Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội hoàn thành khoá đào tạo thạc sĩ đầu tiên
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội sẽ tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo sau đại học, tiến tới mục tiêu cao hơn là đào tạo trình độ tiến sĩ trong tương lai…
Sáng nay (28/9), trường ĐH Kiểm sát Hà Nội tổ chức lễ Khai mạc các Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự. Tiến sĩ Nguyễn Huy Tiến, Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Kiểm sát Hà Nội dự, chỉ đạo và chủ trì buổi lễ.
Quang cảnh buổi lễ.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Tiến sĩ Phan Văn Tâm, Hiệu trưởng trường ĐH Kiểm sát Hà Nội cho biết: năm học 2018 – 2019, được sự đồng ý của Bộ Giáo dục – Đào tạo và Lãnh đạo VKSND tối cao, trường ĐH Kiểm sát Hà Nội tiến hành tuyển sinh, đào tạo thạc sĩ khóa 1 ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự – Khóa đào tạo trình độ thạc sĩ đầu tiên trong lịch sử hơn 50 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường.
Tiến sĩ Phan Văn Tâm, Hiệu trưởng trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phát biểu khai mạc buổi lễ.
Tiến sĩ Phan Văn Tâm cho biết, các học viên của Khóa 1 đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự của trường ĐH Kiểm sát Hà Nội đã trải qua một thời gian nỗ lực và nghiên cứu và hoàn thành chương trình học tập theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo và quy định của Nhà trường, đủ điều kiện để được bảo vệ luận văn thạc sĩ. Đào tạo trình độ thạc sĩ là nhiệm vụ mới trong công tác đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của ngành KSND, được Bộ Giáo dục – Đào tạo và VKSND tối cao giao cho trường ĐH Kiểm sát Hà Nội thực hiện từ năm 2019. Đến nay, Nhà trường đã tuyển sinh được 3 khóa với hơn 150 học viên, trong đó khóa 1 đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp và được Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả nghiên cứu các đề tài luận văn của học viên kể từ ngày hôm nay.
Video đang HOT
Tiến sĩ Nguyễn Huy Tiến, Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Kiểm sát Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
Thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo VKSND tối cao, đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của Nhà trường trong công tác đào tạo trình độ thạc sĩ, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân lực làm công tác pháp luật của ngành KSND. Cùng với đó, đồng chí Nguyễn Huy Tiến cũng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài ngành KSND đã luôn đồng hành cùng Nhà trường trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ban Giám hiệu trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
Để tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, trong năm 2020 và các năm tiếp theo, đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến đề nghị: Nhà trường thực hiện tốt việc tiếp tục đổi mới, cập nhật chương trình, nội dung đào tạo, đảm bảo thực hiện đúng các quy định mới của pháp luật về đào tạo trình độ thạc sĩ, bám sát với yêu cầu của ngành đào tạo, nhất là bảo đảm tính đặc thù của đào tạo nghề Kiểm sát; tập trung nguồn lực cập nhật, chỉnh sửa, biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ đào tạo trình độ thạc sĩ.
Bên cạnh đó, Nhà trường cần có những giải pháp phù hợp để không ngừng nâng cao chất lượng, bổ sung thêm số lượng giảng viên đủ tiêu chuẩn giảng dạy trình độ thạc sĩ theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018; huy động tối đa các nhà khoa học có uy tín, các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài ngành Kiểm sát vào công tác đào tạo sau đại học của Nhà trường.
Đồng chí Phó viện trưởng Thường trực VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Giám hiệu, cán bộ, học viên trường ĐH Kiểm sát Hà Nội và các nhà khoa học, thành viên các Hội đồng.
Đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến yêu cầu: việc giao đề tài luận văn cho học viên cần phải gắn với những đòi hỏi, yêu cầu của thực tiễn pháp lý và góp phần giải quyết được những vấn đề pháp lý trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự; đồng thời, góp phần làm dày thêm lý luận khoa học pháp lý hình sự và tố tụng hình sự.
Thay mặt Đảng ủy, Ban Giám hiệu và học viên trường ĐH Kiểm sát Hà Nội, Tiến sĩ, Hiệu trưởng Phan Văn Tâm bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo VKSND tối cao đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường; đồng thời bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các nhà khoa học, các chuyên gia đã luôn đồng hành cùng Nhà trường trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm công tác pháp luật.
3 học viên đầu tiên khóa Khóa 1 thực hiện bảo vệ luận văn thạc sĩ ngay sau phần khai mạc buổi lễ.
Đồng chí Hiệu trưởng Phan Văn Tâm bày tỏ mong muốn, trong thời gian tới, Nhà trường sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, giúp đỡ nhiều hơn nữa của lãnh đạo VKSND tối cao, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài ngành KSND để không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… Đặc biệt, Nhà trường sẽ tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo sau đại học, tiến tới mục tiêu cao hơn là đào tạo trình độ tiến sĩ trong tương lai.
Ngay sau lễ Khai mạc, các hội đồng đã làm việc, đánh giá luận văn thạc sĩ ngành Luật Hình sự và tố tụng hình sự của từng học viên theo chương trình, kế hoạch đã đề ra…
Quy chế mới về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ
Tại Điều 7, Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT (ngày 28-6-2021) ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ đã đưa ra yêu cầu chung đối với người dự tuyển như sau:
Ảnh minh họa
- Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ.
- Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển.
- Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố hoặc có thời gian công tác từ 2 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.
- Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.
Ngoài ra, người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài.
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.
- Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II của quy chế này còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.
Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15-8-2021 và thay thế Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 4-4-2017.
Tăng học phí nhưng không làm mất người tài Hàng năm, có không dưới nửa triệu học sinh trúng tuyển vào các trường đại học (ĐH), tiếp tục học lên, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, trong số này có nhiều em con nhà gia đình nghèo. Cũng từ nhiều năm nay, danh sách thủ khoa của các trường đại học tiếp tục dài thêm, phần lớn là...