Trường đầu tiên dự báo điểm sàn xét tuyển: Có ngành lấy 8,67 điểm/môn
Điểm sàn năm 2020 của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM được dự báo sẽ từ 20 đến 26 điểm cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Đó là thông tin được PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đưa ra. Dự báo điểm sàn (điểm tối thiểu nhận hồ sơ xét tuyển) với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay của trường sẽ từ 20-26 điểm tuỳ ngành. Mức điểm này được cho là khá cao nếu tính tổng điểm 3 môn của tổ hợp xét tuyển cùng với điểm ưu tiên.
Cụ thể, điểm sàn ngành Robot và trí tuệ nhân tạo dự kiến 26 điểm. Như vậy, để có thể được xét tuyển, thí sinh ít nhất phải đạt từ 8,67 điểm/môn.
Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ thông tin, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế, Sư phạm tiếng Anh dự kiến điểm sàn là 23,5 điểm.
Các ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá, Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ kỹ thuật hoá học, Quản lý công nghiệp, Thương mại điện tử, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Ngôn ngữ Anh lấy từ 22,5 điểm.
Video đang HOT
Dự báo sẽ lấy từ 21 điểm là các ngành Xây dựng, Công nghệ may, Công nghệ kỹ thuật điện tử-viễn thông, Công nghệ kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật y sinh, Kiến trúc, Kỹ thuật dữ liệu.
Các ngành còn lại điểm sàn dự kiến là 20.
So với điểm chuẩn năm 2019, mức điểm sàn dự kiến chênh lệch lớn. Điểm chuẩn năm 2019 của trường dao động từ 17 đến 25.2 điểm. Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo (hệ đại trà) lấy điểm cao nhất là 25,2 điểm. Ngành Công nghệ Kỹ thuật môi trường lấy điểm thấp nhất là 17 điểm.
Ông Dũng cho biết thêm, dự báo trên dựa vào số thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường năm nay, vào đề thi và khảo sát điểm của thí sinh sau khi có đáp án chính thức. Mục tiêu chính của việc đưa ra dự báo thời điểm này là giúp thí sinh điều chỉnh đúng nguyện vọng xét tuyển.
Cũng theo ông Dũng, những ngành còn ít thí sinh đăng ký và dự kiến điểm chuẩn bằng điểm sàn gồm: Công nghệ vật liệu, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Kỹ nghệ gỗ và nội thất, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Công nghệ kỹ thuật in, năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là mức điểm sàn sự báo, điểm sàn chính thức sẽ được công bố khi thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT.
Điểm chuẩn vào Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM năm 2019.
Lần đầu tiên 2 trường ĐH tuyển sinh giáo dục sẻ chia, giúp sinh viên giảm chi phí
Năm nay, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM và Trường ĐH Kiên Giang lần đầu tiên phối hợp tổ chức tuyển sinh giáo dục sẻ chia.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng chia sẻ thông tin tuyển sinh cho học sinh trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020 của báo Tuổi Trẻ - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Lễ ký kết thỏa thuận thuận hợp tác phối hợp tuyển sinh, đào tạo đại học sẻ chia trình độ đại học chính quy chương trình chuyển tiếp 2 giai đoạn (chương trình 2 2) giữa hai trường trên vừa diễn ra sáng nay 13-8.
Theo đó, thỏa thuận được áp dụng ngay từ kỳ tuyển sinh năm 2020. Chương trình phối hợp tuyển sinh, đào tạo chương trình 2 2 (2 năm học tại Trường ĐH Kiên Giang và 2 năm tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) tuyển 200 chỉ tiêu mỗi năm, áp dụng cho trình độ đại học chính quy các ngành của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (đã được Bộ GD-ĐT cấp phép) bao gồm: quản lý công nghiệp, kỹ thuật y sinh (điện tử y sinh), năng lượng tái tạo, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Về học phí: giai đoạn 1, sinh viên đóng học phí theo quy định của Trường ĐH Kiên Giang; giai đoạn 2, sinh viên đóng học phí theo quy định của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
Khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được nhận bằng do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cấp. Người học được tạo điều kiện thuận lợi để chuyển sang học theo các chương trình đào tạo của Trường ĐH Kiên Giang nếu có nguyện vọng.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, giáo dục sẻ chia giúp giảm chi phí đào tạo, tiến tới giảm học phí, giúp sinh viên tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian đi lại, dành thời gian trải nghiệm thực tế, đi làm thêm trang trải cuộc sống...
Hơn nữa, việc "sẻ chia" các nguồn lực trong giáo dục giúp các trường tăng tính cạnh tranh trong bối cảnh tự chủ theo luật giáo dục ĐH mới sửa đổi, công nghệ thông tin tiên tiến cũng cho phép các trường chuyển đổi và công nhận tín chỉ mà sinh viên tích lũy một cách dễ dàng.
"Điểm chuẩn các ngành kỹ thuật thường khá cao. Với chương trình giáo dục đại học sẻ chia, người học đăng ký xét tuyển theo 2 phương thức: xét tuyển bằng điểm học bạ (theo đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 của Trường ĐH Kiên Giang) hoặc xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT.
Nếu trúng tuyển chương trình này 2 năm đầu học tại Kiên Giang và 2 năm cuối học ở TP.HCM. Chương trình này điểm chuẩn sẽ thấp hơn, tạo cơ hội cho học sinh tỉnh Kiên Giang yêu thích kỹ thuật được theo học nhóm ngành này" - thầy Dũng chia sẻ.
Trường đại học tự tin tuyển sinh Một kỳ thi tốt nghiệp THPT rất đặc biệt do dịch Covid-19 nhưng nhiều trường đại học cho biết rất yên tâm với việc xét tuyển sắp tới dựa vào kết quả kỳ thi. Lý do là bởi các bài thi có độ phân hóa tốt, giúp nhà trường phân loại thí sinh phù hợp. Tuyển sinh đại học. Điểm chuẩn sẽ chênh...