Trường đại học thành đại học: Vấn đề không chỉ ở tên gọi
Sau Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội, nhiều trường ĐH trong cả nước cũng định hướng sẽ xây dựng và chuyển đổi mô hình tổ chức thành ĐH.
Câu hỏi đặt ra là ngoài việc thay đổi tên gọi của trường ĐH thành ĐH thì đâu là những khác biệt rõ rệt giữa 2 mô hình này? Người học sẽ được hưởng lợi gì nếu trường nâng cấp lên ĐH?
Sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Mục tiêu phát triển
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chính thức trở thành ĐH Bách khoa Hà Nội đã nâng số lượng ĐH của cả nước lên thành 6. Nhiều trường khác cũng đang trong lộ trình phát triển thành ĐH.
Từ tháng 6/2021, Hội đồng Trường ĐH Cần Thơ đã ban hành nghị quyết phê duyệt chủ trương chuyển Trường ĐH Cần Thơ thành ĐH Cần Thơ. Tháng 7/2021, Hội đồng trường tiếp tục có nghị quyết phê duyệt chủ trương thành lập 4 trường thuộc Trường ĐH Cần Thơ. Hội đồng cũng giao hiệu trưởng xây dựng đề án thành lập 4 trường và trình Hội đồng quyết định.
Tháng 5/2021, Hội đồng trường Trường ĐH Kinh tế TPHCM ( UEH) thông qua đề án tái cấu trúc trường thành ĐH đa ngành. Trong đó, giai đoạn 2021 – 2025 hình thành ĐH Kinh tế TPHCM đa ngành, đa lĩnh vực về kinh tế, kinh doanh quản lý, khoa học xã hội và công nghệ, với 3 trường thành viên. Theo lộ trình, giai đoạn 2022 – 2025, trường sẽ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án thành lập ĐH Kinh tế TPHCM.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng đề ra mục tiêu đến năm 2030, trở thành ĐH tự chủ, có hệ thống quản trị hiện đại, thông minh và chuyên nghiệp, đạt chuẩn kiểm định quốc tế.
Trên thực tế, một số trường ĐH muốn trở thành ĐH hoặc hoạt động theo cơ chế ĐH với lý do có cơ chế tự chủ cao hơn so với hiện tại. Tuy nhiên, ngoài việc đảm bảo các yêu cầu về quy mô đào tạo, trường còn phải đảm bảo nhiều tiêu chí khác.
Hiệu quả đích thực
Theo TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ ĐH, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật Giáo dục ĐH 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018, trường ĐH là cơ sở đào tạo nhiều ngành nhưng không đào tạo nhiều lĩnh vực. Trường ĐH có thể là một cơ sở giảng dạy ĐH độc lập hoặc là thành viên của một ĐH vùng. Còn ĐH là cơ sở đào tạo nhiều lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có nhiều ngành. ĐH có thể bao gồm nhiều trường ĐH và một số cơ sở giáo dục ĐH khác. Như vậy, việc Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội trở thành ĐH có sự khác biệt lớn nhất là về phạm vi đào tạo và nghiên cứu, trong đó ĐH mở rộng hơn so với trường ĐH.
Video đang HOT
Chia sẻ thêm, ông Khuyến cho rằng sự khác biệt của hai mô hình này còn nằm ở quy mô đào tạo khi các trường muốn trở thành ĐH, ngoài việc phải có ít nhất 3 trường cơ sở đào tạo, còn phải có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người. Dẫu vậy, với quy định về quy mô 15.000 sinh viên chính quy không thể làm khó các trường vì hiện nay có rất nhiều trường ĐH đạt yêu cầu này. “Làm sao để phát huy hiệu quả việc chuyển đổi mô hình đào tạo từ trường ĐH thành ĐH chứ không phải chỉ ở tên gọi là vấn đề đặt ra” – ông Khuyến nhấn mạnh và cho rằng, từ trước đó, việc phân biệt trường ĐH, ĐH, ĐH Quốc gia, ĐH vùng của Việt Nam khá khó hiểu với mô hình giáo dục ĐH của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
Từ góc độ nhà trường, phó hiệu trưởng phụ trách công tác tuyển sinh của một trường ĐH ở Hà Nội đặt vấn đề, khi nâng cấp thành ĐH, chắc chắn việc tuyển sinh sẽ thuận lợi hơn. Cụ thể, vị này dẫn lại một nghiên cứu thực hiện ở Mỹ, trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2016, có 122 trường cao đẳng – tức gần 25% trong số những trường có tên gọi là college – đã đổi tên là university (ĐH). Đó là chiến lược của cơ sở đào tạo. Nghiên cứu cho thấy những kết quả tốt về nguồn thu và tuyển sinh sau chuyển đổi nhưng cũng cảnh báo những tác động tiêu cực của hiện tượng đó đối với các cơ sở đào tạo cùng loại hình mà không chuyển đổi.
Đây là một thực tế đặt ra với thực tế phát triển giáo dục ĐH của Việt Nam. Tuyển sinh luôn là bài toán đau đầu với tất cả các trường, ngay cả những trường top đầu không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng. Điều này lý giải vì sao khi các trường công bố điểm chuẩn trúng tuyển mỗi mùa tuyển sinh phải rất cẩn trọng, tránh xác định vượt quá chỉ tiêu sẽ bị phạt hoặc thiếu hụt lớn phải tuyển bổ sung, chậm tiến độ năm học.
“Khi một trường chuyển đổi, chắc chắn nhiều trường khác cũng có nguyện vọng, kế hoạch chuyển đổi để tuyển sinh dễ dàng hơn còn người học được lợi gì thì… tùy trường” – vị này nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trở thành ĐH Bách khoa Hà Nội không phải chỉ thay đổi cái tên, cũng không phải để có một vị thế trong hệ thống. ĐH Bách khoa Hà Nội có quy mô rất lớn. Từng trường trực thuộc đã có quy mô từ 5.000 – 8.000 sinh viên, không kém gì một số trường độc lập khác. Do đó, việc trao cho các trường trách nhiệm, quyền hạn lớn hơn là rất cần thiết. “Quan trọng nhất là bước chuyển này sẽ giúp ĐH Bách khoa Hà Nội có cơ hội đổi mới cấu trúc và hệ thống quản trị bên trong, tăng cường tính phân cấp để thực hiện đúng tinh thần tự chủ và nâng cao hiệu quả trong quản lý, nâng cao vị thế, trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn và các trường trực thuộc. Từ đó, tinh gọn bộ máy quản lý hành chính, phát huy sức mạnh của đội ngũ giảng viên, của các đơn vị chuyên môn” – Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phân tích.
Đại học là 'college', 'university' hay 'school'?
Việc trường Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành Đại học Bách khoa Hà Nội không chỉ cho thấy cách phân loại trường mà còn gợi mở về đường hướng của đại học Việt Nam thời gian tới.
"Ra nước ngoài, mình kể Việt Nam chỉ có 6 đại học (university) khiến nhiều người ngạc nhiên vì cùng một quy mô dân số như vậy, nhiều nước phải có đến trăm đại học, gấp gần 20 lần con số tại Việt Nam", chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu kể với Zing.
Thông tin về việc trường Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành Đại học Bách khoa Hà Nội gây bất ngờ cho nhiều người vì hầu hết không biết việc "trường đại học" và "đại học" là hai khái niệm khác nhau. Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ trực thuộc Bộ GD&ĐT, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Theo ông Hiếu, việc nâng cấp Đại học Bách khoa Hà Nội và tạo điều kiện nâng cấp các trường đại học lên đại học nói chung sẽ tốt cho nền giáo dục, mở ra cơ hội cho các đại học đào tạo đa ngành, phù hợp với xu thế việc làm hiện nay.
Mô hình "đại học trong đại học" ở nước ngoài
Ông Hiếu cho hay không phải riêng Mỹ mà nhiều nước trên thế giới đi theo mô hình đại học đa ngành. Nguyên tắc của đại học đa ngành là trong đại học thì có đại học trực thuộc, thường gọi là đại học thành viên hoặc trường thành viên. Rất nhiều đại học ở Mỹ không có chức năng giảng dạy mà trường thành viên mới giảng dạy.
Chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu. Ảnh: NVCC.
Theo đó, đại học lớn được gọi là "university". Dưới đại học là các trường đại học gọi là "school" hoặc "college". Đây là 2 khái niệm tương đương và được dùng lẫn lộn với nhau, có chức năng giảng dạy và đào tạo.
Trong đó, "school" thường để chỉ đào tạo các lĩnh vực hẹp, gồm nhiều ngành ("major"), dưới "major" là chuyên ngành sâu ("concentration"). "College" lại đào tạo về một lĩnh vực lớn gồm nhiều khoa ("department").
"Thực ra, định nghĩa giữa 'school' và 'college' hơi khó phân biệt vì thế giới còn tồn tại nhiều tranh cãi về định nghĩa về lĩnh vực rộng/hẹp", ông Hiếu lấy ví dụ về Đại học Pennsylvania, nơi ông lấy bằng thạc sĩ Giáo dục. Đại học này có 12 trường thành viên (school), trong số đó có thể kể đến là trường Khoa học và Nghệ thuật (School of Arts and Science) và trường Giáo dục (School of Education).
Song hành với "school" và "college" là các bộ phận hành chính khác được gọi là "office" như Phòng hành chính (Office of Administration) hay Phòng Công tác sinh viên (The Office of Admissions and Student Affairs)...
Cả "office", "school" và "college" đều thuộc quyền quản lý của "university". Ở đây, "university" có chức năng quản lý và điều hành 3 đơn vị nói trên.
Nhận xét về cách dùng "university" trong tên các trường đại học ở Việt Nam, ông Hiếu cho rằng cách dùng từ của Việt Nam không phân biệt được university và school/ college.
Ngoài ra, theo ông Hiếu, các đại học (university) tại Việt Nam đang làm chức năng có phần khác với đại học Mỹ. Trong khi các đại học Mỹ tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu, đại học tại Việt Nam lại tập trung giảng dạy và đào tạo hơn.
Ông Hiếu nhận xét mô hình "đại học trong đại học" là mô hình phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, không nên lấy nó làm chuẩn mực vì có rất nhiều quốc gia khác họ vẫn duy trì từng trường một độc lập đi theo đúng một lĩnh vực chuyên môn duy nhất và không trực thuộc đại học mẹ như Nhật Bản hay Israel...
Không chỉ Việt Nam, các trường đại học trên thế giới vẫn còn lẫn lộn nhiều cách gọi phức tạp, đôi khi là dựa trên các yếu tố đặc thù về lịch sử, địa phương.
Tại Anh, cùng thuộc khối Đại học London nhưng lại có cả university, college và school ngang hàng: University of London, University College London và London School of Economics and Political Science. Trong khi University of London có 9 trường thành viên thì University College London lại có 11 khoa và không có trường thành viên.
Trong khi đó, tại Mỹ, bên cạnh University of Boston, một trường khác là Boston College cũng tồn tại với quy mô tương đương. Boston College có 8 trường thành viên (3 schools, 5 colleges) nhưng họ vẫn chọn tên là là "college" để ghi nhớ về nguồn gốc của trường từng là một đại học khai phóng (a liberal arts college).
Sinh viên có thể học đa ngành trong đại học
Ông Hiếu dự đoán sau khi trường Đại học Bách khoa Hà Nội lên Đại học Bách khoa Hà Nội, một số viện trong trường sẽ được nâng cấp lên thành trường.
"Ngoài ra, Đại học Bách khoa Hà Nội có thể mở thêm các trường thành viên dạy các ngành mới như Kinh doanh hay Y sinh. Nếu chỉ nâng cấp các viện lên trường, Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn chỉ là một trường đào tạo về kỹ thuật, công nghệ", ông Hiếu nói.
Bên cạnh nâng cấp các viện lên trường đại học, ĐH Bách khoa Hà Nội có thể mở thêm các trường thành viên dạy các ngành mới. Ảnh: HUST.
Ông lấy ví dụ một ngôi trường khác là ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH). Tháng 10/2021, Trường ĐH UEH chính thức công bố thành lập 3 trường thành viên thuộc trường, gồm: Trường Kinh doanh UEH; Trường Kinh tế, luật và quản lý nhà nước UEH; Trường Công nghệ và thiết kế UEH. Theo lộ trình, giai đoạn 2022 - 2025, trường sẽ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án thành lập ĐH UEH.
Theo ông, việc các trường đại học có thể trở thành đại học là "rất tốt".
Đầu tiên, mô hình này có thể mở ra tương lai đào tạo và nghiên cứu đa ngành, đáp ứng yêu cầu của thị trường việc làm thế giới hiện nay và có thể có nhiều ứng dụng tốt cho đời sống.
"Lấy ví dụ về ngành Y, trong tương lai, bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên y tế sẽ sử dụng công nghệ rất nhiều. Nếu chỉ đào tạo ngành y theo đúng truyền thống của ngành y, tập trung vào hóa sinh thì sẽ bỏ qua một loạt kỹ năng bắt buộc một người làm ngành y phải có như đọc - phân tích số liệu...", ông giải thích.
Từ đó, mô hình này đáp ứng nhu cầu học tập thực tiễn của xã hội. Sinh viên các đại học có thể học đa ngành, song ngành một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức.
Ngoài ra, việc nâng cấp, mở rộng các đại học lớn cũng có thể mở ra con đường hợp tác phát triển lâu dài. Việc nâng cấp các trường đại học lên thành đại học đào tạo đa lĩnh vực sẽ giúp chính trường này xây dựng mối quan hệ với các đại học khác trên thế giới.
Sẽ có 5-7 trường đạt điều kiện lên đại học Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng sẽ không nhiều trường ĐH có khả năng trở thành ĐH. Từ nay đến năm 2025, có thể khoảng 5-7 trường đạt điều kiện. Bộ sẽ thẩm định kỹ càng. Ngay sau khi Trường Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội chuyển thành ĐH, đã có nhiều ý kiến cho rằng sẽ có tình...