anh. Đáng chú ý, với học viên hoàn thành các khoá đào tạo IELTS và tiếng Anh học thuật phục vụ nghiên cứu sẽ được miễn định mức tương ứng là 40 giờ chuẩn giảng dạy và 40 giờ chuẩn nghiên cứu khoa học cho mỗi khoá học.
Trước năm 2020, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đặt mục tiêu 70% giảng viên đạt chuẩn trình độ tiếng Anh.
Theo thanhnien
Nhọc nhằn giáo viên nơi ngôi trường bị "xóa sổ" sau lũ Cơn lũ cuối tháng 8 vừa qua đã khiến bản làng nơi vùng cao của huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) tan hoang, trường lớp học bị bùn đất vùi lấp. Gần 3 tháng trôi qua, hàng trăm học sinh và giáo viên nơi đây vẫn đang phải đi học nhờ trong những căn phòng chật chội, ngột ngạt. Vất vả giáo viên, học...