Phụ huynh chạy theo thành tích dễ dẫn đến “mua” điểm, “chạy” trường cho con
Với căn bệnh thành tích cố hữu ăn sâu dễ dẫn đến hiện tượng chạy điểm , mua điểm cho đẹp học bạ, không phản ánh đúng thực chất năng lực học sinh.
Việc các phụ huynh thi nhau đưa bảng điểm, thành tích sáng giá của con mình lên tung hô trên các trang mạng xã hội vào sau mỗi đợt thi học kỳ nhộn nhịp đến mức nhiều người ví von đó như những phiên chợ, cứ đến hẹn lại lên.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn chưa lường hết những mặt trái có thể mang lại từ những hành động tưởng chừng là vô thưởng vô phạt này.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Tất Thắng – Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế cho rằng: “Việc phụ huynh đưa những thành tích, bảng điểm nổi trội của con mình lên mạng xã hội cho dù là với mục đích gì phía sau thì điều này sẽ có hai chiều hướng diễn ra. Những người tiếp cận được với những thông tin đó có thể là đồng tình hoặc có thể là không.
Thậm chí, với suy nghĩ cố hữu về bệnh thành tích ăn sâu của nhiều người thì họ còn đặt ra câu hỏi, những thành tích sáng ngời được các phụ huynh đăng tải lên mạng xã hội đó chắc gì đã là điểm thật của học sinh ấy phấn đấu, chắc gì là thực lực của con họ có được.
Ngoài những lý do đó, nhiều quan điểm tỏ ra không đồng tình với việc này cũng bởi lẽ họ được chứng kiến quá nhiều sự việc phụ huynh bỏ tiền ra mua điểm , chạy trường cho con bị báo chí phanh phui trong thời gian qua”.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Tất Thắng – Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế (ảnh: Nhân vật cung cấp)
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Hoàng Tất Thắng cũng nêu ra nhận định rằng, nếu một học sinh đã có năng lực thật sự, có thành tích nổi bật dựa trên những cố gắng, nỗ lực của bản thân em đó thì trước sau gì các tổ chức xã hội cũng tìm đến, bảng vàng của em đó cũng sẽ được ghi danh.
Mà những học sinh như vậy có đưa lên trên truyền thông đại chúng thì cũng là tấm gương chính đáng để các bạn khác có thể học hỏi và noi theo.
Nếu đơn thuần chia sẻ của người đó trong họ hàng, bạn bè thân cận thì mức độ ảnh hưởng nó có thể không nhìn thấy rõ.
Nhưng việc khoe khoang này nếu được chia sẻ trong các hội nhóm, lượng theo dõi lớn thì nó rất dễ xảy ra một hiệu ứng gọi là, hiệu ứng lan toả.
Mà đã là hiệu ứng thì phải mất một khoảng thời gian rất lâu nó mới đi đến hồi kết, nếu một hành động tốt được lan toả thì giúp ích cho xã hội , ngược lại những sự việc không tốt có thể dẫn đến những hậu quả vượt ngoài tầm kiểm soát.
Tiến sĩ Hoàng Tất Thắng cho biết thêm: “Việc này, như tôi đã nói nó cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Tính tích cực là ở chỗ, bạn bè sẽ tìm hiểu, tham khảo kinh nghiệm về phương pháp học tập của con em, cũng như kinh nghiệm quản lí, kèm cặp của bố mẹ, là những nhân tố dẫn đến thành tích học tập cao của các em.
Nếu như các phụ huynh quan tâm đến chất lượng học tập , có thể tìm đến những trường hợp được đăng tải và tìm hiểu xem việc dạy dỗ như thế nào, kinh nghiệm học hành ra làm sao mà học sinh ấy có thể đạt được những kết quả được nhiều người mong muốn như vậy. Và có thể, từ những tìm hiểu đó lại rút ra nhiều điều bổ ích cho con mình học tập.
Tính tiêu cực là ở chỗ, một số phụ huynh khác lấy đó để so sánh với con em mình, nhất là những em có thành tích học tập kém. Hệ luỵ có thể xảy ra với việc này là sự trách móc, chê bai con em mình, gây áp lực nặng nề cho các cháu.
Mặt khác, trong tình hình những biểu hiện tiêu cực còn khá phổ biến ở trường học như bệnh thành tích của các giáo viên, hiện tượng chạy điểm , mua điểm làm cho kết quả học tập của các em không đúng thực chất, thì việc chia sẻ thành tích học tập của con em mình trên mạng xã hội lại trở nên phản tác dụng. Có khi lại trở thành tâm điểm của sự mỉa mai, đả kích, hoặc bị “ném đá”.
Không những thế, tư duy của mỗi trẻ mỗi khác, học lực của từng cháu cũng không giống nhau, có bạn không cần ôn luyện gì cũng giỏi, nhưng có trẻ phải ôn luyện kín lịch cả tuần cũng không cải thiện được về kết quả học tập. Mà những điểm số không có được từ chất xám thì nó không đáng để được đưa ra để khoe khoang”.
Để cho trẻ có động lực phấn đấu trong học tập, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Tất Thắng cho rằng, còn nhiều việc làm khác cụ thể và thiết thực hơn.
Đó có thể là tặng cho con những món quà liên quan đến việc học tập, những kỳ nghỉ bổ ích hoặc cho con những điều ước mang tính động lực để khiến các con biết rằng để có được những điều ước ấy thì bản thân chúng phải tự phấn đấu.
Trong việc học hành đồng ý là phụ huynh cần sâu sát việc học của con theo những chương trình bắt buộc trong quá trình học tập, nhưng đừng bao giờ quá đặt nặng vấn đề thành tích với con cái của mình.
Ngoài việc hướng dẫn, giúp đỡ các em học kiến thức phụ huynh nên tăng cường giáo dục nhưng kỹ năng sống cơ bản, tạo điều kiện thời gian cho các hoạt động ngoại khoá, thể dục thể thao , các môn năng khiếu và giao tiếp ứng xử giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Học sinh lớp 1 sẽ ra sao khi buộc phải ngồi học theo “mâm” mô hình VNEN?
Buộc học sinh lớp 1 ngồi học theo "mâm" cả buổi của mô hình VNEN đã làm giáo viên muốn "tẩu hỏa nhập ma" do không có cách gì quản nỗi học sinh trong khi học.
Việc buộc học sinh ngồi học theo "mâm" suốt buổi của mô hình trường học mới VNEN đã làm giáo viên muốn "tẩu hỏa nhập ma" do không có cách gì quản nỗi học sinh nói chuyện, làm việc riêng, quay bài của nhau...trong các giờ học.
Học sinh ngồi chụm mặt vào nhau theo mô hình trường học mới VNEN (Ảnh: Phan Tuyết)
Mô hình trường học mới VNEN chỉ áp dụng cho học sinh từ lớp 2 trở lên, dù thế học sinh học tập vẫn không hiệu quả. Nhiều tỉnh thành sau vài năm ồ ạt triển khai đã phải lên tiếng chấm dứt vì chất lượng sa sút đáng báo động.
Những tưởng chương trình mới, việc buộc học sinh phải ngồi theo "mâm" chụm mặt vào nhau sẽ chấm dứt. Vậy mà, không ít trường học tại vùng quê chúng tôi lại có sáng kiến buộc học sinh lớp 1 tiếp tục ngồi học kiểu này suốt cả buổi học.
Học sinh lớp 1 sẽ học được gì với kiểu ngồi học xoay bàn, mặt đối mặt?
Mời bạn đọc theo dõi cuộc hội thoại ngắn của chúng tôi với một đồng nghiệp.
" Trời ơi! Chán kinh khủng! Trường chị bắt giáo viên lớp 1 quay bàn để cho học sinh ngồi học theo nhóm như kiểu học VNEN của lớp 2. Dạy học kiểu này chết học sinh thôi mà mình sống cũng không yên ổn.
Sao giáo viên không có ý kiến? Dạy như thế làm gì có chất lượng?
Ý kiến thế nào? Chuyên môn trường chỉ đạo mình dám không nghe? Không nghe là vi phạm quy chế chuyên môn, tội này sao gánh được? Dạy xong một buổi là bở hơi tai mà cũng chẳng hiệu quả gì. Tí tuổi đầu biết gì mà nhóm với nháy? Bắt một đứa trẻ con điều khiển mấy đứa trẻ con tìm kiến thức, đúng là chuyện nực cười.
Thế nên bắt buộc thì vẫn phải cho học sinh ngồi chụm mặt nhưng chị vẫn bắt chúng quay lên bảng để giảng bài, để hướng dẫn và cho chúng làm theo.
Khi nào có dự giờ mới dạy kiểu đó. Có điều khi quay lên bảng nghe cô giảng thì chúng phải ngoẹo đầu, ngoẹo cổ trông cũng tội.
Mà ngồi theo mâm thế này, học sinh có cơ hội nói chuyện nhiều hơn, nhắc nhóm này nhóm khác không nghe nên lớp luôn như một cái chợ vỡ".
Như được trút nỗi lòng, chị làm một thôi một hồi rồi ngồi thở. Cũng là đồng nghiệp với chị nên chúng tôi hiểu sự bức xúc, bất lực của giáo viên khi buộc phải tuân theo chỉ đạo của những cán bộ quản lý có chuyên môn không tốt.
Học sinh lớp 1 mà bắt ngồi học kiểu này sẽ dẫn đến khá nhiều hệ lụy đáng buồn
Thứ nhất , chất lượng học tập sẽ rất thấp. Bởi, học sinh lớp 1 đang phải nhìn cô làm mẫu để bắt chước theo như việc đọc, viết. Giáo viên sẽ phải theo sát hướng dẫn phát âm, để sửa lỗi, để nhắc nhở cách viết đã đúng ô, đúng mẫu, đúng khoảng cách...hay chưa?
Nhưng một lớp từ 5 đến 6 nhóm, giáo viên không có đủ thời gian đến từng nhóm để làm điều này. Học sinh tự đọc, tự viết cô chỉ tới nghiệm thu thì chất lượng sẽ thế nào?
Thứ hai, những đứa trẻ cơ thể còn đang phát triển nhưng suốt ngày phải ngồi ngoẹo đầu ngoẹo cổ nhìn về phía bảng sẽ có nguy cơ cong vẹo cột sống và ảnh hưởng nhiều đến thị giác.
Thứ ba , nề nếp học tập bị phá vỡ khi ngồi học quay mặt vào nhau suốt buổi, học sinh sẽ nói chuyện rất nhiều.
Thứ tư , tạo cơ hội cho trẻ copy bài của bạn để đối phó với thầy cô vì ngồi học kiểu này các em rất dễ nhìn bài của nhau.
Thứ năm , dạy trẻ tính gian dối để đối phó khi có tiết dự giờ giáo viên sẽ dạy khác và học ở lớp giáo viên lại dạy khác.
Chương trình mới có buộc học sinh ngồi học kiểu VNEN?
"Lớp 1 không áp dụng mô hình xếp bàn theo kiểu VNEN!"
Đây là lời khẳng định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Mạnh Hùng, Nguyên Điều phối viên chính, Ban Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tổng chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt-Ngữ văn (bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết:
"Lớp 1 mà bắt các em ngồi theo nhóm như kiểu học VNEN là quá sớm. Lớp 1 không áp dụng mô hình xếp bàn theo kiểu đó".
Nhiều giáo viên dạy lớp 1 cũng cho biết đi tập huấn hay xem băng những tiết dạy mẫu của chương trình mới cũng không thấy xếp bàn chụm lại để học sinh ngồi quay mặt vào nhau đến suốt buổi học.
Trong khi dạy, nếu có những hoạt động nào cần sự hợp tác thì giáo viên sẽ cho các em sinh hoạt nhóm đôi (hai bạn ngồi bên quay qua nhau thảo luận).
Học sinh lớp 1 ngồi học theo VNEN chỉ là sáng tạo của một số trường học
Hiện, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận và Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã La Gi chưa có một văn bản chỉ đạo nào bắt buộc học sinh lớp 1 phải ngồi học theo "mâm" suốt cả buổi học.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, chỉ một số trường tiểu học trên địa bàn thị xã bắt buộc giáo viên lớp 1 quay bàn xếp nhóm như mô hình trường học mới VNEN.
Đây được xem như là sáng tạo của một số trường để học sinh tiếp cận với việc tự học, tự khám phá kiến thức để phát huy năng lực. Tuy nhiên, sự sáng tạo không đúng sẽ là tác nhân kéo lùi chất lượng học tập của học sinh.
(*) Nội dung, văn phong bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
TPHCM: Đảm bảo chất lượng học sinh khi lên lớp Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản gửi trưởng phòng GD-ĐT 24 quận, huyện về tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy thêm, học thêm và nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở bậc tiểu học. Ảnh minh họa Nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh gặp khó khăn trong...