Trường đầu tiên ở Hà Nội lắp điện mặt trời
Sáng 8/6, trường THCS Nguyễn Trãi, quận Ba Đình tiếp nhận công trình điện mặt trời mái nhà để chạy đèn và quạt, là trường đầu tiên tại Hà Nội dùng mô hình này.
Trường THCS Nguyễn Trãi lắp đặt 14 tấm điện mặt trời loại 5,32 kW/h trên mái của trường. Thiết bị này hỗ trợ sử dụng quạt, đèn thắp sáng tại 18 phòng học, dự kiến tiết kiệm 1-1,5 triệu đồng một tháng.
8 tấm điện mặt trời được lắp đặt trên mái của trường THCS Nguyễn Trãi. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Bà Lê Hoàn Châu, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Trãi, cho biết với tháng thấp điểm, trường dùng hết 7 triệu đồng tiền điện, tháng cao điểm do sử dụng điều hòa nên tiền điện tăng gấp đôi. Việc giảm hơn một triệu đồng tiền điện một tháng giúp nhà trường tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Trường THCS Nguyễn Trãi được Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh (GreenID) hỗ trợ hơn 90 triệu đồng trên tổng 114 triệu đồng tiền mua thiết bị và lắp đặt. Hoạt động này nằm trong dự án “Trường học công dân xanh” do trường THCS Nguyễn Trãi và GreenID thực hiện.
Video đang HOT
Học sinh trường THCS Nguyễn Trãi, Ba Đình xem tranh vẽ mô hình năng lượng tái tạo, sáng 8/6. Ảnh: Ba Dinh Education
Bà Châu cho biết, trường cũng cho lắp đặt máy đo chất lượng không khí ngay trong khuôn viên, từ đó định hướng và điều chỉnh các hoạt động ngoài trời của học sinh cho phù hợp. Trường THCS Nguyễn Trãi là đơn vị đầu tiên của quận Ba Đình lắp máy đo này. “Tôi mong các hoạt động trong dự án Trường học công dân xanh giúp nâng cao ý thức của học sinh về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, hình thành trong các em ý thức bảo vệ môi trường”, bà Châu nói.
Thời gian tới, các giáo viên tại trường THCS Nguyễn Trãi được tập huấn, cung cấp kiến thức để thành lập Câu lạc bộ Sao xanh. Hơn 600 học sinh của trường sẽ được giáo viên hướng dẫn, tham gia tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường tại trường học và nơi cư trú. Đây cũng là hoạt động nằm trong dự án “Trường học công dân xanh” được triển khai tại trường THCS Nguyễn Trãi.
Điện mặt trời giảm sức hấp dẫn
Mức giá bán điện mặt trời theo cơ chế mới tuy đã giảm so với mức giá cũ, nhưng còn nhiều vấn đề khác khiến nhà đầu tư lĩnh vực này băn khoăn.
Theo Quyết định 13 ban hành đầu tháng 4/2020 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, giá bán điện mặt trời ưu đãi cố định (FIT) mới cho hệ thống điện mặt trời mái nhà giảm xuống còn 8,38 cent/kWh (tương đương 1.943 VND/kWh), giá của dự án điện mặt trời mặt đất là 7,09 cent/kWh (tương đương 1.644 VND/kwh) và dự án điện mặt trời nổi là 7,69 cent/kWh (tương đương 1.783 VND/kwh), đều thấp hơn so với mức giá 9,35 US cent/kWh tại Quyết định 11 ban hành tháng 4/2017. Thời hạn hiệu lực từ 22/5 - 31/12/2020.
Theo phân tích của các chuyên gia năng lượng, trong các điều kiện thuận lợi nhất về đấu nối, những dự án điện mặt trời với suất đầu tư ước tính trên 1.000 USD/kWh phải nằm ở vùng có bức xạ cao mới có thể đạt mức chi phí hoàn vốn ở mức 6,1-6,8 US cent/kWh, còn các dự án tại vùng bức xa thấp hơn thì sẽ khó có thể hoàn được vốn ở mức chi phí này.
ể đạt mức chi phí hoàn vốn và có lợi nhuận thì tỷ suất đầu tư phải giảm xuống còn khoảng 800 USD/kW.
Trong khi đó, suất đầu tư của dự án điện mặt trời nổi theo tính toán cao hơn điện mặt trời trên mặt đất khoảng 16%, trong khi giá FIT mới chỉ cao hơn 8,5%.
Do đó, cơ chế giá này được nhận định là chưa thực sự hỗ trợ cho loại hình điện mặt trời nổi với nhiều ưu điểm hơn so với dự án trên mặt đất.
Từ góc nhìn của nhà đầu tư, ông Huỳnh ình Hiệp, cán bộ phân tích cấp cao Quỹ đầu tư Dragon Capital cho rằng, giá điện mặt trời theo giá FIT nếu so với giá điện bán lẻ thì cao hơn, nhưng tính toán giá ở mức cao nhất thì vẫn thấp hơn đáng kể so với tổn thất của truyền tải.
Giá điện mặt trời có thể thấp hơn nữa khi Bộ Công thương tiếp tục trình dự thảo cơ chế giá FIT mới sau khi biểu giá theo Quyết định 13 hết hiệu lực.
Mức giá ngày càng giảm trong điều kiện giá điện trung bình của Việt Nam đã giảm thấp sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhà đầu tư.
Theo chuyên gia của Dragon Capital, khó khăn lớn nhất đối với phần lớn nhà đầu tư dự án điện mặt trời nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung chủ yếu liên quan tới vấn đề vốn.
Hiện nay, hơn 90% dự án điện mặt trời đang triển khai tại Việt Nam đều vay vốn tại ngân hàng trong nước với lãi suất từ 9,5-11%/năm. Việc chi phí lãi vay cao sẽ bào mòn lợi nhuận của nhà đầu tư.
"Về nguyên lý, chi phí phát triển dự án và cấu phần của đầu tư dự án là cố định nên khi chi phí càng cao, công phát sinh dòng tiền thì phải dùng tiền đó để trả lãi và vốn vay, cùng với các chi phí khác sẽ làm giảm lợi nhuận của nhà đầu tư", ông Hiệp lý giải.
ánh giá việc đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, chuyên gia của Dragon Capital cho rằng, đối với nhà đầu tư tài chính, ngoài yếu tố môi trường xã hội, thì cần tính tới lợi nhuận và chi phí cơ hội của dự án đầu tư, nếu lãi vay cao và rủi ro đầu tư cao thì sẽ không còn hấp dẫn.
Cũng theo vị này, nếu có thể khắc phục các vướng mắc về hợp đồng mua bán điện, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong vấn đề về truyền tải, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và giải quyết tranh chấp... thì sẽ giúp nhà đầu tư tiếp cận được dòng vốn rẻ từ các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, qua đó giải quyết được vấn đề vốn.
"Chính phủ cần sớm cải thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực năng lượng tái tạo để giúp khơi thông dòng vốn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận dòng vốn rẻ từ nước ngoài để vừa giảm chi phí vay và giá thành, vừa đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư", ông Hiệp nói.
Nhìn nhận mức giá FIT 2 tại Quyết định 13 tuy tạo điều kiện hỗ trợ cho hàng chục dự án điện mặt trời chưa kịp hưởng mức giá FIT1, song thời hạn áp dụng quá ngắn trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp khiến nhiều dự án khó có thể đáp ứng về tiến độ thi công, đại diện Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam tại TP.HCM cho rằng, cần gia hạn thêm thời gian áp dụng mức giá FIT2 cho điện mặt trời áp mái, đồng thời cần có chính sách dài hạn hơn với thời hạn cần được công bố sớm trước khi thời hạn áp dụng giá FIT2 hết hiệu lực.
Ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch đang 'rơi xuống đáy' Sự cạnh tranh của các công nghệ năng lượng sạch cùng với những chính sách của chính phủ các nước nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu đang đẩy ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch "rơi xuống đáy." Ảnh minh họa. (Nguồn: thediplomat.com) Các nhà phân tích năng lượng ngày 4/6 cảnh báo nhu cầu nhiên liệu hóa thạch đang...