Trường đại học ứng phó thế nào khi sinh viên tìm người học thuê, thi hộ cuối học kỳ?
Nhiều trường đại học kịp thời có những cách ứng phó, ngăn chặn “mánh khóe” gian lận của sinh viên khi học, thi online.
Ảnh minh hoạ
Do dịch COVID-19, các trường đang học trực tuyến. Cùng với việc học, các trường tổ chức thi học kỳ, học phần, thậm chí thi tốt nghiệp hay bảo vệ khoá luận tốt nghiệp theo hình thức trực tuyến.
Tiêu cực theo đó cũng phát sinh. Trên mạng xã Facebook đã xuất hiện hàng loạt hội nhóm mang tên “hỗ trợ học tập” như “Hỗ trợ sinh viên học tập – Làm bài”, “Hỗ trợ – Giúp đỡ học tập”, “Hỗ trợ học tập”… thu hút hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn thành viên tham gia.
Nhiều sinh viên dùng nick ảo tìm người thi hộ
Khi “cầu” và “cung” gặp nhau, quá trình “hỗ trợ” diễn ra dưới hình thức: vào giờ thi, sinh viên gửi đề cho bên dịch vụ làm giúp và chuyển lại thông qua các thiết bị thông minh.
Trước mánh khóe gian lận thi trực tuyến của sinh viên, nhiều trường đại học đã chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn.
Ths Nguyễn Hữu Cương, Trưởng phòng khảo thí, Đại học Lâm Nghiệp cho biết, để đảm bảo công bằng minh bạch cho kỳ thi, nhà trường đã thay đổi nhiều hình thức thi.
Theo thầy Cương, trường áp dụng 3 hình thức thi. Hai hình thức đầu là nộp tiểu luận/ bài tập lớn và thi vấn đáp. Hình thức thi cuối cùng là thi trực tuyến trên phần mềm.
Với nộp tiểu luận, sinh viên gửi bài theo hình thức trực tuyến. Còn với thi vấn đáp, giảng viên sẽ tham gia hỏi, đề được bốc ngẫu nhiên, toàn bộ quá trình thi được ghi âm, ghi hình nên gian lận gần như không có.
Video đang HOT
Trong suốt quá trình diễn ra thi, mỗi phòng thi sẽ có 2 giám thị bao quát toàn bộ sinh viên. Khi sinh viên vào thi trực tuyến phải có 2 thiết bị, một thiết bị chiếu thẳng mặt, một máy chiếu toàn cảnh ngồi làm bài và phải bật camera và bật mic để kiểm soát trong quá trình thi.
“Phần mềm sẽ hỗ trợ tính năng chống gian lận như cảnh báo khi người thi mở trình duyệt khác; tự động chụp màn hình của thí sinh vào nhiều thời điểm ngẫu nhiên và lưu hệ thống. Như vậy, sinh viên thoát ra hoặc truy cập tài liệu trong quá trình thi nhiều khả năng sẽ bị phát hiện”, thầy Cương nhấn mạnh.
Đối với các sinh viên ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, Trường Đại học Lâm Nghiệp sẽ hoãn thi và có thể linh hoạt trong các đề mở để khắc phục khó khăn về đường truyền.
Cùng với giám sát chặt quá trình làm bài thi, Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM sẽ “siết” xử lý thí sinh vi phạm.
“Các sinh viên bị kỷ luật đình chỉ thi nếu bị phát hiện vi phạm một trong 4 lỗi như thông qua camera và micro phát hiện sử dụng tài liệu; nhờ người thi hộ, nhờ người hỗ trợ làm bài thi; làm bài theo nhóm hoặc trao đổi bài. Những trường hợp thí sinh bị đình chỉ thi đều bị chấm 0 điểm. Các sinh viên bị khiển trách do vi phạm lỗi không mở camera và micro khi cán bộ coi thi yêu cầu đến lần thứ 2, sẽ bị trừ 25% số điểm bài thi. Tương tự, các trường hợp để cán bộ coi thi yêu cầu đến lần thứ 3 đã bị kỷ luật cảnh cáo và bị trừ 50% số điểm bài thi”, đại diện Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM cho biết.
TS Trần Mạnh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng, chia sẻ, hiện trường áp dụng 4 hình thức thi. Hai hình thức đầu là nộp tiểu luận/ bài tập lớn và thi vấn đáp. Với nộp tiểu luận, sinh viên gửi bài theo hình thức trực tuyến. Còn với thi vấn đáp, hai giảng viên sẽ tham gia hỏi, đề được bốc ngẫu nhiên, toàn bộ quá trình thi được ghi âm, ghi hình nên gian lận là không có.
Hình thức thứ ba được Học viện Ngân hàng áp dụng là thi viết tự luận, tức thí sinh làm bài ra giấy trước sự giám sát trực tuyến từ cán bộ coi thi. Ở những môn theo hình thức này, giảng viên sẽ chuẩn bị ngân hàng câu hỏi đủ lớn để bộ phận khảo thí bốc ngẫu nhiên. Trong quá trình thi, 30 sinh viên một phòng được giám sát bởi hai cán bộ, các em phải bật camera và micro. Khi nộp bài, sinh viên scan bản viết tay. Trường sẽ hậu kiểm ngẫu nhiên, đối chiếu chữ viết tay với các bài thi trước đó và với tờ khai sinh viên khi vào trường. Nếu có dấu hiệu bất thường, trường có chế tài xử lý, ví dụ đình chỉ học tập một năm.
Hình thức cuối cùng là thi online trên phần mềm trực tuyến. Ông Hà cho biết, phần mềm có thể thi cả trắc nghiệm và tự luận, kèm một số tính năng chống gian lận như cảnh báo khi người thi mở trình duyệt khác; tự động chụp màn hình của thí sinh vào nhiều thời điểm ngẫu nhiên và lưu hệ thống. Như vậy, sinh viên thoát ra hoặc truy cập tài liệu trong quá trình thi nhiều khả năng sẽ bị phát hiện.
Theo ông Hà, trải qua hai đợt thi online vào năm ngoài và đang ở đợt thi thứ ba, nhà trường chưa phát hiện sinh viên thi hộ nhờ các biện pháp trên. Tuy nhiên, những sự cố trong quá trình thi như rớt mạng, đột ngột camera hỏng hay scan bài gửi lên hệ thống không đủ thời gian quy định… vẫn xảy ra.
“Với các trường hợp như vậy, nhà trường sẽ tìm hiểu, có vi phạm sẽ xử lý theo quy chế, còn vì lý do khách quan sẽ cho thi lại để đảm bảo quyền lợi của sinh viên và chất lượng đào tạo của trường”, ông Hà nói.
Ngoài ra, nhiều trường tăng số lượng học phần làm đồ án môn học. TS Trịnh Văn Toàn, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Điện lực (Hà Nội), cho hay, làm đồ án môn học tức sinh viên phải bảo vệ đồ án đó trước giảng viên. Với cách này, sinh viên buộc phải làm thật mới có thể trình bày và trả lời vấn đáp từ giảng viên.
Đại diện các trường đại học nhấn mạnh, ý thức của sinh viên vẫn là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, với những cách thức được áp dụng, các trường tự tin sẽ hạn chế tối đa gian lận trong thi cử trực tuyến.
Trước đó, như Báo Pháp luật Việt Nam đưa tin, trong học kỳ 2 năm 2020 – 2021, trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP HCM) đã phát hiện gian lận và đình chỉ thi gần 80 trường hợp trong quá trình thi trực tuyến. Ngoài ra, Ban giám hiệu nhà trường cũng xử lý kỷ luật cảnh cáo, khiển trách nhiều sinh viên.
Xuất hiện thi hộ online, đại học nhiều cách ứng phó
Khi tổ chức thi trực tuyến, sinh viên có những mánh khoé để qua môn thì các trường đại học cũng có nhiều cách để chống gian lận.
Do dịch Covid-19 hiện các trường đang học trực tuyến. Cùng với việc học các các trường tổ chức thi học kỳ, học phần, thậm chí thi tốt nghiệp hay bảo vệ khoá luận tốt nghiệp theo hình thức trực tuyến
Vấn đề gian lận trong thi cử khi học, thi trực tiếp đã xảy ra. Tại nhiều trường đại học, hàng chục sinh viên bị đình chỉ, buộc thôi học vì nhờ thi hộ chuẩn đầu ra tiếng Anh hoặc tin học, thậm chí là kết thúc môn học.
Trên mạng xã hiện nay xuất hiện nhiều nhóm hỗ trợ thi cử, làm bài kiểm tra tất cả mọi cấp học, từ các bài kiểm tra đến làm tiểu luận, thi học phần, luận văn tốt nghiệp cam kết đạt điểm 7, 8, 9 thậm chí 10.
Theo thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, học trực tuyến giảng viên đã rất vất vả thì khi tổ chức thi trực tuyến giáo viên càng vất vả hơn rất nhiều.
Nhìn nhận về việc thi hộ khi tổ chức thi trực truyến, ông Sơn cho hay có xảy ra nhưng các trường sẽ có cách để giám sát. Cụ thể, giám khảo giám sát 24/24, sinh viên có mặt suốt giờ thi thì mới chứng nhận bài làm. Nếu có bất cứ hình thức nào có dấu hiệu bất thường ngay lập tức giám thị sẽ kiểm tra và phát hiện thì sẽ đình chỉ thi ngay. Sau khi thi xong thì giám khảo 1 sẽ thu bài thi và giám khảo 2 sẽ giám sát sinh viên, nếu bất cứ sinh viên nào gian lận thì sẽ bị đình chỉ. Sau khi thi xong giảng viên sẽ chấm và nếu bài nào có dấu hiệu bất thường thì chấm hội đồng để thẩm định lại bài thi ấy.
Nhiều nhóm thi hộ xuất hiện trên mạng xã hội
Đối với các hình thức làm tiểu luận, luận văn, ông Sơn cho hay trường sẽ ra đề mở để sinh viên có quyền dùng tài liệu, nhưng sẽ có phần mềm để kiểm tra xem sinh viên có lấy bài của người khác không. Điều đó đòi hỏi sinh viên phải có ý tưởng và phải viết ra ý tưởng của chính mình mới được chấm điểm.
"Sinh viên viết như thế nào thì trong quá trình học giảng viên cũng đã biết. Ý tưởng mỗi người là không giống nhau, nếu nhờ người khác viết hộ thì họ người làm hộ cũng chỉ copy trên mạng và giảng viên khi chấm sẽ biết"- ông Sơn cảnh báo.
TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cho rằng gian lận trong thi cử trực tuyến là mỗi quan tâm của trường, vì vậy trường đã thay đổi hình thức tổ chức thi. Những môn học mang tính tổng quát sẽ thi theo hình thức tự luận, ra đề mở. Những môn có khả năng gian lận cao thì sẽ thi vấn đáp. Những môn như Tiếng Anh sẽ thi trên hệ thống và có giám sát qua zoom, đồng thời đề thi sẽ thiết kế kỹ thuật chỉ chạy trong 1 khoảng thời gian ngắn sau đó ẩn đi. Những môn học phải làm tiểu luận thì ngoài sản phẩm sinh viên sẽ phải báo cáo với giảng viên.
"Việc này nhằm hạn chế tối thiểu gian lận xảy ra chứ không thể 100%. Vì vậy học trực tuyến thì sẽ đánh giá quá trình học hơn là kỳ thi, cho nên điểm thi chỉ là điểm số ít"- ông Nhân nói. Ở Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, theo ông Nhân hiện chưa phát hiện gian lận khi thi trực tuyến nhưng sinh viên có mánh khoé khi thấy đề khó thì lấy lý do kỹ thuật và không thi nữa để giám thị sẽ huỷ kết quả sau đó cho thi lại.
TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Nha Trang, cho rằng vấn đề thi hộ, nhờ người thi hộ luôn là vấn đề quan tâm đặc biệt khi thực hiện đánh giá trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Cách đây 1 năm khi trường triển khai tổ chức thi, đánh giá trực tuyến đã nhận thức rất rõ vấn đề này. Trường yêu cầu dù thi bằng hình thức nào thì giảng viên đều lưu trữ (ghi hình video, bài làm, tiểu luận... ) trên hệ thống e-learning của trường để phục vụ hậu kiểm.
Mặt khác, trường khuyến khích giảng viên tổ thức thi vấn đáp bằng hình thức trực tuyến. Trong đó yêu cầu từng sinh viên truy cập vào ứng dụng google meet hoặc zoom meeting theo thời gian lập sẵn, bật camera, kiểm tra thẻ sinh viên, ghi video toàn thời gian sinh viên trả lời trực tuyến câu hỏi thi.
(Ảnh minh hoạ)
Ông Phương cho hay, nhà trường giao quyền chủ động cho giảng viên bố trí thời gian theo thời khóa biểu, thực hiện cho đến khi hết sinh viên trong lớp để hạn chế tối đa hình thức thi hộ, nhờ người thi hộ.
Đối với bài thi tự luận trên giấy, sinh viên phải chụp bài thi và đẩy lên hệ thống e-learning của trường. Với hình thức này chỉ cho đúng sinh viên truy cập thông vào hệ thống, đúng thời gian để biết đề thi thông qua user và mật khẩu riêng của mỗi sinh viên. Trường yêu cầu sinh viên phải có 2 thiết bị camera để giảng viên giám sát được sinh viên làm bài và khu vực sinh viên ngồi làm bài thi, ghi video toàn bộ thời gian thi. Đặc biệt, quy định giảng viên phải "vấn đáp xác thực" khoảng 15% số lượng sinh viên, trong đó đặc biệt quan tâm đến các nhóm sinh viên có yếu tố bất thường mà giảng viên nhận thấy trong quá trình coi thi, giám sát thi và chấm thi.
Đối với các hình thức khác như như cho sinh viên làm bài tiểu luận nộp trên e-learning thì sau đó giảng viên sẽ chấm và thi vấn đáp để xem có đúng thực sự sinh viên làm hay không.
Cũng theo ông Phương, để ngăn ngừa vấn đề này nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho giảng viên và đặc biệt là sinh viên, cảnh báo về hậu quả của việc thi hộ, nhờ người thi hộ bằng các hình thức rất nghiêm khắc từ trừ điểm, cảnh báo và cho nghỉ học 1 học kỳ, 1 năm và đuổi học...
Phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM vừa cho biết, học kỳ 2 năm 2020-2021, trường đã kỷ luật nhiều sinh viên. Trong đó có 78 sinh viên bị đình chỉ thi.
Nguyên nhân là sử dụng tài liệu; nhờ người thi hộ, nhờ người hỗ trợ làm bài thi; làm bài theo nhóm hoặc trao đổi bài. Những trường hợp thí sinh bị đình chỉ thi đều bị chấm 0 điểm.
Học online, lo chuyện thi cử Sau thời gian học online (trực tuyến) và dự kiến sẽ kéo dài hình thức này đến hết học kỳ I, nhiều học sinh và giáo viên tại TP.HCM lo lắng việc kiểm tra 1 tiết, thi học kỳ sẽ như thế nào? Em P.T.Thanh Trúc, học sinh lớp 11, than: "Khi nghe tin hai tuần nữa là kiểm tra giữa học kỳ...