Trường Đại học Sư phạm Huế thu hút sinh viên nhờ chất lượng đào tạo
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ từng phát biểu “thành bại của chương trình GDPT mới phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhà giáo”.
Nhận thức được vai trò của trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế là 1 trong 7 trường sư phạm trọng điểm phải triển khai thực hiện đào tạo một số chương trình đào tạo mới đáp ứng yêu cầu của việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian tới.
PGS.TS Lê Anh Phương – Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm Huế cùng ông Nguyễn Phúc Phận – Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum ký kết hợp tác đào tạo về bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian 3 năm
Chính vì vậy kỳ tuyển sinh năm 2019, Trường Đại học Sư phạm Huế đã được Đại học Huế, Bộ GD&ĐT cho phép mở 7 mã ngành mới. Đây được xem là những kỳ vọng mới của nhà trường trong mùa tuyển sinh 2019
Liên kết mật thiết với chương trình GDPT mới
Năm nay, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế được Bộ GD-ĐT cho phép tuyển sinh 1915 chỉ tiêu của 22 ngành; bao gồm 7 ngành mới đó là: Giáo dục công dân, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Công nghệ, Sư phạm Khoa học tự nhiên, Giáo dục pháp luật, Sư phạm Lịch sử – Địa lý và Hệ thống thông tin. Các ngành này đều gắn bó mật thiết với chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ chính thức đưa vào giảng dạy từ năm học 2020 – 2021.
Theo chương trình GDPT mới, một số môn được giảng dạy theo hướng tích hợp liên môn như Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Lịch sử – Địa lý. Nhưng trên thực tế, sinh viên đại học sau khi ra trường dạy các chuyên ngành gần như Sinh học, Hóa học, Vật lý, Địa lý, Lịch sử cũng như sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm dạy các ngành Toán – Lý, Hóa – Sinh, Sinh – Địa… chỉ đảm nhận một phần tương ứng trong môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử – Địa lý hoặc chỉ dạy đơn ngành. Chính vì vậy, việc bổ sung đội ngũ dạy học theo hướng tích hợp liên môn ở trường Trung học cơ sở là rất cần thiết để đáp ứng với sự đổi mới của giáo dục hiện nay.
Chẳng hạn, môn Giáo dục Công dân (GDCD) có sự thay đổi rất nhiều về mặt nội dung và cấu trúc so với chương trình hiện hành. Cụ thể, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn GDCD được đưa vào giảng dạy ở cả 3 cấp học (môn Đạo đức ở tiểu học, môn GDCD ở trung học cơ sở, môn Giáo dục Pháp luật ở trung học phổ thông) với hai mục đích: giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Ở cấp THCS, bên cạnh góp phần thực hiện mục tiêu chung của cấp học, GDCD còn được xem là môn học có vị trí hàng đầu trong việc giáo dục nhân cách, phẩm chất của học sinh.
Đội tuyển Olympic Vật lý Trường Đại học sư phạm Huế luôn có thành tích cao mỗi khi tham dự Olympic sinh viên Vật lý toàn quốc
Bắt đầu từ năm học 2016 – 2017, môn GDCD đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào kì thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển sinh một số ngành đại học. Trong thời gian tới, nhu cầu nguồn giáo viên dạy các môn học này ở phổ thông là rất lớn. Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội được tuyển dụng nhằm bổ sung đội ngũ giáo viên cho tương lai. Vì vậy, việc tuyển sinh 2 mã ngành Giáo dục công dân và Giáo dục Pháp luật là cần thiết trong tình hình hiện nay.
Cũng trong chương trình giáo dục phổ thông mới, một trong những phẩm chất và năng lực mà chương trình hướng đến là năng lực thẩm mĩ, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh. Do đó giáo viên Âm nhạc tại các trường phổ thông có vai trò hết sức quan trọng trong việc nuôi dưỡng cảm xúc, thẩm mĩ âm nhạc cũng như nhận thức được mỗi liên hệ giữa âm nhạc với văn hóa, lịch sử xã hội,.. Từ đó định hướng nghề nghiệp phù hợp, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc và phát triển các năng lực chung của học sinh. Trong bối cảnh số lượng và chất lượng về nguồn nhân lực giáo viên dạy Âm nhạc được đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng, việc mở mã ngành Sư phạm Âm nhạc trong kỳ tuyển sinh năm 2019 cũng nhận được nhiều sư quan tâm của các thí sinh.
Video đang HOT
Gắn với nhu cầu của xã hội
PGS.TS Lê Anh Phương – Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm Huế trao bằng tốt nghiệp ĐH cho tân cử nhân khóa học 2015-2019
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, nguồn nhân lực Công nghệ thông tin được các trường đào tạo hiện nay chỉ mới đáp ứng được một phần của nhu cầu xã hội; và đến năm 2020, cả nước cần 1,2 triệu nhân lực cho ngành này. Không đứng ngoài xu thế đó, Trường Đại học Sư phạm Huế cũng có những thay đổi quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao này để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp 4.0. Chính vì vậy, ngành Hệ thống thông tin là một trong những ngành mới được nhà trường đặt nhiều kỳ vọng về tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Nhà trường xác định, chìa khóa dẫn đến thành công trong việc thu hút các bạn trẻ chọn Đại học sư phạm Huế để theo học, gắn bó nghề nghiệp đó là vì trường luôn chú trọng phát triển đội ngũ. Hiện tại, Trường có trên 96% giảng viên có trình độ Thạc sĩ trở lên, trong đó có 53,13% giảng viên có trình độ Tiến sĩ; 21,48% giảng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư,… Chính đội ngũ này đã và đang phát huy năng lực chuyên môn góp phần cùng với nhà trường khẳng định thương hiệu Đại học Sư phạm Huế.
Trường Đại học sư phạm Huế xem sinh viên là đối tượng trung tâm để nâng cao chất lượng đào tạo
Đánh giá về chất lượng đào tạo sinh viên, PGS.TS Lê Anh Phương – Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm Huế cho biết: Hiện nay nhà trường đã đẩy mạnh các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong giáo dục cho SV thông qua các dự án về giáo dục, kết nối doanh nghiệp, các hệ thống giáo dục trực tuyến và công tác tư vấn. Khảo sát năm học 2018 – 2019, tỷ lệ việc làm của SV tốt nghiệp Trường ĐHSP Huế trên 87%, trong đó có 60% có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo. Để tăng cơ hội việc làm cho SV. Nhà trường luôn đa dạng hóa chuẩn đầu ra, thay đổi chương trình đào tạo, vừa đáp ứng đổi mới chương trình sách giáo khoa sắp tới, vừa đáp ứng được yêu cầu xã hội đối với SV sau khi ra trường. Không những SV có thể giảng dạy tốt mà còn làm được những ngành nghề khác có liên quan. Trong những năm tới, Nhà trường sẽ đẩy mạnh và thường xuyên tổ chức Ngày hội việc làm để giúp SV có thể tìm được công việc tốt nhất cho mình ngay sau khi tốt nghiệp.
Đặc biệt nhà trường luôn tìm cách thay đổi để quảng bá hình ảnh của mình bằng các con đường như: tăng cường nỗ lực bên trong bằng cách xây dựng cảnh quan môi trường của nhà trường ngày càng sạch đẹp, thân thiện; triển khai các hoạt động dịch vụ SV phải chu đáo, tận tình, tăng cường cải cách hành chính theo hướng chuyên nghiệp nhằm tránh phiền phức; xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường; ứng xử giữa cán bộ công nhân viên chức nhà trường với SV phải đúng mực, tránh gây bức xúc, dư luận trong SV. Bên cạnh đó nhà trường tiếp tục mở rộng các ngành cho SV đi thực tập ở nước ngoài. Hợp tác với các công ty giáo dục và các sở trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để hỗ trợ SV tìm kiếm việc làm.
Trường Đại học sư phạm Huế luôn luôn đẩy mạnh các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong giáo dục cho sinh viên
Trong điều kiện cho phép có thể khảo sát năng lực của SV sau khi ra trường để từ đó điều chỉnh chương trình, bổ sung các năng lực cần thiết phục vụ cho người học. Chính vì lẽ đó sinh viên của trường nhiều năm qua đã gặt hái được rất nhiều thành công. Mới đây nhất từ ngày 17-20/4 năm 2019 tại Trường Đại học Thủy Lợi – Hà Nội, vượt qua 248 sinh viên của 42 đội dự thi trong đó có nhiều trường nổi tiếng đến từ Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trường ĐH Khoa học Tự Nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội… đội tuyển Olympic Vật lý Trường Đại học sư phạm Huế xuất sắc đạt 2 Giải Nhất và 4 Giải Ba Cuộc thi Olympic sinh viên Vật lý toàn quốc.
Đặc biệt tại kỳ thi Olympic Toán học Sinh viên – Học sinh toàn quốc lần thứ 27 được tổ chức từ ngày 1- 6/4/2019 tại Trường Đại học Nha Trang do Bộ GD-ĐT phối hợp tổ chức, vượt qua 800 sinh viên, học sinh đến từ 96 trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông toàn quốc. Đội tuyển Olympic Toán học sinh viên Trường Đại học Sư phạm Huế gồm 7 sinh viên, dự thi hai môn Đại số và Giải tích kết quả đạt 7 giải, trong đó có 1 giải Nhất môn Giải tích, 1 giải Nhì môn Đại số và 5 giải Ba (2 Giải tích và 3 Đại số).
Riêng Sinh viên Nguyễn Xuân Quý xuất sắc đạt hai giải, Nhất Giải tích và Nhì Đại số. Ngoài ra Xuân Quý là sinh viên có điểm thi môn Giải tích cao thứ hai toàn quốc (27,5 điểm) trong số 325 sinh viên dự thi môn này. Xuân Quý cũng là gương mặt sinh viên tiêu biểu của Khoa Toán học nhiều năm liền đạt giải cao tại sân chơi Olympic Toán học sinh viên toàn quốc.
Minh Ngọc
Theo GDTĐ
Lần đầu xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu giáo viên
Dữ liệu là cơ sở cho cơ quan quản lý ra các quyết định về chính sách hiệu quả, khắc phục tối đa những bất cập hiện nay như thừa-thiếu số lượng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, chính sách cho nhà giáo.
Giáo viên trường Trung học phổ thông Phúc Lợi, Hà Nội, trong giờ dạy. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam)
Thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, chiều 5/7, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì cuộc họp nghiệm thu cơ sở dữ liệu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Đây là lần đầu tiên một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về đội ngũ giáo viên được xây dựng và đưa vào sử dụng, cung cấp thông tin về đội ngũ đầy đủ, chính xác và kịp thời. Dữ liệu là cơ sở cho cơ quan quản lý ra các quyết định về chính sách hiệu quả, khắc phục tối đa những bất cập hiện nay như thừa-thiếu số lượng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, chính sách cho nhà giáo.
Sẽ không còn bất cập thừa-thiếu giáo viên?
Thông tin về cơ sở dữ liệu này, ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết, đây là cơ sở dữ liệu lưu trữ đầy đủ thông tin của đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên toàn quốc phục vụ thông tin quản lý về đội ngũ cho các cơ quan quản lý giáo dục.
Đến nay, cơ sở dữ liệu đã được triển khai tại 63 sở giáo dục và đào tạo, 710 phòng giáo dục và đào tạo và 52.900 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông trên cả nước. Mỗi đơn vị được cấp một tài khoản quản trị để quản lý và sử dụng hệ thống.
Dữ liệu đội ngũ được cập nhật từ các cơ sở giáo dục, phòng giáo dục và đào tạo sẽ thẩm tra và duyệt dữ liệu từ các nhà trường. Sở giáo dục và đào tạo sẽ thẩm tra và duyệt dữ liệu của phòng. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thẩm tra và phê duyệt dữ liệu của các địa phương.
Việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ theo từng địa phương, từng môn học đang là bài toán khó của ngành giáo dục hiện nay. (Ảnh: PV/Vietnam )
Theo ông Hải, với dữ liệu hiện tại, các cấp quản lý có thể tra cứu, khai thác được các thông tin về số lượng đội ngũ của từng cấp học theo từng tỉnh/thành phố, quận/huyện và nhà trường; theo chuyên ngành đào tạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giới tính, dân tộc, đảng viên, trình độ ngoại ngữ, tin học.
"Cơ sở dữ liệu này cũng cho phép thống kết quả đánh giá theo chuẩn đến từng tiêu chí và tra cứu hồ sơ chi tiết của từng nhân sự. Đặc biệt, hệ thống chỉ ra được thực trạng thừa - thiếu giáo viên theo định mức, theo môn học của từng trường học, quận/huyện và tỉnh/thành phố," ông Hải cho hay.
Là đơn vị trực tiếp khai thác cơ sở dữ liệu đội ngũ giáo viên, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết, mặc dù đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện nhưng cơ sở dữ liệu đã phục vụ rất tốt cho một số nhiệm vụ phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với một số bộ, ngành khác trong thời gian qua như thiết kế bảng lương mới cho đội ngũ nhà giáo; thu thập dữ liệu về bình đẳng giới; thống kế số lượng đảng viên trong đội ngũ giáo viên...
"Trước đây khi chưa có cơ sở dữ liệu, hoạt động thống kê đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện thông qua niên giám hàng năm, thường cuối năm sau mới có số liệu thống kê của năm trước. Điều này gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý. Bức tranh dữ liệu ngành được xây dựng sẽ giúp các cơ quan quản lý ra quyết định quản lý chính xác và kịp thời," ông Minh chia sẻ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp nghiệm thu cơ sở dữ liệu giáo viên. (Ảnh: PV/Vietnam )
Mỗi giáo viên sẽ có mã số định danh riêng
Dựa trên cơ sở dữ liệu đội ngũ, hiện nay, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đang giao Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục xây dựng báo cáo thực trạng giáo viên của từng địa phương để gửi Bộ Nội vụ, các địa phương và báo cáo Chính phủ trước năm học mới. "Trách nhiệm của ngành Giáo dục là chủ động thống kê đầy đủ thực trạng đội ngũ để đề nghị ngành nội vụ có kế hoạch tuyển dụng sát với yêu cầu thực tế và ban hành, tham mưu ban hành các chính sách phù hợp," Bộ trưởng Nhạ nói.
Ở góc độ khai thác nguồn dữ liệu, Bộ trưởng Nhạ cho rằng, cần khai thác có hiệu quả để không chỉ giải quyết bài toán thừa - thiếu giáo viên ở từng địa phương mà còn phục vụ cho công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ, điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm. "Muốn khai thác tốt thì nguồn dữ liệu được kê khai từ cơ sở giáo dục phải chính xác, tránh sai sót trong quá trình nhập liệu. Tiến tới việc chuẩn hóa dữ liệu, nhập liệu, khai báo," Bộ trưởng nêu rõ.
Bộ trưởng đặc biệt lưu ý tới việc xây dựng công cụ dự báo nhu cầu giáo viên từ cơ sở dữ liệu đội ngũ. Việc này hiện đang được giao cho một nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện. Theo Bộ trưởng, việc thể hiện được con số dự báo tăng hay giảm số lượng giáo viên cho từng cơ sở giáo dục sẽ giúp các địa phương chủ động bố trí giáo viên, các trường sư phạm chủ động điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động điều chỉnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, việc kê khai theo từng trường như hiện nay mới chỉ là bước một của cơ sở dữ liệu đội ngũ, tới đây, mỗi giáo viên phải có mã số định danh riêng để chính giáo viên sẽ là người kê khai, bổ sung các thông tin cần thiết hay thay đổi thông tin nếu có.
"Cố gắng trong năm 2019 cơ sở dữ liệu đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục vận hành thông suốt, được khai thác có hiệu quả, góp phần khắc phục một số bật cập về đội ngũ giáo viên hiện nay, đồng thời hỗ trợ hiệu quả việc xây dựng chính sách cho nhà giáo," Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo./.
Hà An
Theo Vietnamplus
Xây dựng tiêu chí chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GD Sáng nay (6/7), Học viện Quản lý GD phối hợp với Trường đại học Vinh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Xây dựng tiêu chí chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GD đáp ứng yêu cầu đổi mới GD". Ảnh minh họa Hội thảo được diễn ra tại Trường ĐH Vinh (Nghệ An) và...