Trường đại học Kinh tế quốc dân dự kiến tuyển hơn 5.000 chỉ tiêu
Trường đại học Kinh tế quốc dân dự kiến tăng một số ngành và chương trình đặc thù, đồng thời chỉ tiêu sẽ tăng khoảng 5% so với năm 2017.
ảnh minh họa
75% chỉ tiêu cho diện xét theo kết quả thi THPT quốc gia
Theo ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường đại học Kinh tế quốc dân, tuyển sinh đại học của trường giai đoạn 2018 – 2020 cơ bản giữ ổn định phương thức tuyển sinh như năm 2017, tuy nhiên, vẫn sẽ có một số điều chỉnh và những điều chỉnh này sẽ được công bố hàng năm.
Như vậy, về phương thức tuyển sinh, Trường đại học Kinh tế quốc dân vẫn thực hiện theo 2 phương thức: xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển kết hợp. Chỉ tiêu xét tuyển sẽ tính theo ngành và theo các chương trình đào tạo đặc thù. Trường sẽ tăng dần quy mô tuyển sinh phù hợp với năng lực đào tạo của trường và nhu cầu của xã hội.
Hiện nay, hiệu trường nhà trường đã quyết định phê duyệt đề án tuyển sinh trong điều kiện tự chủ, bắt đầu từ năm 2018, trong đó thông báo lộ trình cụ thể theo một số mốc thời gian quan trọng.
Video đang HOT
Ông Triệu cho biết: “Năm nay, trường dự định tăng khoảng 5% chỉ tiêu. Như vậy, trường sẽ tuyển ít nhất khoảng 5.000 chỉ tiêu (năm 2017 là 4.800 chỉ tiêu). Nhưng con số chỉ tiêu này chưa tính đến chương trình đào tạo đặc thù dành cho các nhóm ngành công nghệ thông tin và du lịch (những nhóm ngành mà hiện Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có chính sách tăng cường đào tạo)”.
Theo đề án vừa phê duyệt thì không quá 5% chỉ tiêu mỗi ngành (và tổng chỉ tiêu) cho diện thí sinh tuyển thẳng; tối thiểu 75% cho diện xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2018; không quá 20% cho diện xét tuyển kết hợp.
Trường cũng sẽ đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và sẽ thông báo cụ thể sau khi có kết quả thi THPT quốc gia năm 2018. Tổ hợp xét tuyển tùy theo ngành và chương trình đào tạo, dự kiến giữ nguyên như năm 2017 (bao gồm các tổ hợp A00, A01, B00, D01 và D07). Trường xếp chuyên ngành sau khi sinh viên nhập học. Quy mô tối thiểu để mở lớp chuyên ngành là 30 sinh viên.
Từ năm 2021 sẽ tổ chức kỳ thi tuyển riêng
Theo đề án, về cơ bản trường vẫn sẽ giữ ổn định các tổ hợp xét tuyển (A00, A01, B00, D01, D07). Tuy nhiên, từ năm sau trường sẽ điều chỉnh thêm các tổ hợp mới (trong các tổ hợp mới sẽ có 2 môn toán và tiếng Anh) hoặc hủy các tổ hợp ít thí sinh đăng ký.
Hàng năm, trường cũng sẽ lập đề án tuyển sinh mới, cập nhật và hoàn thiện theo hướng tăng chỉ tiêu và mở rộng đối tượng xét tuyển kết hợp. Từ năm 2019, trường sẽ nghiên cứu xây dựng phương án tuyển sinh độc lập và từng bước thực hiện với mục tiêu đến năm 2021 hoàn thiện đề án này. Định hướng tuyển sinh từ năm 2021 sẽ đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, thời gian tuyển, cơ cấu chỉ tiêu phù hợp và linh hoạt. Mỗi năm sẽ có 2 kỳ tuyển sinh, 1 kỳ vào mùa thu và 1 kỳ vào mùa xuân.
Theo đó, phương thức xét tuyển sẽ gồm có xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và kết quả thi của các trung tâm khảo thí quốc gia, kết quả thi của nhóm tuyển sinh chung (nếu có); xét tuyển kết hợp tương tự hiện nay có cập nhật, bổ sung và hoàn thiện phù hợp với thực tiễn; và đặc biệt trường sẽ tổ chức kỳ thi tuyển riêng theo dạng bài thi đánh giá năng lực tương tự kỳ thi SAT(kỳ thi chuẩn hóa của Mỹ).
Theo TNO
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM tuyển 2.670 chỉ tiêu dự kiến
Năm 2018, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM sẽ tuyển 2.670 chỉ tiêu, trong đó có 2.060 chỉ tiêu chương trình đại trà, 510 chỉ tiêu chất lượng cao và 100 chỉ tiêu liên thông chính quy.
Sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM trong giờ thực hành
Theo tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, năm nay trường sẽ tuyển sinh theo 2 phương thức.
Phương thức 1 là xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia với tất cả các ngành và chuyên ngành (chỉ tiêu cho phương thức này từ 70-100% tùy ngành).
Phương thức 2 là xét tuyển học bạ THPT của năm lớp 10, 11 và 12 tính theo điểm các tổ hợp xét tuyển. Thí sinh phải tốt nghiệp THPT và có điểm trung bình của từng môn theo tổ hợp xét tuyển 3 năm từ 6.0 trở lên. Tuy nhiên phương thức này chỉ áp dụng cho 30% chỉ tiêu các ngành chất lượng cao và 4 ngành đại trà. Riêng tổ hợp D90 (toán, khoa học tự nhiên, tiếng Anh) không áp dụng cho phương thức xét tuyển học bạ. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển theo phương thức học bạ từ ngày 2.5 đến 29.6 (trực tiếp hoặc qua bưu điện).
Theo quy định của trường, riêng các chuyên ngành của ngành khoa học hàng hải, sinh viên dự thi cần đảm bảo tiêu chuẩn về sức khỏe và hình thể. Theo đó, các ngành 7840106101, 7840106101H, 7840106102 thí sinh cần có tổng thị lực hai mắt phải đạt 18/10 trở lên, không mắc bệnh mù màu, phải nghe rõ khi nói thường cách 5 m và nói thầm cách 0,5 m và có cân nặng từ 45 kg trở lên.
Thí sinh vào các ngành 7840106101, 7840106101H phải có chiều cao từ 1,61 m trở lên (nam) và từ 1,58 m trở lên (nữ). Thí sinh vào các ngành 7840106102 phải có chiều cao từ 1,60 m trở lên (nam) và từ 1,57 m trở lên (nữ).
Ngoài ra, điểm mới trong tuyển sinh năm nay là bổ sung tổ hợp D90 (toán, khoa học tự nhiên, tiếng Anh) trong tất cả các ngành xét theo phương thức thi THPT quốc gia. Ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông sẽ tuyển sinh theo từng chuyên ngành riêng biệt.
Chỉ tiêu và tổ hợp xét tuyển các ngành đại trà như bảng sau:
Chỉ tiêu và tổ hợp xét tuyển các ngành chất lượng cao như sau:
Theo TNO
Điểm mới tuyển sinh vào đại học 2018 của Đại học Quốc gia Hà Nội Năm 2018, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh trên 8.500 chỉ tiêu theo học 105 chương trình đào tạo chuẩn, chất lượng cao. ảnh minh họa Thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 18/1 cho biết: Năm 2018, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh trên 8.500 chỉ tiêu theo học 105 chương trình đào tạo chuẩn,...