Trường Đại học Ngoại ngữ nhưng tiêu chí tuyển sinh ngoại ngữ chỉ là… phụ?
Trong đề án tuyển sinh của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội có phương thức xét tuyển lấy kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức dù kỳ thi này không có môn ngoại ngữ.
Theo đề án Tuyển sinh năm 2021 vừa được công bố, trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) xét tuyển theo 3 phương thức: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (480 chỉ tiêu chiếm 30%); xét kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia (800 chỉ tiêu chiếm 50% ); xét tuyển bằng bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐHQGHN cộng với tiêu chí phụ (320 chỉ tiêu, tương đương 20%).
Điều đáng nói, kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN không có môn thi ngoại ngữ, vì vậy, trường ĐHNN xét thêm tiêu chí phụ là điểm trung bình chung 5 học kỳ môn ngoại ngữ đạt từ 7,0 điểm trở lên. Thí sinh được đăng ký xét tuyển 1 nguyện vọng. Hội đồng tuyển sinh căn cứ vào kết quả thi đánh giá năng lực của thí sinh để xét từ cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu.
Như vậy, với cách xét tuyển này, thí sinh chỉ cần đạt điểm học bạ trung bình môn ngoại ngữ (5 học kỳ) từ 7,0, nhưng có điểm thi đánh giá năng lực cao đủ để cạnh tranh, là đã có thể trúng tuyển vào trường ĐHNN, ĐHQGHN.
Video đang HOT
Trong khi trước đó, như Tiền Phong đã đưa tin, trường ĐH Y dược, ĐHQGHN lại không lấy kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐH này xét tuyển vì yêu cầu đào tạo đặc thù của trường cần dựa vào kết quả thi môn sinh và môn hóa của thí sinh. Còn kỳ thi ĐGNL học sinh THPT năm 2021 của ĐHQGHN không tổ chức thi 2 môn này mà chỉ có bài thi khoa học, trong đó bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên, cả khoa học xã hội.
Thêm ngoại ngữ mới vào môi trường phổ thông: Cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện áp dụng
Bộ GD&ĐT quyết định đưa hai ngôn ngữ Hàn, Đức vào chương trình bắt buộc giáo dục phổ thông hệ 10 năm (ngoại ngữ 1).
Cũng với đó, Bộ có yêu cầu các trường thêm hai ngôn ngữ này vào xét tuyển ĐH với ngành phù hợp. Xung quanh vấn đề thêm ngoại ngữ, nhiều ý kiến cho rằng: Bộ cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện dạy và học để việc triển khai hiệu quả.
Để lý giải cho việc đưa hai ngôn ngữ Hàn và Đức trở thành ngoại ngữ 1, Bộ GD&ĐT khẳng định qua quá trình dạy và học thí điểm, các học sinh đón nhận hết sức hào hứng, tham gia học nhiều, rất khả quan.
Theo Bộ GD&ĐT, việc dạy học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc, gồm các môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, sau đó bổ sung môn tiếng Nhật; ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, trong đó có tiếng Đức, tiếng Hàn.
Sau thời gian thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 ở một số địa phương cho thấy đạt hiệu quả và nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nhiều hơn. Các cơ sở GDPT và học sinh có nguyện vọng lựa chọn môn học này là ngoại ngữ 1, để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết: Từ "bắt buộc", không có nghĩa Tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc, mà từ này dùng để bổ ngữ giải nghĩa cho cụm "Ngoại ngữ 1". Tức Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, học sinh có thể chọn một trong các thứ tiếng được xác định là ngoại ngữ 1. Như vậy, học sinh có thể chọn bất cứ môn học nào trong các môn thuộc nhóm ngoại ngữ 1 mà không cứng nhắc bắt buộc phải học môn Tiếng Hàn.
Thực tế là việc có thêm ngoại ngữ tiếng Đức, tiếng Hàn trong dạy học phổ thông là phù hợp với xu thế nhiều ngoại ngữ theo nhu cầu lựa chọn của học sinh, nhưng triển khai thực hiện sẽ cần nhiều điều kiện đi kèm. Nói là hầu hết các trường phổ thông trên toàn quốc (trừ hai địa phương lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) khó có thể triển khai dạy và học hai ngôn ngữ Hàn và Đức là hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ, để triển khai dạy và học những ngoại ngữ này, điều kiện cần và đủ là phải có giáo viên tiếng Hàn, tiếng Đức đạt chuẩn, cùng với đó là cơ sở vật chất.
Hiện nay, việc giảng dạy tiếng Hàn ở cấp THPT còn khá hiếm trường: Tại Hà Nội có Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội), tiếng Hàn đã có mặt với tư cách là ngoại ngữ hai từ năm 2015. Tuy nhiên, đến năm học 2017-2018, Nhà trường mới chính thức đưa tiếng Hàn vào giảng dạy với tư cách là ngoại ngữ thứ nhất.
Còn tại TP. HCM có Trường Trung học Thực hành Sài Gòn, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, trường PTTH Marie Curie. Còn lại, chủ yếu ngành tiếng Hàn được giảng dạy ở các trường ĐH.
Để dạy thêm ngoại ngữ trong trường phổ thông, cần có sự chuẩn bị kỹ các điều kiện áp dụng (Ảnh minh họa)
Riêng đối với tiếng Đức thì có hiều trường THPT áp dụng hơn, tuy nhiên, đa số vẫn là các trường tại TP Hà Nội và TP.HCM. Trong khi đó, mối quan tâm lớn nhất của phụ huynh vẫn là làm sao để trẻ học tiếng Anh cho thật tốt và hiệu quả. Nhiều gia đình cảm thấy học ở trường không đủ, còn cho con đi học thêm bên ngoài, vì họ xác định tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu.
Mới đây, thực hiện kế hoạch tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2021, Bộ GD&ĐT bổ sung môn tiếng Hàn vào danh mục các môn thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh đã học chương trình giáo dục phổ thông, đăng ký dự thi môn tiếng Hàn để xét tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trình độ đại học năm 2021.
Để tạo điều kiện cho thí sinh được sử dụng kết quả thi, xét tuyển trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trình độ đại học năm 2021, Bộ GD&ĐT thông báo để các trường rà soát, quyết định việc bổ sung mã tổ hợp xét tuyển có môn tiếng Hàn để xét tuyển vào các ngành nghề đào tạo, đảm bảo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành.
Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho rằng: Yêu cầu xét tuyển đối với thí sinh học tiếng Hàn chỉ đáp ứng được phần nào đối với các học sinh đang học tiếng Hàn, còn để quá trình triển khai việc áp dụng hai ngoại ngữ này có hiệu quả vẫn cần nhiều điều kiện đi kèm: Giáo viên, giáo trình, cơ sở vật chất, sự liên thông đồng bộ từ các lớp bé đến lớp lớn hơn.
GS.TS Phạm Tất Dong - Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cho rằng: "Sở thích của mỗi người ở mỗi thời điểm là khác nhau. Hôm nay có thể tôi thích học tiếng Hàn, ngày mai lại không thích và từ bỏ, không học nữa thì sẽ tốn thời gian, công sức, tiền của...". Vì thế, khi áp dụng các ngoại ngữ mới, đảm bảo tính liên thông của chương trình, đội ngũ giáo viên đóng vai trò rất quan trọng.
Hà Nội quyết tâm không để thiếu giáo viên khi triển khai chương trình mới Hà Nội vừa tổ chức xong kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2020 với gần 4.000 chỉ tiêu. Không để thiếu giáo viên khi triển khai chương trình mới. Sau khi có kết quả vào cuối tháng 4, nhiều nhà trường sẽ giải được bài toán thiếu giáo viên để chuẩn bị nguồn lực bắt nhịp Chương trình giáo dục...