Trường Đại học Quảng Nam sẽ thành thành viên của Đại học Đà Nẵng
Ngày 22/9, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa có thông báo kết luận của ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tại buổi làm việc với Trường Đại học Quảng Nam và các đơn vị liên quan, trong đó có nội dung đến năm 2023, Đại học Quảng Nam hoạt động dưới sự quản lý của Đại học Đà Nẵng.
Theo đó, tại buổi làm việc hôm 16/9 vê đê an chuyên Trương Đại học Quang Nam trơ thành trương thành viên cua Đại học Đà Năng. Ông Tân cho rằng, qua hơn 20 năm xây dựng và phat triên, Trương Đại học Quang Nam đa hoàn thành tốt nhiệm vu đào tao nguôn nhân lực cho tinh và cac đia phương lân cận. Tuy nhiên nhà trường cân co môt hương đi mơi đê vượt qua kho khăn hiện nay, nâng tâm và phat triên nhà trương trong giai đoan đên.
Một góc Trường Đại học Quảng Nam
“Việc xây dựng đê an chuyên Trương Đại học Quang Nam trơ thành trương thành viên cua Đại học Đà Năng là môt hương đi phù hợp vơi xu thê phat triên giao duc đại học và đa được Thương trực Tinh uy thống nhất chu trương tai Công văn số 2659-CV/TU ngày 13-3-2020″ – thông báo nêu.
Tại kết luận, ông Tân thống nhất lô trinh chuyên Trương Đại học Quang Nam trơ thành trương thành viên cua Đại học Đà Năng. Theo đó, giao Trương Đại học Quang Nam hoàn thiện đê an, tham mưu UBND tinh văn ban gửi Đại học Đà Năng có ý kiên chinh thưc trươc ngày 15/10/2020. Khi co ý kiên cua Đại học Đà Năng, Ban Can sự đang UBND tinh bao cao Ban Thương vu Tinh uy xem xét, cho ý kiên thống nhất đê tiêp tuc triên khai các bươc tiêp theo.
“Phấn đấu tiên đô hoàn thành xong cac nôi dung công việc trong năm 2022 đê đâu năm 2023, Đại học Quang Nam hoat đông dươi sự quan lý cua Đại học Đà Năng” – thông báo kết luận nêu rõ.
Video đang HOT
Cuộc chuyển đổi của trường yếu
Làn sóng sáp nhập các trường đại học, cao đẳng địa phương với trường đại học lớn ngày càng rõ nét. Có nhiều nguyên nhân nhưng phần nhiều bởi sự khó khăn trong hoạt động đào tạo, nguồn tuyển.
Không có nguồn thu ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động buộc cơ sở GD tại địa phương tìm bến đỗ mới.
Hướng dẫn sinh viên thực hành trên máy CNC do Trường Đại học Trà Vinh tự chế tạo. Ảnh: TG
Sáp nhập hay giải thể
Đầu tháng 1/2020, tỉnh Quảng Nam đã đặt vấn đề với lãnh đạo Đại học Đà Nẵng về việc đưa Trường Đại học Quảng Nam trở thành thành viên. Quan điểm được đưa ra là nhằm nâng tầm, tạo vị thế mới cho Trường Đại học Quảng Nam, đồng thời giải quyết vấn đề tuyển sinh của trường này vì trong 3 năm gần đây tuyển không đủ chỉ tiêu. Năm 2019, trường chỉ tuyển được 215 sinh viên trong khi chỉ tiêu là 1.700 cho cả bậc ĐH và CĐ. Không có người học đi liền với nhiều hệ lụy: Ngân sách Nhà nước bị cắt giảm, công việc và thu nhập của cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường cũng giảm theo. Không còn cách nào khác, sáp nhập với đại học lớn là cứu cánh lúc này.
Không chỉ các trường đại học mà trường cao đẳng cũng nằm trong làn sóng sáp nhập. Tháng 12/2019, phân hiệu Trường Đại học Kinh tế TPHCM tại Vĩnh Long được thành lập trên cơ sở Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long. Ở miền Trung, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị cũng sáp nhập với phân hiệu Quảng Trị của Đại học Huế để trở thành Trường Đại học Sư phạm - Kỹ thuật Quảng Trị, trực thuộc Đại học Huế.
Mạn Tây Nguyên, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai cũng có kế hoạch về chung nhà với Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ở Tây Nam Bộ, Trường Cao đẳng Sư phạm Long An có đề án chuyển đổi thành cơ sở của Trường Đại học Cần Thơ tại Long An. Ở phía Bắc, trước đây mấy năm, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam cũng do khó khăn trong tuyển sinh đã chuyển đổi trở thành phân hiệu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Mong muốn, đề xuất là vậy nhưng trên thực tế, để trở thành cơ sở của đại học lớn không phải dễ, bởi còn phụ thuộc vào tiềm năng phát triển sau này cũng như giá trị vật chất đối tác có thể trông thấy.
Nâng cao chất lượng đào tạo là cách để thu hút nguồn tuyển. Ảnh: TG
Quan trọng vẫn là nội lực
Trường Đại học Trà Vinh được nâng cấp trên cơ sở Trường Cao đẳng Cộng đồng Trà Vinh. Lý giải cho việc làm này, PGS.TS Phạm Tiết Khánh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Thấy được hạn chế là đại học địa phương ở một tỉnh nghèo, chúng tôi đã nỗ lực tạo dựng uy tín bằng việc nâng tầm chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế. Đến nay, trường là một trong những cơ sở sớm được chọn thí điểm tự chủ toàn diện, thu hút người học ở nhiều địa phương trên cả nước. Hoạt động đào tạo đã đáp ứng yêu cầu về chất lượng cao không những cho tỉnh Trà Vinh và khu vực Tây Nam Bộ.
Còn Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh đã được tỉnh này sáp nhập với Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quảng Ninh và nâng cấp lên thành Trường Đại học Hạ Long. Thành viên Hội đồng trường, ông Nguyễn Văn Tuế, cho biết: Trường được tỉnh đầu tư rất lớn với mong muốn tương lai sẽ trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Chỉ tiếc là trên cả nước, những trường đại học địa phương nỗ lực đổi mới, lớn mạnh trên đôi chân của mình không nhiều. Cũng như trường được địa phương đầu tư lớn để phát triển như Trường Đại học Hạ Long cũng là của hiếm. Sáp nhập hay tiếp tục duy trì hoạt động đối với các trường ĐH, CĐ đang đối mặt với khó khăn trong tuyển sinh. Trả lời câu hỏi này quả là quá khó với các trường vì không có nguồn thu thì không duy trì hoạt động được. Thế nên tìm đường sáp nhập là điều khó tránh khỏi vì không còn cách nào tốt hơn để duy trì hoạt động, trả lương cho người lao động.
Tuy nhiên, sáp nhập không phải việc dễ làm. Bởi ĐH, trường ĐH có thương hiệu luôn đi liền với yêu cầu cao về chương trình, đội ngũ. Do vậy, giải bài toán sáp nhập, trước tiên, cơ sở GD địa phương phải nhìn nhận lại ưu - nhược của mình để bổ sung, hoàn thiện. Có như vậy, sau sáp nhập đội ngũ giảng viên không rơi vào cảnh... bơ vơ vì không đúng ngạch, chưa đủ chuẩn trình độ. Ở góc nhìn khác, sáp nhập trường CĐ, ĐH địa phương với trường trọng điểm cần tính đến tầm nhìn, sứ mệnh của trường. Liệu sáp nhập có phá vỡ quy hoạch mạng lưới cơ sở GD đại học ở địa phương, trọng trách, sứ mệnh có thay đổi... Tất cả điều trên cần tính toán kỹ lưỡng, tránh tình trạng đi mắc núi, về vướng sông.
Thực hiện tự chủ ĐH, cơ sở GD đại học không chỉ cần đội ngũ giảng viên giỏi, chương trình tốt mà phải năng động trong xây dựng, đưa hình ảnh đến thí sinh; đào tạo gắn với công ăn việc làm. Điều này được trường có thương hiệu, trường khu đô thị thuộc nằm lòng. Với trường CĐ, ĐH địa phương, bấy lâu quen "bầu sữa" ngân sách nay phải dứt ra để trưởng thành, hẳn không dễ dàng nhưng không thể không làm. Kinh nghiệm cho thấy, nâng cao chất lượng và tạo dựng uy tín với xã hội là cách duy nhất để có nguồn tuyển.
Gặp thủ lĩnh thanh niên 9X đam mê làm thiện nguyện "Cứ cho đi, cuộc đời sẽ cho bạn nhiều hơn thế", Phan Văn Đức (SN 1992), một trong hai Cán bộ Đoàn tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam vinh dự nhận giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2020, chia sẻ. Sống hết mình ở tuổi thanh xuân "Nhiệt huyết, chân thành và sáng tạo" là những gì mà mọi người nhận xét về...