Trường dạy học sinh bằng nắm đấm, biệt giam?
Thời gian nhận “án phạt” trong phòng biệt giam kéo dài nhất khoảng 1 tuần. Học sinh bị phạt thường bị bỏ đói, không được tiếp xúc với ai, và đương nhiên là nghỉ học văn hóa ở trường.
Đơn thư tố cáo của phụ huynh, học sinh gửi báo chí (Ảnh: P.Đăng)
Gần đây, báo chí nhận được phản ánh của một số phụ huynh và học sinh bức xúc về những hành vi được cho “phản giáo dục” của Trường phổ thông nội trú IVS thuộc Viện nghiên cứu, phát triển võ Việt Nam và thể thao (IVS) có trụ sở ở thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh.
Bạo lực qua lời kể của học sinh
Trong đơn gửi báo chí, một phụ huynh có con học tại trường tỏ ra hoang mang, mất phương hướng kể lại: cách giáo dục bằng “bạo lực” của một số thầy làm cho trò sợ muốn bỏ trường. Với những học sinh mắc lỗi thường nhận án phạt trong “phòng biệt giam”. Ở căn phòng được gọi tên “phòng biệt giam” thường bị ngắt điện và giám sát chặt…
Thời gian nhận “án phạt” trong phòng biệt giam kéo dài nhất khoảng 1 tuần. Học sinh bị phạt thường bị bỏ đói, không được tiếp xúc với ai, và đương nhiên là nghỉ học văn hóa ở trường.
Em N.V.A (Hoài Đức, Hà Nội) nhớ lại: khoảng thời gian đầu năm 2011, khi đang học kỳ 2 của lớp 8 bị thầy L., thầy H. đánh rất nhiều lần vì tội đi chơi điện tử.
Thầy thường bắt chúng cháu nằm lên giường, rồi cầm côn vụt rất dã man, thầy đã đánh cháu rất nhiều lần nhưng chúng cháu không dám nói với bố mẹ vì sợ thầy.
Đã có lần vì sợ các thầy tra tấn quá, cháu có ý định trốn về nhà với bố mẹ, nhưng vừa ra khỏi cổng trường cháu đã bị các bạn mà thầy cử đi để bắt về. Khi về phòng, thầy nhốt bọn cháu vào phòng biệt giam đúng một tuần.
Trong tuần ở phòng biệt giam, thầy cho cháu ăn cơm trắng với muối dù hàng tháng bố mẹ cháu vẫn đóng 4,5 triệu đồng/tháng).
Vẫn theo lời kể của N.V.A – có nhiều bạn như Q.H, V.H, N.M….bị thầy giáo dục “bằng côn” và cho sinh hoạt trong “phòng biệt giam”…
Video đang HOT
Nạn nhân trong vụ dạy quá tay bằng côn lim, nắm đấm là cháu N.V.A với lỗi ” hút thuốc trong phòng”. Nguyên do là vì một bạn trong phòng răng bị xỉn và bị ra mủ nên chúng cháu ra ngoài quán nước xin thuốc lào về rịt vết thương cho bạn. Bị thầy phát hiện và cho rằng bọn cháu hút thuốc trong phòng nên phạt và đánh…
Khi gia đình thấy em gầy gò, xanh xao và kêu đau bụng, cho đi chụp nội soi dạ dạy rồi được khuyên đi chụp XQ. Kết quả: N.V.A bị rạn xương sườn. Gặng hỏi họ mới hay chuyện con bị hành hung ở trường nội trú.
Nhiều em vì quá đau và sợ hãi đã xin bố mẹ cho chuyển trường.
Chuyển trường phải viết đơn tố cáo thầy
Các học sinh bức xúc kể lại sự việc với PV. (Ảnh: P.Đăng)
Câu chuyện giải cứu cháu A. ra khỏi trường học nội trú của gia đình chị Hoa là một câu chuyện dài.
Chị Hoa cho biết: Chúng tôi lên xin nhà trường cho cháu nghỉ học để điều trị bệnh, họ nói không được, phải có hồ sơ bệnh án làm căn cứ. Làm sao mà có hồ bệnh án được, trong khi bệnh viện đang điều trị cho cháu, họ không cung cấp, đó là nguyên tắc. Chúng tôi không biết cách nào để bệnh viện cung cấp cho được.
Cuối cùng, chúng tôi nói câu chuyện với chị Chánh văn phòng của nhà trường về việc cháu A. bị thầy đánh rạn xương, phải điều trị. Chúng tôi cũng nói nguyện vọng xin được chuyển trường cho cháu, vì ở bên này như vậy, chúng tôi không yên tâm.
Bất ngờ hơn, chị chánh văn phòng bảo: Nếu các chị muốn cháu chuyển trường, thì gia đình phải viết đơn tố cáo thầy H. người đã đánh cháu gây thương tích.
Nhà xa, phải chầu chực từ sáng đến trưa mới gặp được phía nhà trường, lại được hướng dẫn như vậy, bố mẹ cháu A. cuối cùng đành phải viết đơn tố cáo sự việc cháu bị thầy H. đánh rạn xương sườn theo lời của cán bộ nhà trường.
Anh chị tôi viết đơn tố cáo tại đó luôn, rồi được yêu cầu mang ra cơ quan công an sở tại để nộp. Lúc đó, anh cán bộ tiếp dân rất niềm nở nhận đơn của gia đình, nhưng, một lúc sau họ thay đổi thái độ, từ chối không nhận đơn.
Không nộp đơn thì trường không cho cháu chuyển trường, cơ quan công an thì không nhận, cuối cùng, anh chị tôi phải lên công an tỉnh để nộp.
Theo chị Hoa, cái việc ngược đời ép phụ huynh viết đơn tố cáo giáo viên mà gia đình chị chưa bao giờ gặp phải, thực chất nhằm mục đích kéo dài và bưng bít thông tin từ phía nhà trường.
Phụ huynh đã gõ cửa cơ quan công an…
Một trường hợp phụ huynh khác tố cáo, con gái họ bị nhốt vào phòng biệt giam vì bị nghi… giấu điện thoại ở chỗ kín và bị thầy trả thù.
Những sự việc bạo lực, giam giữ học sinh… đã được học sinh và phụ huynh gửi lên ban lãnh đạo nhà trường; có nhiều phụ huynh, vì quá bức xúc đã gửi đơn tố cáo lên cơ quan công an và các cơ quan chức năng.
Gần đây nhất, cuối tháng 3/2014, các phụ huynh này mới nhận được hồi âm của cơ quan điều tra, mặc dù lá đơn tố cáo họ gửi đi từ rất lâu!!!
Theo VNN
Phụ huynh phản đối chuyển trường, 190 trẻ phải ở nhà
Cho rằng đường xa đưa đón con, cháu bất tiện, cả trăm phụ huynh ở Thanh Hóa đã không cho trẻ 1-5 tuổi tới học ở khu trường mới.
Năm học 2013-2014 chỉ còn hơn 2 tháng nữa là kết thúc nhưng gần 190 trẻ 1-5 tuổi ở trường Mầm non Hoằng Hà (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn không được đến trường, trong đó có 37 trẻ sang năm bước vào lớp 1.
Nguyên nhân là đầu năm học này khu lớp lẻ của Mầm non Hoằng Hà ở thôn Ngọc Đỉnh xuống cấp nghiêm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào, Phòng Giáo dục huyện đồng ý chuyển 189 cháu lên khu trung tâm Trường mầm non xã Hoằng Hà.
Tuy nhiên, người dân thôn Ngọc Đỉnh không đồng tình và "từ chối" đưa con đến trường, đồng thời hai ngày qua, họ ra đường để phản đối việc sáp nhập trường.
Khu lớp lẻ xây dựng từ hơn 40 năm trước phải đóng cửa vì có nguy cơ sập. Ảnh: NLĐ.
Lý giải việc không đưa con em đến trường, nhiều phụ huynh cho biết họ quanh năm đi làm ăn xa, con cháu toàn gửi ông bà trông. Các ông bà đều già yếu, có người trông đến 5-6 đứa cháu. Trong khi quãng đường từ thôn Ngọc Đỉnh đến khu trung tâm dài gần 2 km là quá xa.
Ông Nguyễn Văn Trung cho biết, trước đây trường mầm non ở gần mà việc đưa 6 đứa cháu đến trường còn khó khăn, giờ trường chuyển về khu trung tâm thì ông không thể kham nổi.
"Vợ chồng nó đi làm ăn xa, năm về được đôi ba lần, mình tôi loay hoay cho 6 đứa ăn uống rồi đưa tới trường thì rất khó khăn. Đi xe đạp quá lắm đèo được 2 cháu, vòng đi vòng lại mất cả chục cây số, rồi những hôm mưa gió, trời lạnh nữa chứ. Vì vậy chúng tôi sẽ không cho con cháu đến trường mới mà vẫn muốn được học ở trường cũ", ông Trung nói.
Bà Lê Thị Xen, Hiệu trưởng Mầm non Hoằng Hà, cho biết khu lớp lẻ đã xuống cấp nghiêm trọng, không thể để các cháu học được nữa nên trường mới xin sáp nhập.
"Đây là khu lẻ của trường Tiểu học Hoằng Hà, được xây từ năm 1972, đã nhiều lần tu sửa, hiện xuống cấp rất nặng và có thể sập bất cứ lúc nào. Chuyển lên khu mới là đảm bảo tính mạng cho các cháu và để các cháu có điều kiện học tập tốt hơn, nhưng phụ huynh chẳng chịu đưa các cháu đến trường", bà Xen cho hay.
Cũng theo bà Xen, hiện chỉ 7 em nhỏ ở thôn Ngọc Đỉnh được đưa đến trường mới, còn lại gần 190 cháu vẫn ở nhà, trong đó có tới 37 cháu sắp vào lớp 1.
Ông Nguyễn Văn Tú, Phó chủ tịch xã Hoằng Hà, cho hay xã đã tuyên truyền, giải thích cho phụ huynh nhiều lần nhưng họ vẫn đưa ra những lý do không thuyết phục. Mỗi lần họp, Đảng bộ xã đã nhờ các tổ chức đoàn thể, dân vận, phụ nữ đến vận động phụ huynh nhưng họ vẫn một mực không nghe.
Bà Hoàng Thị Oanh, Phó phòng GD&ĐT huyện Hoằng Hóa, cho biết khu trung tâm vẫn dành cho thôn 2 phòng học tốt nhất, với đầy đủ thiết bị học, đồ chơi hiện đại mà phụ huynh vẫn kiên quyết từ chối. "Họ không đưa con em đến trường thì thiệt thòi cho các cháu. Chúng tôi cũng không thể dùng biện pháp nào khác ngoài vận động, tuyên truyền", bà Oanh nói.
Cũng theo bà Oanh, nguyện vọng sửa lại lớp học xuống cấp sẽ không được chấp nhận vì xu hướng sắp tới của giáo dục mầm non là tập trung về khu trung tâm. "Còn việc các cháu sang năm lên lớp 1 thì vẫn lên bình thường, không có ràng buộc nào cả. Thế nhưng các cháu sẽ bị thiệt thòi vì ảnh hưởng đến chất lượng học ở cấp 1 do không được học bài bản ở cấp mầm non", bà Oanh khẳng định.
Theo VNE
Lập ban chỉ đạo chuyển trường cho SV ĐH Hùng Vương TTO - UBND TP.HCM vừa ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức chuyển sinh viên năm cuối của Trường ĐH Hùng Vương sang các trường khác trên địa bàn TP để tổ chức thi, bảo vệ khóa luận và cấp bằng tốt nghiệp. Đại hội cổ đông bất thường sáng 26-6 tại trường ĐH Hùng Vương chỉ có 9/14 cổ...