Trường Đại học Y dược hàng đầu Nhật Bản sửa điểm để hạn chế sinh viên nữ
Trường Đại học Y dược Tokyo bị cáo buộc không muốn tuyển sinh viên nữ do lo ngại họ sẽ nghỉ việc sớm nên đa sưa điêm cua nhưng thi sinh nư thi vao trương.
Trường Đại học y dược hàng đầu ở Nhật Bản bị cáo buộc phân biệt đối xử với các sinh viên nữ do họ có xu hướng nghỉ việc sau khi lập gia đình.
Theo tờ Yomiuri Shimbun, Đại học Y dược Tokyo đã “điều chỉnh kết quả thi tuyển sinh” từ năm 2011 đên nay để hạn chế số lượng số lượng sinh viên nữ theo học. Một nguồn tin tiết lộ việc thao túng diễn ra khi tỉ lệ sinh viên nữ đậu đại học y đạt 38% vào năm 2010.
Các phương tiện truyền thông như trang NHK, Ban Thời Sự Kyodo cũng phản ánh về hành động thao túng điểm số này. NHK cho biết điểm số của sinh viên nữ bị giảm khoảng 10% trong những năm qua.
Theo The Guardian, một cuộc điều tra nội bộ cũng tập trung vào cáo buộc rằng ban giám hiệu trường đa nhận hối lộ để nhận con trai của một quan chức cấp cao trong Bộ Giáo dục Nhât Ban vao hoc.
Một y tá chăm sóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện Tokyo. Tỉ lệ bác sĩ nữ ở Nhật dừng lại ở con số 30% hơn 20 năm qua. (Ảnh: Haruyoshi Yamaguchi/Reuters)
Bộ phận hành chính công vụ của trường cho biết họ rất bất ngờ về thông tin mà Yomiuri Shimbun đăng tải và không hề biết gì về sự việc. Nhưng tuyên bố sẽ tiến hành điều tra.
Yoshiko Maeda, người đứng đầu Hội nữ sinh viên y khoa Nhật Bản thể hiện bức xúc vì cảm thấy thật bất công khi phụ nữ bị tước đi quyền lựa chọn sự nghiệp trên fanpage của hội.
Video đang HOT
“Thay vì lo lắng phụ nữ sẽ nghỉ việc, họ nên tập trung tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi cho phụ nữ. Và chúng ta cần cải cách chế độ làm việc, không chỉ để ngăn chặn những cái chết do làm việc quá sức mà còn tạo ra nơi mà moi người đều phát huy hết khả năng của mình bất kể giới tính nào”, Yoshiko Maeda noi.
Tỷ lệ sinh của Nhật Bản duy trì ở mức thấp và tốc độ già hóa ngày càng tăng khiến nhiều nơi làm việc bao gồm bệnh viện luôn trong trình trạng thiếu nhân lực.
Bộ Y tế, Bộ Lao động và Phúc lợi kêu gọi các cơ sở y tế tạo điều kiện thuận lợi và ủng hộ các nữ bác sĩ trở lại làm việc sau khi nghỉ thai sản, cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Phụ nữ chiếm 40% trong lực lượng lao động Nhật Bản, nhưng những bác sĩ đạt yêu cầu trình độ chỉ dừng lại ở 30% hơn 20 năm qua. Bộ trưởng Bộ giáo dục, Yoshimasa Hayashi, đã nói: “Phân biệt đối xử trong kỳ thi tuyển sinh đại học là không thể chấp nhận được”. Ông sẽ đưa ra quyết định cuối cùng sau khi có kết quả chính thức từ trường.
Theo Yomiuri Shimbun, trường Tokyo hạn chế tỉ lệ nữ sinh trong lớp khoảng 30% bằng việc thao túng điểm kiểm tra.
Kết quả tuyển sinh công bố trên Associated Press cho thấy tỉ lệ trúng tuyển của sinh viên từ 24% (2009) đến 38% (2010). Con số trên chỉ còn 18% trong năm nay. Tỉ lệ nữ sinh nhập học là 2,9% so với 8,9% sinh viên nam.
Theo vtc.vn
Biểu đồ chỉ ra sự bất thường "khủng khiếp" điểm thi môn Toán của Hà Giang
Nếu theo xu hướng của cả nước, Hà Giang chỉ có 7 thí sinh ở ngưỡng điểm 8.6 đến 9.6 môn thi Toán THPT quốc gia, nhưng trong thực tế con số thí sinh đạt điểm này là 72, tức cao gấp 10 lần so với cả nước. Điểm số cao ở Hà Giang vượt quá cao so với kỳ vọng thực tế - đến mức khó tin.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, GS Nguyễn Văn Tuấn Viện Garvan (Australia) cho biết, ông may mắn được cung cấp toàn bộ số liệu điểm thi của mỗi thí sinh cho mỗi môn thi trên cả nước, trong đó có tỉnh Hà Giang. Đây là dữ liệu cực kỳ quý, vì dựa vào dữ liệu này, có thể trả lời cụ thể các câu hỏi.
GS Nguyễn Văn Tuấn
Về việc dư luận, công chúng ngạc nhiên và đặt câu hỏi về kỳ thi THPT quốc gia liên quan đến điểm thi ở Hà Giang, theo ông Tuấn là hợp lý. Xét trên số liệu thực tế thì kết quả rất đáng nghi ngờ. Cho dù không thể nói có việc sửa điểm hay gì đó nhưng điểm số môn Toán của Hà Giang rất khác biệt so với quy luật chung của toàn quốc, sự khác biệt này không phải là ngẫu nhiên mà đó là sự bất thường. Rất có thể sự khác biệt này là do sự can thiệp của con người.
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, để xác minh điều này không khó, xác minh các thí sinh có điểm bất thường mà biểu đồ thể hiện ra một cách dễ dàng rồi xem qua lực học của các em trước đây hoặc cho các em ấy thi lại. Số lượng chỉ vài chục em, việc này hoàn toàn có thể thực hiện được.
Biểu đồ này cho thấy phân bố điểm của Hà Giang (màu hồng) và của cả nước (màu xanh). Có hai điểm chính có thể rút ra từ hình này: (a) Điểm trung vị của Hà Giang là khoảng 3.2, thấp hơn điểm của toàn quốc (trung vị khoảng 5.0); (b) Phân bố điểm của Hà Giang có vẻ bất thường ở điểm từ 8 đến 10. Chú ý đường biểu diễn của Hà Giang "nhô lên" trong khi đáng lí ra phải smooth như cả nước.
Để kiểm tra kĩ hơn chỗ "nhô lên" đó, cần phải phân tích so sánh giữa phân bố điểm thực tế của Hà Giang và điểm của cả nước.. Ví dụ, chú ý cột số 4 (Ha Giang), ở điểm 9, nếu theo phân bố quốc gia thì chúng ta kì vọng Hà Giang có 1 em đạt điểm này. Thế nhưng trong thực tế, Hà Giang có đến 20 em đạt điểm 9 (cột 3).
Nếu phân bố điểm thi của Hà Giang tương đương với phân bố của cả nước, thì cột thứ 5 sẽ gần bằng 0. Nhưng chúng ta thấy trong thực tế thì không phải vậy, và vài chỗ lệch thể hiện rất rõ sau đây:
- Ở điểm thấp (từ 1 đến 3.6), số thí sinh Hà Giang cao hơn so với giá trị kì vọng
- Nhưng ở điểm cao hơn (từ 4.0 đến 7.8) thì số thí sinh Hà Giang thấp hơn giá trị kì vọng của cả nước
- Nhưng điều thú vị nhất là ở điểm cao 'top' (từ 8.6 đến 9.6) số thí sinh Hà Giang cao hơn so với phân bố cả nước. Nếu theo xu hướng của cả nước, Hà Giang chỉ có 7 thí sinh ở ngưỡng điểm 8.6 đến 9.6, nhưng trong thực tế con số thí sinh đạt điểm này là 72, tức cao gấp ~10 lần so với cả nước.
Biểu đồ này có mục đích nhận dạng cụ thể thí sinh nào có điểm cao bất thường. GS Tuấn tìm mối liên hệ giữa môn Toán và các môn khác; sau đó dựa vào điểm của các môn khác tính giá trị kì vọng điểm môn toán cho mỗi em sau đó mình so sánh điểm kì vọng và điểm thực tế. Nếu điểm thực tế cao gấp 4 độ lệch chuẩn kì vọng là bất thường. Tại sao 4? Vì 4 độ lệch chuẩn là 99.99%, nên nếu cao hơn con số này thì xem như là "quá cỡ" (khó tin).
Đường màu đỏ là giá trị kỳ vọng (đáng lý là phải vậy). Chỉ cần 1 cá nhân là đã phải nghi ngờ, và ở đây là khoảng 20 em trên đường màu đỏ, vượt xa kỳ vọng có thể xem là bất bình thường, đặc biệt có một thí sinh "ngồi" riêng ở vị trí rất xa các bạn khác. Đây là những con số phải nghi ngờ ngay.
Có trên 950 thí sinh điểm 0 môn Toán là bất thường
GS Nguyễn Văn Tuấn phân tích, môn Toán có 50 câu, mỗi câu có 4 lựa chọn. Do đó, xác suất sai cho mỗi câu hỏi là 3/4. Xác suất một thí sinh sai tất cả 50 câu phải là p = (3/4)^50 = 0.0000005663 (giả định độc lập). Nhưng ở đây, chúng ta có n=917484 thí sinh. Gọi x là số thí sinh có điểm 0, lí thuyết phân bố nhị phân cho biết giá trị trung bình của x là mean(x) = np = 0.51 và độ lệch chuẩn sd = sqrt(n*p*(1-p)) = 0.72.
Dùng hai tham số này để mô phỏng thì chúng ta có thể tính xác suất có 951 thí sinh có điểm 0: 1-pnorm(951, mean=0.51, sd=0.72) kết quả là 0. Một cách khác là giá trị kì vọng trong số 1 triệu thí sinh thi, thì tối đa chỉ có 3 thí sinh với điểm 0 môn toán. Nhưng trong thực tế, kì thi này ghi nhận có đến 951 thí sinh có điểm 0. Và, đó là điều bất thường.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam Sợ mất học bổng, một nam sinh Việt tại Singapore đã đột nhập tài khoản của giáo sư để sửa điểm và bị lĩnh án bốn tháng tù. Tran Gia Hung, 22 tuổi, nhận được học bổng Asean của Đại học Quản lý Singapore (SMU). Khi vừa bước vào học kỳ hai năm nhất, nam sinh đã đột nhập tài khoản của GS...