Trường đại học trong đại học không phải mô hình đại học đa lĩnh vực – university

Theo dõi VGT trên

Giáo sư Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học ( Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, việc các trường hướng tới đại học đa lĩnh vực là xu hướng tốt.

Hiện nay nhiều trường đại học đang dự kiến thời gian hướng tới trở thành “đại học”, đa ngành, đa lĩnh vực trong 3- 5 năm nữa khi thực hiện tự chủ toàn diện. Vấn đề này đặt ra câu hỏi là làm sao để có được các đại học đa lĩnh vực đích thực. Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, việc các trường hướng tới đại học đa lĩnh vực đó là xu hướng tốt.

Giáo sư Lâm Quang Thiệp nêu, theo kinh nghiệm của các hệ thống giáo dục đại học phương Tây, mô hình trường đại học có hiệu quả nhất chính là mô hình đại học đa lĩnh vực (university), vì 2 lý do cơ bản.

Một là , các đại học đa lĩnh vực sẽ đào tạo sinh viên tốt ở phần giáo dục đại cương, phần rất quan trọng của kiến thức đại học mà chỉ trong các university mới có đủ đội ngũ giáo sư, giảng viên có trình độ cao để giảng dạy tốt các chương trình giáo dục này.

Hai là , các đại học đa lĩnh vực có ưu thế về nghiên cứu và phục vụ xã hội, vì ngày nay các đề tài nghiên cứu lớn đều là các đề tài có tính liên ngành, các hoạt động phục vụ xã hội cũng vậy. Và đại học đa lĩnh vực bao gồm nhiều ngành đào tạo khác nhau dễ đối phó với sự biến động về nhu cầu của từng nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Trường đại học trong đại học không phải mô hình đại học đa lĩnh vực - university - Hình 1

Giáo sư Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) (ảnh: Thùy Linh)

Từ những ưu thế của đại học đa lĩnh vực, Giáo sư Lâm Quang Thiệp cho rằng, mục tiêu để trở thành đại học đa lĩnh vực là xu hướng quốc tế tuy nhiên đó phải là đại học đa lĩnh vực đích thực chứ trong nhiều năm nay 5 đại học đa lĩnh vực của Việt Nam (bao gồm 2 đại học quốc gia và 3 đại học vùng) hoạt động không đúng là đại học đa lĩnh vực nên không phát huy được tác dụng.

Giáo sư Lâm Quang Thiệp phân tích, vì những ưu thế của mô hình đại học đa lĩnh vực nên khi chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, nhiều nước đã chuyển các trường đang học đơn ngành hoặc đơn lĩnh vực sang đại học đa lĩnh vực ( Liên bang Nga, Trung Quốc, các nước Đông Âu).

Tại Việt Nam, vào đầu thập niên 1990, khi Chính phủ chủ trương xây dựng một số trường đại học mạnh cho nước ta, Thủ tướng Võ Văn Kiệt yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế các đại học này.

Theo yêu cầu đó Bộ đã đề nghị xây dựng Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, ba đại học vùng là Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng theo mô hình đại học đa lĩnh vực

Video đang HOT

Tuy nhiên việc thực hiện đã diễn ra không đúng như thiết kế, lý do chủ yếu là các trường thành viên phản đối việc sáp nhập, vì mất nhiều “ghế” quản lý và “trường” bị hạ cấp thành khoa.

Các nhà tổ chức phải thỏa hiệp bằng cách giữ nguyên vị trí các trường thành viên, không thay đổi các chức vụ quản lý trước đây, do đó các quy chế tổ chức được xây dựng theo mô hình đại học hai cấp.

Theo mô hình này, hoạt động trong các trường thành viên hầu như vẫn giữ như cũ, sự kết nối giữa các trường thành viên với nhau rất lỏng lẻo, và cấp quản lý trên cùng của “đại học” thực hiện một cơ chế quản lý trung gian gián tiếp, giống như các “bộ đại học” nhỏ. Các đại học “hai cấp” ở nước ta không phát huy được các thế mạnh của mô hình “university” như đã nêu trên đây.

Trước hết, các trường thành viên đều là các trường đơn ngành, đơn lĩnh vực, lại liên kết với nhau rất lỏng lẻo, hầu như hoàn toàn độc lập về đào tạo, nên ưu thế về việc nâng cao chất lượng đào tạo theo chương trình giáo dục khai phóng không thể hiện được.

Cũng vậy, trong lĩnh vực nghiên cứu, phục vụ xã hội và đáp ứng thị trường lao động, quan hệ lỏng lẻo giữa các trường thành viên rất khó tạo nên sự phối hợp để tăng hiệu quả.

Chính vì sự kém hiệu quả của các mô hình đại học quốc gia và đại học vùng nên Ngân hàng Thế giới đã có một văn bản góp ý chính thức khi xây dựng Luật Giáo dục đại học 2018 đề nghị điều chỉnh các mô hình đó.

Bởi họ nói rằng đó là mô hình duy nhất độc đáo tại Việt Nam (“is unique to Vietnam”) và không thấy ở bất kỳ nước nào trên thế giới (“We have not come across this set up in any country in the world”).

Nói theo ngôn ngữ thông thường, đó là một mô hình “không giống ai” trên thế giới, và có nhiều nhược điểm. Theo họ, các nhược điểm đó là: “Không tận dụng được hết ưu thế về tài năng, kiến thức, và tiềm lực hiện có bị phân tán trong một số lớn các cơ sở tách biệt.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng các cơ sở đại học phi tập trung hoạt động kiểu như các trường thành viên độc lập gắn kết yếu gặp thách thức lớn nhằm chuyển đổi và tăng cường hoạt động bởi vì mỗi trường thành viên đều có kế hoạch và ưu tiên của riêng mình, không nhất thiết gắn chặt với mục tiêu chung của đại học lớn.

Sự thiếu tích hợp làm cho chúng không thể tạo nên một sự đồng nhất cốt lõi và một tình cảm chung về mục đích. Khi không có một tầm nhìn chung, nhiệm vụ thiết kế và thực hiện một dự án phát triển đổi mới cho toàn bộ trường đại học trở thành bất lực. Các cơ sở đại học phi tập trung có xu hướng trở thành không hiệu quả vì sự trùng lặp của việc cung cấp các khóa học và các cấu trúc hành chính.

Các hoạt động trong giảng dạy và nghiên cứu vẫn được giữ trong nội bộ các trường và khoa riêng biệt. Những nỗ lực đa ngành bị cản trở. Các nguồn lực tài chính và khoa học không được chia sẻ rộng rãi.”

“Các nhận xét đó thể hiện khá đầy đủ nhược điểm của mô hình đại học hai cấp mà chúng tôi đã nhiều lần phát biểu”, Giáo sư Lâm Quang Thiệp nhấn mạnh.

Từ những phân tích nêu trên, Giáo sư Lâm Quang Thiệp khẳng định: “Rõ ràng việc hai đại học lớn nhất ở nước ta không được xây dựng theo mô hình “university” thật sự là một cản trở lớn để chúng phấn đấu trở thành đại học đẳng cấp thế giới.

Và muốn giảm bớt những cản trở trên con đường phấn đấu để có các trường đại học đẳng cấp thế giới, chúng ta cần thay đổi hệ thống giáo dục đại học và nghiên cứu và điều chỉnh các mô hình đại học để có các đại học đa lĩnh vực thật sự”.

'Lên đời' đại học: Cần vì thực lực chứ không vì danh

Cách đây khoảng hơn chục năm, hàng loạt trường cao đẳng 'lên đời' thành trường đại học, thì xu hướng phát triển hiện nay là hàng loạt trường đại học đang chuẩn bị để trở thành 'đại học'.

Lên đời đại học: Cần vì thực lực chứ không vì danh - Hình 1

Đại học Quốc gia Hà Nội, một trong 5 đại học đa lĩnh vực hiện nay của Việt Nam - ẢNH: NGỌC THẮNG

Tuy nhiên, nhiều trường đại học (ĐH) cũng xác định đây là một hành trình không dễ sớm tới đích, nếu như muốn phát triển thực chất chứ không chỉ vì cái danh "ĐH".Chưa có một ĐH đúng nghĩa

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước có 267 cơ sở đào tạo ĐH (chưa tính các trường khối an ninh, quốc phòng) nhưng chỉ có 5 ĐH (ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng). Ngay cả với 5 ĐH này, nhiều chuyên gia cũng cho rằng đây thực chất chỉ là "liên hiệp các trường ĐH chuyên ngành". Một trong những nguyên nhân của thực trạng này liên quan tới lịch sử hình thành của các ĐH.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Khuyến, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cho biết trước năm 1993 các cơ sở giáo dục ĐH của ta được xây dựng theo mô hình của Liên Xô, nên chỉ có các trường chuyên ngành. Để triển khai Nghị quyết T.Ư 4 (khóa 7), nhà nước chủ trương xây dựng các ĐH đa lĩnh vực.

"Theo đề án ban đầu, tất cả các ĐH đa lĩnh vực trên phải được tổ chức như một chỉnh thể thống nhất. Trong quá trình triển khai, các đơn vị trực thuộc vẫn giữ cấu trúc như cũ. Các trường thành viên vẫn hoạt động gần như độc lập, không phối hợp với nhau, nên ĐH không có được sức mạnh thực chất của một ĐH đa lĩnh vực", tiến sĩ Nguyễn Viết Khuyến cho biết.

Việc mở ngành là phải từ thực lực của mình, chứ không phải vì muốn thành đại học mà mở thêm nhiều ngành

Tiến sĩ Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Cũng theo tiến sĩ Khuyến, khi thành lập các ĐH đa lĩnh vực, xã hội mong chờ ở những ưu việt của mô hình này như bộ máy tổ chức gọn nhẹ, ngân sách được đầu tư tập trung, sinh viên được tự do lựa chọn học các môn học hoặc các chương trình liên ngành ở các trường khác nhau trong một ĐH... Vì thế, nếu ĐH đa lĩnh vực được hình thành từ các trường ĐH chuyên ngành thì phải cải tổ về bộ máy, hệ thống quản trị chỉ có 3 cấp là: ĐH (University), trường (college) và khoa (department). Nhưng cả 5 ĐH đa lĩnh vực hiện nay đều có cấu trúc 4 cấp: ĐH, trường, khoa, bộ môn. Đã vậy, các trường thành viên khi chuyển ngữ cấu trúc 4 cấp trên qua tiếng Anh thì thành ra mô hình University - University - Faculty - Department, gây ra sự hiểu lầm khiến bạn bè quốc tế tưởng ĐH đa lĩnh vực ở Việt Nam là các... tập đoàn ĐH!

Đã có hành lang pháp lý, chỉ còn vấn đề thực lực

Trên thực tế, trước đòi hỏi của nhu cầu xã hội, sau năm 2000, nhiều trường ĐH bắt đầu chuyển từ đào tạo đơn ngành sang đa ngành, thậm chí đổi hẳn tên gọi.

Tiên phong cho xu hướng này phải kể đến Trường ĐH Vinh, vốn tên cũ là Trường ĐH Sư phạm Vinh (được đổi tên năm 2001); sau đó là Trường ĐH Hà Nội, vốn tên cũ là Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội (bắt đầu đào tạo đa ngành từ năm 2002, đổi tên năm 2006).

Dù hàng loạt trường mở ra đa ngành thì hầu hết cơ sở giáo dục ĐH (trừ 5 ĐH nói trên) vẫn chỉ là trường ĐH hoặc học viện. Luật Giáo dục ĐH sửa đổi cũng đã quy định chính sách ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở giáo dục ĐH mang tầm khu vực, quốc tế. Luật cũng yêu cầu Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển trường ĐH thành ĐH. Yêu cầu này đã được Chính phủ thực thi qua việc ban hành Nghị định 99 vào cuối năm 2019.

Điều kiện chuyển đổi từ trường ĐH thành ĐH

Theo Nghị định 99 hướng dẫn thực hiện luật Giáo dục ĐH sửa đổi, điều kiện để chuyển trường ĐH thành ĐH gồm: đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục ĐH; có ít nhất 3 trường thuộc trường ĐH được thành lập; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người; có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp đối với trường ĐH công lập; có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường ĐH tư thục, trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Vì thế, trong năm 2020, nhiều trường vừa "chiến đấu" với Covid-19 vừa rục rịch cho việc chuẩn bị trở thành ĐH. Dù luật khuyến khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường ĐH thành ĐH lớn nhưng cho đến nay chưa có bất kỳ một ý tưởng thành lập ĐH nào theo cách này. Hầu hết các trường đều chọn giải pháp "phát triển nội lực", tức là tự mình đảm bảo các điều kiện để "lên đời".

Chẳng hạn Trường ĐH Bách khoa Hà Nội hiện đang tích cực thúc đẩy các thủ tục để đạt các điều kiện cần thiết (thành lập 3 trường ĐH trực thuộc) với mục tiêu cuối năm nay được Chính phủ phê duyệt quyết định thành lập ĐH.

Với những trường cho đến nay vẫn đào tạo đơn ngành thì động thái đầu tiên để chuẩn bị cho hành trình lên đời ĐH là phải mở thêm ngành mới để thành trường ĐH đa ngành. Những trường đã có đa ngành thì vẫn phải chuẩn bị thêm, ngay cả với những trường đã có uy tín trong xã hội.

PGS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân, nói: "Phát triển thành ĐH đa ngành là xu hướng tất yếu, bởi có như thế cơ sở đào tạo mới tận dụng được những lợi thế về quy mô, về nguồn lực, và quan trọng đó là môi trường tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà khoa học liên kết với nhau, liên kết với đối tác khác, thực hiện các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy của mình, giúp cho trường ĐH trở thành trung tâm khoa học tương đối toàn diện". Vấn đề ở đây, theo PGS Phạm Hồng Chương, để phát triển ĐH đa ngành thì phải có thời gian, phải có nguồn lực.

Tiến sĩ Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, bày tỏ: "Vấn đề là phải thực chất, đào tạo có chất lượng, đạt được tầm vóc ĐH thực thụ. Việc mở ngành là phải từ thực lực của mình, chứ không phải vì muốn thành ĐH mà mở thêm nhiều ngành".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Xót xa vụ tài xế xe buýt ở TPHCM đột quỵ, qua đời khi chờ đèn đỏ: Có biểu hiện đau đầu nhưng cố gắng chạy nốt chuyến xe cuối cùngXót xa vụ tài xế xe buýt ở TPHCM đột quỵ, qua đời khi chờ đèn đỏ: Có biểu hiện đau đầu nhưng cố gắng chạy nốt chuyến xe cuối cùng00:53Clip 32 giây ghi lại cảnh cô dâu tiễn bạn đi đám cưới về khiến ai xem cũng lẫn lộn cảm xúcClip 32 giây ghi lại cảnh cô dâu tiễn bạn đi đám cưới về khiến ai xem cũng lẫn lộn cảm xúc00:32Hơn 1 triệu người bật cười trước biểu cảm "chán chẳng buồn nói" của 2 vợ chồng già khi thấy vị khách lạ xuất hiện trong bữa cơm tốiHơn 1 triệu người bật cười trước biểu cảm "chán chẳng buồn nói" của 2 vợ chồng già khi thấy vị khách lạ xuất hiện trong bữa cơm tối02:15Vụ cô gái đốt cháy đồ ném vào thang máy chung cư: Có hành động khó tin khiến công an phải quấn chăn đưa về trụ sởVụ cô gái đốt cháy đồ ném vào thang máy chung cư: Có hành động khó tin khiến công an phải quấn chăn đưa về trụ sở01:37Thông tin bất ngờ vụ cô dâu Hải Phòng mắng chú rể nặng lời giữa đám cưới, đòi chia tay gây sốcThông tin bất ngờ vụ cô dâu Hải Phòng mắng chú rể nặng lời giữa đám cưới, đòi chia tay gây sốc00:10Chàng trai nghèo chăn 3.000 con vịt ở Sóc Trăng, "đổi đời" khó tin nhờ rủ bà hàng xóm làm 1 việcChàng trai nghèo chăn 3.000 con vịt ở Sóc Trăng, "đổi đời" khó tin nhờ rủ bà hàng xóm làm 1 việc10:10Đặt camera giấu kín trong cửa hàng tiện lợi, nữ nhân viên rợn người vứt bỏ ngay 1 thanh kẹo được khách choĐặt camera giấu kín trong cửa hàng tiện lợi, nữ nhân viên rợn người vứt bỏ ngay 1 thanh kẹo được khách cho01:24Thầy giáo ở Quảng Ngãi giải thích lý do chạy dọc hành lang khi nhận kết quả của học sinh: 10 bài dự thi đều có giải!Thầy giáo ở Quảng Ngãi giải thích lý do chạy dọc hành lang khi nhận kết quả của học sinh: 10 bài dự thi đều có giải!00:37Khó tin chuyện mẹ không nhận ra con ruột sau 4 năm đi Hàn Quốc: Người trong cuộc hé lộ lý doKhó tin chuyện mẹ không nhận ra con ruột sau 4 năm đi Hàn Quốc: Người trong cuộc hé lộ lý do00:35Rùng mình khi thấy cô gái đưa thứ này đến chỗ làm, đồng nghiệp "khóc thét" không dám đến gầnRùng mình khi thấy cô gái đưa thứ này đến chỗ làm, đồng nghiệp "khóc thét" không dám đến gần00:14Tình cờ kiểm tra camera trước cổng, bố mẹ hết hồn khi thấy con trai cấp 1 âm thầm ra khỏi nhà lúc 0h43 phút sángTình cờ kiểm tra camera trước cổng, bố mẹ hết hồn khi thấy con trai cấp 1 âm thầm ra khỏi nhà lúc 0h43 phút sáng00:32

Tin đang nóng

Bắt khẩn cấp 5 người vụ trả 30 tỷ đồng/m2 đất đấu giá huyện Sóc SơnBắt khẩn cấp 5 người vụ trả 30 tỷ đồng/m2 đất đấu giá huyện Sóc Sơn
20:10:40 03/12/2024
Tiết lộ về phần mộ NSND Thanh Kim Huệ: Khu đất đắt đỏ, có tiền cũng không mua đượcTiết lộ về phần mộ NSND Thanh Kim Huệ: Khu đất đắt đỏ, có tiền cũng không mua được
18:19:43 03/12/2024
Hari Won gặp tai nạn thang cuốn, Trấn Thành cập nhật hình ảnh gây lo lắngHari Won gặp tai nạn thang cuốn, Trấn Thành cập nhật hình ảnh gây lo lắng
21:33:34 03/12/2024
Sao nữ đã có bạn trai vẫn muốn "xào couple" với Hoàng Cảnh Du, tài tử cự tuyệt gây sốcSao nữ đã có bạn trai vẫn muốn "xào couple" với Hoàng Cảnh Du, tài tử cự tuyệt gây sốc
17:41:31 03/12/2024
Dũng Taylor: "Bạn bè làm ăn với tôi thấy Thu Phương đều rất sợ"Dũng Taylor: "Bạn bè làm ăn với tôi thấy Thu Phương đều rất sợ"
21:08:06 03/12/2024
MC Mai Phương VTV: Lắp 2 camera vẫn không ngờ điều giúp việc làm với con traiMC Mai Phương VTV: Lắp 2 camera vẫn không ngờ điều giúp việc làm với con trai
23:16:48 03/12/2024
Nam ca sĩ sang Mỹ từ 7 tuổi: "Đến nước mắm cũng không có mà ăn"Nam ca sĩ sang Mỹ từ 7 tuổi: "Đến nước mắm cũng không có mà ăn"
20:43:22 03/12/2024
Ngọc Trinh khiến netizen rần rần vì bộ ảnh "hở bạo"Ngọc Trinh khiến netizen rần rần vì bộ ảnh "hở bạo"
19:50:54 03/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Làm thế nào để cây hạnh phúc nở hoa?

Làm thế nào để cây hạnh phúc nở hoa?

Sáng tạo

00:19:33 04/12/2024
Theo quan niệm phong thủy, cây hạnh phúc ra hoa là dấu hiệu của tài lộc, may mắn và sự viên mãn; vậy làm thế nào để cây hạnh phúc nở hoa?
Hoa hậu Kỳ Duyên 'vừa ngầu vừa xinh', Nhã Phương múa cột điêu luyện

Hoa hậu Kỳ Duyên 'vừa ngầu vừa xinh', Nhã Phương múa cột điêu luyện

Sao việt

23:21:48 03/12/2024
Trong khi hoa hậu Kỳ Duyên đăng ảnh vừa ngầu vừa xinh thì diễn viên Nhã Phương khoe khả năng múa cột điêu luyện.
5 ca sĩ cát-sê cao nhất Việt Nam là ai?

5 ca sĩ cát-sê cao nhất Việt Nam là ai?

Nhạc việt

23:14:16 03/12/2024
Những gương mặt thường được dự đoán cát-sê cao là Sơn Tùng M-TP, Mỹ Tâm, Hà Anh Tuấn... Cái tên cuối top 5 gây bất ngờ.
Nhan sắc của Jisoo, mỹ nhân đẹp nhất thế giới 2024

Nhan sắc của Jisoo, mỹ nhân đẹp nhất thế giới 2024

Sao châu á

23:07:06 03/12/2024
Chị cả nhóm nhạc BlackPink, Kim Jisoo năm thứ ba liên tiếp được độc giả tạp chí Nubia bình chọn là Người phụ nữ đẹp nhất thế giới 2024.
Nam diễn viên 10X vào top Diễn viên nam ấn tượng VTV Awards 2024 là ai?

Nam diễn viên 10X vào top Diễn viên nam ấn tượng VTV Awards 2024 là ai?

Hậu trường phim

22:59:03 03/12/2024
Trong danh sách 10 Diễn viên nam ấn tượng tại giải thưởng VTV Awards 2024, nam chính Long Vũ của phim Đi giữa trời rực rỡ là gương mặt nhỏ tuổi nhất.
Taylor Swift mời gia đình bạn trai về nhà

Taylor Swift mời gia đình bạn trai về nhà

Sao âu mỹ

22:55:22 03/12/2024
Taylor Swift tiếp đón bạn trai Travis Kelce cùng nhiều thành viên gia đình anh tại nhà của nữ ca sĩ ở thành phố Nashville, bang Tennessee, Mỹ trong dịp lễ Tạ ơn năm nay.
Thanh Vân Hugo xúc động trước nỗi lòng của thiếu tá khi con gọi bằng 'chú'

Thanh Vân Hugo xúc động trước nỗi lòng của thiếu tá khi con gọi bằng 'chú'

Tv show

22:53:33 03/12/2024
Trong tập đặc biệt của Vợ chồng son , Thanh Vân Hugo và nhiều khán giả xúc động trước chuyện tình giữa anh bộ đội lính đảo Trung Hiếu và cô giáo Nguyễn Thị Hằng.
Cảnh nóng trong 'The Trunk' có Gong Yoo bị phản ứng

Cảnh nóng trong 'The Trunk' có Gong Yoo bị phản ứng

Phim châu á

22:48:49 03/12/2024
The Trunk gây chú ý nhờ sự góp mặt của dàn diễn viên Gong Yoo, Seo Hyun Jin, Jung Yun Ha... Sau khi ra mắt, bộ phim gây tranh cãi bởi một số cảnh ân ái quá táo bạo, nhịp phim chậm khó xem.
Cụ ông dắt xe... bỏ chạy sau khi tặng "quà quê" cho cô gái, biết lý do ai cũng bất ngờ

Cụ ông dắt xe... bỏ chạy sau khi tặng "quà quê" cho cô gái, biết lý do ai cũng bất ngờ

Netizen

22:25:45 03/12/2024
Ông cụ với chiếc lưng còng đặt túi gạo lên trên tủ kính rồi nhanh chóng cùng chiếc xe đạp rời đi sau khi thấy cô gái chạy theo để... biếu tiền.
Người phụ nữ làm giả thông tin ngân hàng, lừa đảo hơn 39 tỷ đồng ở TPHCM

Người phụ nữ làm giả thông tin ngân hàng, lừa đảo hơn 39 tỷ đồng ở TPHCM

Pháp luật

22:02:43 03/12/2024
Làm ăn thua lỗ dẫn đến nợ nần, Đỗ Kim Mai đưa ra các thông tin gian dối nhằm lừa đảo một người phụ nữ ở TPHCM hơn 39 tỷ đồng.
Siêu sao Messi và Ronaldo lại là đối thủ ở giải thưởng hay nhất của FIFPro

Siêu sao Messi và Ronaldo lại là đối thủ ở giải thưởng hay nhất của FIFPro

Sao thể thao

21:57:40 03/12/2024
Danh sách rút gọn Cầu thủ nam và nữ xuất sắc nhất thế giới FIFPro năm 2024 đã được công bố, trong đó gồm hai kình địch quen thuộc chínhlà siêu sao Messi và Ronaldo, đáng chú ý không có chân sút đang tỏa sáng Salah của Liverpool.