Trường Đại học Luật (Đại học Huế) trao bằng cho hơn 600 tân cử nhân
Ngày 13/6, trường Đại học Luật (Đại học Huế) tổ chức lễ bế giảng và trao bằng cử nhân ngành Luật và Luật Kinh tế cho sinh viên hệ chính quy khóa 40 (niên khóa 2016-2020).
PGS. TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật (ĐH Huế) trao bằng cho các tân cử nhân
Khóa học 2016 – 2020, trong số 610 sinh viên Trường ĐH Luật (ĐH Huế) được công nhận tốt nghiệp có 2 sinh viên đạt loại xuất sắc chiếm tỷ lệ 0,6%; 231 sinh viên đạt loại giỏi, chiếm tỷ lệ hơn 36,6%; có 365 sinh viên đạt loại khá chiếm tỷ lệ 62,5%; có 03 sinh viên đạt loại trung bình chiếm tỷ lệ 0,2%.
Tại buổi lễ, PGS.TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng trường ĐH Luật (ĐH Huế) cho biết, trong khóa học 2016 – 2020, các sinh viên được học chương trình đào tạo với 120 tín chỉ. Và những học phần kỹ năng đã được đưa vào giảng dạy như khởi nghiệp, tư duy phản biện, lập luận và tranh luận và nhiều kỹ năng khác,… giúp cho các em từ hiểu đến có khả năng vận dụng vào thực tiễn.
Khóa 40 cũng có 23 em tham gia lớp học tiếng Anh chuyên ngành chất lượng cao và được thực tập tốt nghiệp tại Đại học Kon kean (Thái Lan).
Được biết, do tình hình dịch bệnh Covid-19, Trường ĐH Luật, ĐH Huế sẽ tổ chức trao bằng đợt II cho 20 du học sinh Lào của hai ngành Luật và Luật Kinh tế trong thời gian tới.
Video đang HOT
Học Luật kinh tế có phải chỉ để trở thành luật sư?
Nghĩ tới ngành Luật, ấn tượng đầu tiên chắn hẳn là 'học để ra làm luật sư!'. Nhưng trong thời đại kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, khi cơ sở pháp lý trở thành nền tảng không thể thiếu cho quá trình giao thương giữa các quốc gia thì nhóm ngành Luật nói chung, ngành Luật kinh tế nói riêng mang đến nhiều cơ hội hơn bao giờ hết!
Chọn Luật kinh tế, không phải là... học thuộc lòng hết cả bộ luật
Luật kinh tế là hệ thống quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong xã hội. Là một ngành học, ngành Luật kinh tế trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý trong kinh doanh; trong đó, cùng với kiến thức về Hiến pháp, các bộ luật,... thì kỹ năng phát hiện, nghiên cứu và xử lý các vấn đề pháp lý trong thực tiễn kinh doanh cũng là mục tiêu đào tạo của ngành này.
Sinh viên ngành Luật kinh tế được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý trong kinh doanh
Cụ thể, sinh viên được trang bị kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý,... để đáp ứng yêu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng. Nên đừng nghĩ Luật kinh tế là ngành học 'khô khốc', chỉ có 'tụng' hết bộ luật này đến bộ luật khác.
Một nhầm lẫn nữa về ngành Luật kinh tế - đó là nhầm lẫn về 'nghề luật sư'. Ngành Luật ở mọi trường đại học đều không cấp bằng luật sư; khi hoàn tất chương trình, bằng cấp dành cho bạn là bằng Cử nhân Luật. Với bằng cấp này, bạn có thể làm nhiều công việc khác nhau liên quan đến pháp luật - mà luật sư chỉ là một trong số đó (mở ngoặc là, để hành nghề luật sư thì mọi Cử nhân Luật, dù tốt nghiệp trường đại học nào, cũng đều phải trải qua một khóa đào tạo cấp chứng chỉ luật sư do cơ quan nhà nước cấp).
Đa dạng cơ hội nghề nghiệp 'ngoài luật sư'
Tất nhiên sinh viên ngành Luật kinh tế không chỉ có thể làm luật sư. Các bạn còn có thể trở thành chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên pháp chế trong các doanh nghiệp bất động sản, sản xuất - thương mại - dịch vụ, xuất nhập khẩu, tài chính,... Không cần quá lo lắng về cơ hội nghề nghiệp, bởi doanh nghiệp - dù thuộc ngành nghề nào - cũng đều cần đến một bộ phận pháp lý, đảm bảo về mặt pháp luật đồng thời là 'cánh tay tham mưu' chiến lược để cạnh tranh lành mạnh, phát triển vững chắc. Đặc biệt, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam hầu như đều cần đến nhân sự pháp lý người Việt để gia nhập 'cuộc chơi' kinh tế.
Nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức lương hấp dẫn cho sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế
Các bạn cũng có thể trở thành công chứng viên, điều tra viên, chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý tại các văn phòng luật sư, công ty luật,... Một số vị trí khác là chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp, hoặc nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục.
Năng lực & bản lĩnh giải quyết vấn đề - ưu tiên số 1 khi chọn trường học luật
Học Luật kinh tế không phải là 'ôm bộ luật và học thuộc lòng', điều quan trọng là năng lực và bản lĩnh để giải quyết vấn đề thực tế. Tư duy logic, năng lực phản biện và các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết phục, giải thích vấn đề,... đều đóng vai trò quan trọng giúp luật sư, chuyên viên pháp lý tương tác với thân chủ, ban quản trị của mình, giúp xây dựng niềm tin, bảo vệ tốt thân chủ.
Cuộc thi Olympic Pháp luật được HUTECH tổ chức hàng năm giúp sinh viên phát triển toàn diện kỹ năng
Một môi trường năng động giúp sinh viên phát triển được những năng lực nghề nghiệp cần thiết trên đây chắc chắn sẽ là lựa chọn hàng đầu với thí sinh yêu thích ngành Luật kinh tế, bởi trải nghiệm thực tế ngay từ trên giảng đường là cách hiệu quả để củng cố năng lực, tạo dựng bản lĩnh cho bản thân.
Chẳng hạn, sinh viên ngành Luật kinh tế tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), được trang bị 'bộ kỹ năng' chuyên môn thông qua thời lượng lớn thực tế tại doanh nghiệp, tòa án, viện kiểm sát..., các 'đấu trường' học thuật giúp nâng cao năng lực phản biện, xử lý tình huống. Môi trường học tập chuẩn mực với Trung tâm Nghiên cứu - Đào tạo - Tư vấn - Thực hành nghề Luật, các chương trình hội thảo chuyên đề, sinh hoạt CLB Tiếng Anh pháp lý cũng giúp các cử nhân Luật tương lai có cái nhìn toàn diện, bao quát nhất về ngành học mà mình theo đuổi.
Thông tin xét tuyển ngành Luật kinh tế tại một số trường Đại học:
- Trường Đại học HUTECH: Xét tuyển các tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Toán, Văn, Anh) theo kết quả thi THPT Quốc gia; hoặc xét tuyển học bạ lớp 12 với tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 trở lên; hoặc xét kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG-HCM; hoặc kỳ thi tuyển sinh riêng của HUTECH.
- Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM: Xét tuyển các tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D96 (Toán, KHXH, Anh) theo kết quả thi THPT Quốc gia.
Theo baodatviet
Ngành học mới năm 2020: Cử nhân Quản lý Phát triển Đô thị và Bất động sản Từ năm học 2020 - 2021, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức bắt đầu tuyển sinh chương trình Cử nhân Quản lý Phát triển Đô thị và Bất động sản. Đáp ứng sự bùng nổ của lĩnh vực Bất động sản Trong những năm trở lại đây, tốc độ đô thị hóa tại Việt...