Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tổ chức nói chuyện chuyên đề về Luật Thư viện
Ngày 23/4, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “ Luật Thư viện và vấn đề đặt ra đối với cơ sở đào tạo lĩnh vực Thông tin – Thư viện”.
Tiến sĩ Lê Thanh Huyền, Phó Hiệu trưởng Nhà trường tham dự và phát biểu chào mừng. Tham dự còn có đại diện lãnh đạo các khoa, đơn vị thuộc và trực thuộc Nhà trường và đông đảo các em sinh viên cùng tham dự.
Tại chương trình, Nhà trường mời diễn giả Chuyên viên cao cấp Phạm Thế Khang, nguyên Vụ trưởng vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, nguyên Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam đã đến tham dự và chia sẻ về những vấn đề liên quan đến Luật Thư viện và giải đáp những thắc mắc cho thầy cô, sinh viên của Nhà trường các vấn đề liên quan.
Tiến sĩ Lê Thanh Huyền, Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc chương trình
Phát biểu tại chương trình, Tiến sĩ Lê Thanh Huyền, Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Thư viện là thiết chế đã xuất hiện từ lâu ở Việt Nam và trên thế giới, là nơi thu thập thông tin, lưu giữ, xử lý, bảo quản tài liệu để bảo tồn và phổ biến tài liệu đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của người dân, góp phần nâng cao trình độ dân trí, năng lực trong mọi mặt của đất nước.
Luật Thư viện năm 2019 được ra đời, đối với Nhà trường giúp cung cấp thêm thông tin về Luật Thư viện cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên nói chung và đối với khoa Quản lý xã hội, ngành Thông tin thư viện.
Thông qua buổi chia sẻ, cũng như từ những trao đổi giữa Nhà trường với diễn giả Phạm Thế Khang đã góp phần giúp cho thầy cô và các em sinh viên hiểu rõ hơn để từ đó nâng cao được giá trị của ngành Thông tin thư viện.
Toàn cảnh buổi nói chuyện chuyên đề
Tại buổi nói chuyện chuyên đề chia ra 2 phần là chia sẻ của diễn giả Phạm Thế Khang về các vấn đề liên quan đến Luật Thư viện, quá trình để hình thành ra một bộ Luật Thư viện được ban hành ra và phần trao đổi giữa các thầy cô, sinh viên với diễn giả.
Trong khuôn khổ chương trình, diễn giả Phạm Thế Khang đã chia sẻ một số nội dung: Từ pháp lệnh Thư viện đến Luật Thư viện, Quy trình để xây dựng Luật Thư viện, Tóm tắt những nội dung chính của Luật Thư viện.
Chuyên viên cao cấp Phạm Thế Khang, nguyên Vụ trưởng vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, nguyên Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam chia sẻ về chủ đề của buổi nói chuyện chuyên đề
Video đang HOT
Đặc biệt, trong quá trình chia sẻ, diễn giả Phạm Thế Khang đã đặc biệt chia sẻ sâu và kỹ về quá trình để hình thành, xây dựng Luật Thư viện 2019 mới nhất, như một kỉ niệm trong thời gian làm ngành Thư viện của ông.
Từ việc thành lập đoàn khảo sát, chuẩn bị đưa Dự án Luật vào thẩm tra, đến lúc Chuẩn bị trình dự án Luật ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 khóa XIV, cho tới việc chỉnh sửa dự án Luật trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 khóa XIV.
Đoàn đã tham khảo, tìm hiểu trong Luật cần có quy định sao cho phù hợp với hệ thống thư viện, trong thời đại công nghệ hiện nay và yêu cầu thực tế thư viện cần có những thay đổi, phù hợp với hành lang pháp lý, công nghệ, phù hợp với nền dịch vụ xã hội hiện nay; Tham khảo Luật Thư viện từ các quốc gia khác; Hệ thống thư viện để giúp mọi công dân đều được tiếp cận; Mô hình thư viên đa dạng,…
Thầy Phạm Quang Quyền, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thư viện của Nhà trường trao đổi với diễn giả, thầy cô và sinh viên về vấn đề Thư viện số, Thư viện điện tử – một chủ đề đang được quan tâm hiện nay
Đối với ngành Thư viện trên cả nước và trong việc đào tạo giáo dục của Khoa Quản lý xã hội, ngành Thông tin thư viện thì để Luật Thư viện được phát huy hết giá trị, nâng cao vị thế hơn nữa thì luôn đòi hỏi nhiều yếu tố quan trọng trên nhiêu phương diện.
Đôi khi tra từ điển, nhưng từ điển vẫn có thể chưa bắt kịp theo được hơi thở của cuộc sống, phải bắt nhịp với nó dựa theo những công nghệ hiện đại để hiểu hơn, sâu hơn và chính xác hơn.
Cần biên soạn, kế thừa những nội dung của những thế hệ đi trước để tích lũy. Đặc biệt luôn đoàn kết và yêu nghề, vì sự phát triển của nền thư viện Việt Nam.
Trong buổi nói chuyện chuyên đề, đã tiếp nhận được những sự trao đổi giữa thầy cô, sinh viên của Nhà trường với diễn giả, giúp buổi nói chuyện chuyên đề được sâu hơn, hay hơn và hấp dẫn nội dung tới toàn thể mọi người.
Ảnh lưu niệm giữ Nhà trường với diễn giả của buổi nói chuyện chuyên đề
Cô Trần Thị Phương Thúy, khoa Quản lý xã hội đưa câu hỏi trao đổi liên quan đến chuyên đề buổi nói chuyện
Sinh viên khoa Pháp luật – Hành chính đặt câu hỏi trao đổi liên quan đến chuyên đề của buổi nói chuyện
Diễn giả Phạm Thế Khang cùng chụp ảnh lưu niệm với thầy cô và các em sinh viên
Những đại học có điểm chuẩn từ 15 trở lên năm nay xét tuyển thế nào?
Những trường năm 2020 lấy điểm chuẩn đầu vào từ 15 đến 18 điểm, năm nay sẽ tuyển sinh thế nào là quan tâm của nhiều người.
Năm 2020, Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội lấy điểm chuẩn là 15 điểm cho đa số ngành đào tạo. Tại trụ sở chính Hà Nội, Quản trị kinh doanh và Marketing là hai ngành có điểm trúng tuyển là 21. Tại phân hiệu Thanh Hóa, cả 7 ngành đều có điểm chuẩn 15.
Năm nay, trường tuyển sinh 3.190 chỉ tiêu trên cả nước theo 4 phương thức.
Phương thức 1, x ét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương thức 2, x ét tuyển đặc cách theo quy định của trường, thí sinh tốt nghiệp tại các trường chuyên THPT; thí sinh tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL IBT 64/120 điểm hoặc IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương do cơ quan quốc tế có thẩm quyền cấp còn thời hạn hiệu lực sử dụng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển; thí sinh tốt nghiệp THPT và đạt học lực giỏi 3 năm THPT: Lớp 10, lớp 11, học kỳ 1 lớp 12.
Phương thức 3, x ét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Phương thức 4, x ét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT (kết quả học bạ THPT), kết quả học tập trung bình cả năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp môn.
Trường đặt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là tổng điểm trung bình cộng các đầu điểm gồm điểm trung bình năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp môn được làm tròn đến hai chữ số thập phân không nhỏ hơn 18.00 điểm (không cộng điểm ưu tiên, không nhân hệ số môn chính).
Đối với ngành ngôn ngữ Anh, ngoài điều kiện ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ở trên, trường yêu cầu điểm môn tiếng Anh (môn chính) là điểm trung bình cộng các đầu điểm kết quả học tập năm lớp 11; HK1 lớp 12 không nhỏ hơn 7.00/ thang điểm 10 (điểm tối thiểu 7.00/10).
Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT 2020. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Năm 2021, Học viện Quản lý Giáo dục dự kiến tuyển hơn 1.000 chỉ tiêu với các ngành đào tạo gồm: Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục, Giáo dục học, Kinh tế giáo dục, Công nghệ thông tin, Quản trị văn phòng, Ngôn ngữ Anh. Đặc biệt, trường mở thêm 2 ngành Luật và Kinh tế.
Về tuyển sinh, bên cạnh hình thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT, xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT, trường xét tuyển dựa vào học bạ của thí sinh cho tất cả các ngành đào tạo.
Mức điểm đăng ký xét tuyển bằng hình thức học bạ có điểm trung bình chung của năm học lớp 11 và học kỳ I lớp 12 (dự kiến là 17.0 điểm trở lên). Trường dự kiến dành 60% chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức xét tuyển bằng học bạ.
Ngoài ra, trường xét tuyển thẳng đối với những thí sinh đoạt giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc tại kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh; thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh từ 5.0 IELTS hoặc tương đương trở lên.
Năm 2020, trường quyết định lấy mức điểm chuẩn ở tất cả các ngành là 15 điểm.
Đại học Điện lựctuyển sinh 2.770 chỉ tiêu. Trong đó, 1.605 chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT. Thời gian nhận hồ sơ từ 25/1/2021 - 18/6/2021.
Điều kiện xét tuyển, thí sinh phải có điểm trung bình chung của các môn học trong tổ hợp xét tuyển không nhỏ hơn 6.0 (theo thang điểm 10.0). Các thí sinh đạt kết quả sơ tuyển sẽ chính thức trúng tuyển nếu tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Những em tốt nghiệp THPT trước năm 2021 có thể xác nhận nhập học và nhập học ngay sau khi có kết quả sơ tuyển.
Về cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển, trường sẽ xét kết quả học tập 3 môn thuộc các tổ hợp xét tuyển (theo ngành) của năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 của lớp 12.
Điểm xét tuyển sẽ là tổng điểm trung bình các môn thuộc tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (nếu có). Trường xét tuyển theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu xét tuyển của từng mã ngành tuyển sinh.
Năm 2020, điểm chuẩn trúng tuyển của Đại học Điện lực từ 15 - 20 điểm tùy theo ngành.
Đại học Nội vụ Hà Nội tuyển sinh theo 3 phương thức gồm: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét kết quả học tập bậc THPT; xét tuyển thẳng.
Trường xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT với những thí sinh tốt nghiệp THPT; đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường (trường công bố sau khi thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT).
Phương thức xét theo kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2018 trở lại đây; tổng điểm của 3 môn học trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18.0 điểm trở lên (không có môn học nào dưới 5.0 điểm).
Còn xét tuyển thẳng với thí sinh phải tốt nghiệp THPT năm 2021 và đạt điều kiện xét tuyển thẳng của trường vào một số ngành học cụ thể; thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (năm học 2020-2021) hoặc thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia (năm học 2020-2021) dành cho học sinh THPT do Bộ GD&ĐT tổ chức và đã tốt nghiệp THPT; thí sinh là học sinh giỏi ở THPT (lớp 10, lớp 11, lớp 12) và tốt nghiệp THPT.
Năm 2020, trường lấy điểm chuẩn đầu vào từ 15 đến 20 điểm.
Học sinh giỏi THPT được tuyển thẳng vào trường ĐH Nội vụ Hà Nội Thí sinh là học sinh giỏi ở THPT (lớp 10, lớp 11, lớp 12) và đã tốt nghiệp THPT được Trường Đại học Nội vụ Hà Nội xét tuyển thẳng đại học hệ chính quy năm 2021. Sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tự tin trong môi trường năng động. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vừa có thông...