Trường đại học Y Dược Thái Nguyên: Tuyển sinh liên thông ĐHCQ ngành Y đa khoa theo địa chỉ sử dụng
Vừa qua, Trường đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên được Bộ GD&ĐT chấp thuận bổ sung chỉ tiêu đào tạo liên thông trình độ đại học ngành Y đa khoa theo địa chỉ sử dụng cho Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Trường Đại học Kình doanh và Công nghệ Hà Nội với 55 chỉ tiêu.
Trường đại học Y – Dược Thái Nguyên tuyển sinh liên thông ĐHCQ ngành Y đa khoa theo địa chỉ sử dụng – Ảnh Internet
Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận để Trường Đại học Y- Dược, Đại học Thái Nguyên đào tạo liên thông trình độ đại học ngành Y đa khoa theo địa chỉ sử dụng đề đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ cán bộ phụ trách trạm xá lên bác sĩ đa khoa để phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và nhu cầu nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên thực hành ngành Y- Dược, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trong năm 2018.
Chỉ tiêu tuyển sinh liên thông từ trung cấp lên đại học ngành Y đa khoa là 55 chỉ tiêu theo hình thức đào tạo tập trung, học chương trình đào tạo chính quy, thời gian học 6 năm;
Phạm vi tuyển sinh toàn quốc đáp ứng theo yêu cầu đào tạo theo địa chỉ sử dụng cho Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội;
Video đang HOT
Đối tượng tuyển sinh là những người có bằng tốt nghiệp y sỹ, có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng văn hóa tương đương và đáp ứng được yêu cầu của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Trường Đại học Kình doanh và Công nghệ Hà Nội. Các đối tượng trên phải đáp ứng được các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành của Bộ GD&ĐT.
Theo thông tin tuyển sinh của nhà trường, mức thu học phí dự kiến với sỉnh viên liên thông đại học và lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có): theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/10/2015, mức thu học phí và lộ trình tăng học phí như sau: năm học 2018-2019: 1.180.000 đồng/tháng/người; năm học 2019-2020: 1.300.000 dồng/tháng/người; năm học 2020-2021: 1.430.000 đồng/tháng/người.
Thời gian phát hành hồ sơ: từ ngày 02/01/2019; Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 28/01/2019 đến hết ngày 15/02/2019 (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật). Hồ sơ và danh sách thí sinh đăng kí xét tuyển do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trực tiếp nộp tại Phòng Đào tạo Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên tại tầng 4, nhà điều hành 11 tầng (Nhà trường không nhận hồ sơ cá nhân và không trả lại hồ sơ nếu không trúng tuyển- PV).
Như vậy, thí sinh tham gia chương trình này sẽ được tuyển sinh trực tiếp tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chứ không được nộp trược tiếp tại nhà trường.
Tuy nhiên, không rõ số lượng học viên giữa Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có tỷ lệ là bao nhiêu? Những cán bộ có tiêu chuẩn như thế nào để đủ điều kiện tham gia chương trình này của 2 đơn vị xin liên kết? Đặc biệt, công tác tuyển sinh này được phổ biến như thế nào tới cán bộ công nhân viên viên 2 đơn vị xin đào tạo cũng là vấn đề đáng lưu tâm cho các học viên muốn tham gia chương trình này.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.
Ngô Trọng Nghĩa
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Văn bằng đại học đào tạo tại chức, từ xa, liên thông có giá trị như bằng đại học chính quy từ 1/7 năm nay
Đó là một trong những quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018 đã được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018 với nhiều điểm mới quan trọng, Luật sẽ có hiệu lực từ 01/7/2019.
Theo Luật Giáo dục đại học (2012), tại Điều 38 quy định Văn bằng giáo dục đại học được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo, gồm bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ. Nghĩa là người học theo học hình thức đào tạo nào thì khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng tương ứng với hình thức đào tạo đó.
Tuy nhiên, quy định này được sửa đổi tại khoản 23 Điều 1 Luật sữa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018 (Luật Giáo dục đại học sửa đổi). Cụ thể, văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương. Như vậy, quy định mới ghi nhận bằng cử nhân là văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, không quy định hình thức đào tạo trên văn bằng. Có nghĩa là bằng đại học dù được đào tạo chính quy hay tại chức, từ xa, liên thông... có giá trị ngang nhau.
Quy định mới tạo điều kiện cho sinh viên theo học các hình thức đào tạo khác nhau khi tốt nghiệp đại học có cơ hội ngang nhau trong việc công nhận văn bằng, tuyển dụng lao động.
Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy, quy định mới khuyến khích cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo. Thay vì ưu tiên tuyển dụng người có trình độ từ thạc sĩ trở lên làm giảng viên theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Giáo dục đại học 2012.
Sau khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi được thống nhất, ban hành cũng đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau với nội dung quy định này trong Luật, tuy nhiên theo khía cạnh tích cực, quy định này sẽ góp phần tạo điều kiện cho những đối tượng không có khởi điểm học tập như những người khác vẫn có thể hoàn thành chương trình học đại học. Chưa kể đây sẽ là một quy định tốt khi khuyến khích phần lớn những người có ý chí học tập mà điều kiện, hoàn cảnh gia đình không cho phép học đại học có thể vươn lên trong học tập.
Cái chính là những con người thực thi, giám sát thi hành có nghiêm túc và công bằng không mà thôi.
Quỳnh Nga
Theo toquoc
Chính quy hay tại chức: "Bình đẳng" hay không là ở người học! Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua có nội dung không phân biệt giá trị văn bằng chính quy hay tại chức. Nội dung này nhận được nhiều ý kiến trong xã hội, trong đó có ý kiến đồng tình nhưng cũng không ít...