Trường đại học Văn Lang tuyển sinh ngành quan hệ công chúng vượt năng lực đào tạo?
Một số sinh viên, giảng viên của Khoa Quan hệ công chúng – truyền thông Trường đại học Văn Lang nghi ngờ trường tuyển vượt quy mô quá nhiều khiến quyền lợi của người dạy và người học bị ảnh hưởng.
Có thông tin từ đầu năm học 2020-2021, một lãnh đạo Khoa Quan hệ công chúng – truyền thông Trường đại học (ĐH) Văn Lang “khoe” khoa đón nhận 1.820 tân sinh viên K26, đưa tổng số sinh viên bốn khóa của khoa lên đến 4.300 sinh viên.
Theo tìm hiểu, con số này không phải là “nổ” suông, mà có cơ sở. Tài liệu Báo Phụ Nữ TP.HCM thu thập được cho thấy, danh sách chủ nhiệm lớp sinh viên học kỳ I năm học 2020-2021 của Khoa Quan hệ công chúng – truyền thông lên đến hơn 4.100 sinh viên.
Trong đó, riêng sinh viên khóa 26 hơn 1.800 sinh viên. Con số này quả thật không bình thường khi tổng chỉ tiêu năm 2020 do trường công bố là 6.885 sinh viên cho 40 ngành đào tạo. Như vậy, chỉ tiêu thực sự của ngành quan hệ công chúng là bao nhiêu trong tổng chỉ tiêu của trường mà lại tuyển đông sinh viên đến vậy?
Trường đại học Văn Lang tuyển sinh ngành quan hệ công chúng vượt gần gấp đôi so với năng lực đào tạo
Để đối chiếu dữ liệu, chúng tôi lần tìm lại đề án tuyển sinh 2020 của Trường ĐH Văn Lang trên website trường cũng như trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) nhưng đều không còn tồn tại.
Tuy nhiên, theo nguồn tin riêng của Báo Phụ Nữ TP.HCM, thông tin trong đề án tuyển sinh chính thức của trường này trong hai năm 2019 và 2020 cho thấy quy mô sinh viên của Khoa Quan hệ công chúng – truyền thông phát triển “ nóng”.
Cụ thể, năm 2017, chỉ tiêu của ngành quan hệ công chúng là 180, tuyển vào 471 sinh viên với điểm chuẩn 19. Năm 2018 có chỉ tiêu là 210, tuyển vào 387 sinh viên với điểm chuẩn 18. Đến năm 2019, chỉ tiêu là 150, tuyển vào 217 sinh viên với điểm chuẩn 17 điểm. 1.075 là số sinh viên trúng tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia. Còn tổng quy mô của ngành này tính đến ngày 31/12/2019 là 2.627 sinh viên bậc ĐH chính quy. Điều này có nghĩa là trong năm 2020, không chỉ chỉ tiêu mà số lượng sinh viên được tuyển vào ngành quan hệ công chúng cũng tăng mạnh.
Video đang HOT
Một số giảng viên và sinh viên đang học tập và giảng dạy tại khoa này thừa nhận có thể do sự “nở nồi” tuyển sinh đã khiến người học bị ảnh hưởng. Một sinh viên năm thứ ba Khoa Quan hệ công chúng – truyền thông cho biết: lớp học các môn chuyên ngành gần 100 sinh viên/lớp khiến chất lượng dạy và học không đảm bảo.
Môn đại cương lớp đông đã đành nhưng môn chuyên ngành lẽ ra phải là lớp nhỏ, sĩ số ít, giảng viên có nhiều thời gian cho các hoạt động giảng dạy và tương tác với sinh viên hơn. Đó là chưa kể có nhiều giảng viên thỉnh giảng nên xảy ra hiện tượng đổi giảng viên giữa chừng.
Hay như giảng viên K. chưa có bằng thạc sĩ, được nhận vào trường làm trợ giảng 2 nhưng sau đó lại được cho phụ trách dạy sáu lớp với gần 500 sinh viên và còn chủ nhiệm lớp. Một giảng viên của khoa cho hay, trường tăng quy mô tuyển sinh quá “nóng” trong những năm qua trong khi giảng viên không đủ khiến một vài giảng viên phải “ôm” nhiều lớp chủ nhiệm, lớp học cũng rất đông…
Thực tế hiện nay, một số trường ĐH sử dụng nguồn giảng viên thỉnh giảng nhưng ký hợp đồng dài hạn. Những giảng viên này được tính vào tỷ lệ giảng viên/sinh viên khi nhà trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.
Một lãnh đạo của Trường ĐH Văn Lang cho biết: tại thời điểm xác định chỉ tiêu trong đề án tuyển sinh 2020, số lượng giảng viên cơ hữu của trường là 1.129, số giảng viên quy đổi tương ứng là 1.526,5 giảng viên, trong đó khối ngành VII (bao gồm ngành quan hệ công chúng) là 402 giảng viên quy đổi. Cập nhật tại thời điểm ngày 30/11/2020, số lượng giảng viên cơ hữu của trường là 1.695, số giảng viên quy đổi tương ứng là 1.758, trong đó khối ngành VII là 461 giảng viên quy đổi. Về tổng thể, năng lực đào tạo của trường là hơn 38.000 sinh viên, trong khi quy mô hiện tại chỉ hơn 32.600 sinh viên, vẫn thừa năng lực đào tạo.
Đối với khối ngành VII, tại thời điểm 30/11/2020, năng lực đào tạo của trường là 11.523 sinh viên, trong khi quy mô thực tế là 11.978 sinh viên. Theo Thông tư 09, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh là theo khối ngành đào tạo, khối ngành VII của trường chỉ còn thiếu 18 giảng viên quy đổi.
Nhưng đó là khi xét theo quy mô tổng thể toàn trường hay theo nhóm ngành, điều kiện nếu có thiếu cũng không đáng là bao. Tuy nhiên, nếu tính riêng ngành quan hệ công chúng thì sẽ thấy nhà trường đang tuyển sinh vượt gần gấp đôi so với năng lực đào tạo vốn có.
Cụ thể, số giảng viên hiện có của ngành này là 82, số giảng viên quy đổi là 107, nên năng lực đào tạo hiện tại của ngành này là hơn 2.600 sinh viên. Trong khi đó, quy mô đang đào tạo lên đến 4.125 sinh viên. Số liệu tính đến ngày 30/11/2020 cho thấy, ngành quan hệ công chúng còn thiếu 57 giảng viên quy đổi. Việc tuyển sinh và đào tạo nhiều hơn năng lực vốn có không chỉ khiến người học bị ảnh hưởng, mà kể cả người dạy cũng khó tránh khỏi áp lực.
Theo Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT, hiện vụ đã có công văn chuyển Thanh tra Bộ GD-ĐT làm rõ và xử lý những vấn
đề trên.
Chấm lại bài thi gần 500 sinh viên vì... giảng viên nghỉ việc
Trường ĐH Văn Lang yêu cầu gần 500 sinh viên khoa quan hệ công chúng - truyền thông phải nộp lại bài thi giữa kỳ hai môn thi để chấm lại vì giảng viên nghỉ việc.
Buổi đối thoại giữa lãnh đạo Trường ĐH Văn Lang với sinh viên khoa quan hệ công chúng - truyền thông hôm 18-11 - Ảnh: Sinh viên cung cấp
Theo sinh viên khóa 24 khoa quan hệ công chúng - truyền thông Trường ĐH Văn Lang, nhà trường đã yêu cầu tất cả sinh viên của 6 lớp học 2 môn: quy trinh san xuât san phâm truyên hinh và mon PR - tiêp thi do giảng viên N.C.K. phụ trách phải nộp lại bài thi giữa kỳ trước đây đã nộp cho giảng viên này để giảng viên khác chấm lại.
Đồng thời, sinh viên cũng cho biết hiện đã nộp bài thi cuối kỳ 2 môn học trên hôm 21-12 để khoa cử giảng viên khác chấm.
"Giảng viên mới có đưa bài mẫu làm bài tập cuối kỳ để tham khảo, nhưng bài mẫu lại không giống cách thầy K. dạy trước đây. Do không học buổi nào với giảng viên mới, chúng tôi vẫn làm theo cách giảng viên cũ dạy trước đây nên không biết bài sẽ được chấm thế nào", nhóm sinh viên lo lắng.
Trước đó, lãnh đạo nhà trường và ban chủ nhiệm khoa quan hệ công chúng - truyền thông Trường ĐH Văn Lang đã hai lần tổ chức đối thoại với sinh viên khóa 24 để thông tin về việc thay đổi giảng viên đang phụ trách hai môn học.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 26-12, bà Hoàng Xuân Phương, phó trưởng khoa quan hệ công chúng - truyền thông, cho biết thêm nhà trường đã tổ chức gặp gỡ trực tiếp sinh viên vào các ngày 18 và 23-11 để trao đổi, lắng nghe ý kiến của sinh viên và nắm thông tin về môn học, từ đó có hướng xử lý đảm bảo quyền lợi người học khi phải thay đổi giảng viên.
"Do giảng viên cũ phụ trách môn học nghỉ việc nhưng không bàn giao điểm giữa kỳ nên khoa yêu cầu sinh viên nộp lại bài tập trước đây đã nộp để được chấm lại. Các em không cần làm lại bài mới. Hiện nay, giảng viên cũng đang trong quá trình chấm điểm cuối kỳ hai môn này. Dự kiến trong tuần tới sẽ có điểm", bà Phương cho hay.
Theo lãnh đạo Trường ĐH Văn Lang, ông N.C.K. được trường tuyển dụng với chức danh "trợ giảng 2" và bắt đầu làm việc từ ngày 22-9, nhưng đến ngày 9-11 giảng viên này nộp đơn xin thôi việc theo nguyện vọng cá nhân.
"Dù trường đã mời nhiều lần nhưng giảng viên N.C.K. không đến làm việc để bàn giao điểm. Để đảm bảo quyền lợi điểm số cho sinh viên, trường chỉ lấy 2 cột điểm giữa kỳ và cuối kỳ. Việc này được thống nhất giữa giảng viên giảng dạy thay thế với sinh viên", đại diện nhà trường cho biết.
Trước đó, trong buổi đối thoại với hiệu trưởng và ban chủ nhiệm khoa, gần 500 sinh viên khóa 24 đều phản ứng, bức xúc với việc nhiều lớp chỉ còn học 1-2 buổi và đang làm bài thi cuối kỳ nhưng trường lại thay đổi giảng viên. Một số môn học giảng viên thỉnh giảng dạy 1-2 buổi rồi đổi giảng viên khác khiến sinh viên ngỡ ngàng.
Giảng viên cũ nói gì?
Trong khi đó, giảng viên N.C.K. lại cho biết ngay 11-11 ông nộp đơn xin nghỉ việc, trong đon ghi ro thơi gian nghi la ngay 30-11, sau khi đã kết thúc thời gian dạy 2 môn học.
"Toi chua vi pham quy đinh nao vê hoat đọng giang day cua nha truơng, toi cung khong co y đinh ngưng day nửa chừng 6 lơp ma toi đang dạy, nhưng truơng khong lien lac vơi tôi rồi chu đọng đua hai giảng viên khác dạy thay.
Trong khi điêm giưa ky cua cac em toi đang giư, bai lam nhom cuôi ky cua cac em sinh vien do toi ra đê, bay giơ toi khong đuơc châm bai.
Cả điểm cuối kỳ và giữa kỳ tôi không được nhúng tay vô. Vạy co cong băng cho toi va sinh vien hay khong khi mọt nguơi day 80% sô tiêt bị câm day, châm bai va nguơi châm điêm chi day 20%", ông K. nói.
Trường Đại học Văn Lang có trên 50 ngành đào tạo bậc đại học Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Phùng Xuân Nhạ đã đến dự lễ kỷ niệm 25 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của trường. Ngày 21/11/2020, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Giáo sư Phùng Xuân Nhạ đã đến dự lễ kỷ niệm 25 năm thành lập, trao Huân chương Lao động...