Trường Đại học Khánh Hòa: Đa dạng ngành học liên quan đến nghệ thuật
Khoa Nghệ thuật của Trường Đại học Khánh Hòa có 2 bậc học trung cấp và cao đẳng với 11 mã ngành đào tạo. Phương châm đào tạo của khoa hiện nay là chú trọng việc cập nhật những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
Nhiều ngành học để lựa chọn
Sự phát triển của TP. Nha Trang, một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước thời gian gần đây đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ về biểu diễn nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu nghe nhìn, giải trí của người dân và du khách. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa kéo theo sự phát triển, bùng nổ của xây dựng cơ bản.
Trình độ nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ, điều kiện kinh tế của người dân cũng như yêu cầu về thiết kế các ấn phẩm đồ họa hay thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu nói chung trong các doanh nghiệp, công ty… cũng ngày càng cao. Điều này khiến cho nhu cầu về nguồn nhân lực đối với các ngành nghệ thuật, đồ họa, thiết kế nội thất… tăng dần. Tuy nhiên trên thực tế, nguồn nhân lực được đào tạo bài bản trong các lĩnh vực này đang ở tình trạng cung không đủ cầu.
Tiết mục biểu diễn của giảng viên và sinh viên Trường Đại học Khánh Hòa trong chương trình biểu diễn nghệ thuật “Cổ điển và đương đại”.
Hiện nay, có nhiều ngành liên quan đến nghệ thuật, thiết kế sáng tạo để các bạn trẻ lựa chọn tùy theo năng lực, sở trường và đam mê của mình. Tại Khánh Hòa, Khoa Nghệ thuật của Trường Đại học Khánh Hòa có 2 bậc học trung cấp và cao đẳng với 11 mã ngành đào tạo. Trong đó, chuyên ngành Âm nhạc – Múa gồm có: Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Sáng tác âm nhạc, Diễn viên múa, Sư phạm Âm nhạc; chuyên ngành Mỹ thuật – Mỹ thuật ứng dụng có: Hội họa, Đồ họa (Đồ họa tạo hình), Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất, Sư phạm Mỹ thuật.
Video đang HOT
Chú trọng trải nghiệm thực tế
Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Tú – Phụ trách Khoa Nghệ thuật Trường Đại học Khánh Hòa, phương châm đào tạo hiện nay đối với các ngành học nói chung và các ngành nghệ thuật nói riêng là chú trọng việc cập nhật những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Vì vậy, tất cả các chương trình đào tạo của Khoa Nghệ thuật đều bố trí số giờ thực hành, trải nghiệm thực tế nghề nghiệp chiếm 80% tổng thời lượng chương trình học. Ngay từ năm thứ nhất, sinh viên đã được tham gia nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ các sự kiện về văn hóa và du lịch, tham gia trải nghiệm nghề nghiệp thực tế tại các doanh nghiệp thiết kế đồ họa, quảng cáo và kiến trúc nội thất trên địa bàn TP. Nha Trang, thực hành nghề nghiệp với nhiều giảng viên, nghệ sĩ có kinh nghiệm trong nghề ngay trong quá trình học tập. Vì vậy, những năm qua, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp các ngành ngoài sư phạm của Khoa Nghệ thuật đều đạt từ 95% trở lên.
Bên cạnh đó, việc hợp tác, trao đổi giảng viên, sinh viên với các trường mỹ thuật, học viện âm nhạc trong và ngoài nước cũng rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, Khoa Nghệ thuật của trường thường xuyên trao đổi đào tạo sinh viên quốc tế với Trường Mỹ thuật châu Âu vùng Bretagne – chi nhánh tại thành phố Lorient, Pháp; đồng thời mời giảng viên thỉnh giảng đang làm việc tại các đoàn, trung tâm biểu diễn nghệ thuật, các doanh nghiệp thiết kế nội thất, quảng cáo nhằm trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy…
Được biết, Khoa Nghệ thuật Trường Đại học Khánh Hòa hình thành từ Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Phú Khánh, sau này là Trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang. Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, khoa đã đào tạo được nhiều thế hệ nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên múa, họa sĩ, nhà thiết kế đồ họa, nội thất và đội ngũ giáo viên mỹ thuật, âm nhạc… cho Khánh Hòa cũng như các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Giảng viên của khoa được đào tạo từ những trường nghệ thuật của Anh, Nga, Thái Lan, các học viện âm nhạc quốc gia và các trường đại học mỹ thuật ở cả 3 miền. Họ vừa là giảng viên, đồng thời là nghệ sĩ hoặc nhà điêu khắc, nhà thiết kế…
Gen Z sớm hội nhập từ bước chọn trường
Với những ưu điểm của một môi trường đào tạo năng động, trẻ trung, nổi bật với màu sắc quốc tế, UEF hiện thu hút nhiều bạn trẻ chọn trải nghiệm và khởi đầu nghề nghiệp.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tiếng Anh trở thành tiêu chí chọn trường tiên quyết đối với các bạn trẻ, bên cạnh những yếu tố như chất lượng, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất,... Và đương nhiên, việc gửi gắm tương lai ở một trường đại học đào tạo chương trình song ngữ uy tín đã được rất nhiều phụ huynh, thí sinh lựa chọn. Bởi lẽ, học tập, sinh hoạt trong môi trường tiếng Anh sẽ là con đường ngắn nhất giúp hoàn thiện khả năng ngoại ngữ, đồng thời làm chủ các kỹ năng nghề nghiệp thời hội nhập.
Đáp ứng nhu cầu nhân lực phù hợp với nền kinh tế mở, UEF tiên phong đào tạo chương trình song ngữ: các môn học bằng tiếng Anh chiếm trên 50% thời lượng học tập, chất lượng đào tạo quốc tế, môi trường học tập hiện đại, năng động.
Ngay khi nhập học, sinh viên được đánh giá qua các bài kiểm tra, nếu chưa đạt yêu cầu hoặc nhận thấy chưa tự tin với năng lực tiếng Anh, tất cả sẽ được bổ trợ khóa học "Anh văn dự bị" hoàn toàn miễn phí. Từ nền tảng này, sinh viên tự tin khi học 7 học phần tiếng Anh chính khóa và dễ dàng chinh phục các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh các năm tiếp theo.
Riêng khối kiến thức chuyên môn, mỗi ngành học được xây dựng kết hợp giữa lý thuyết với học kỳ thực tế tại doanh nghiệp nước ngoài và tập đoàn đa quốc gia. Qua đó, sinh viên sẽ có những thuận lợi khi tiếp nhận kiến thức, hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp để giải quyết tình huống, quản lý tài chính, con người trước những cơ hội, thách thức của nền kinh tế toàn cầu.
Một điểm thu hút "thế hệ công dân toàn cầu tương lai" tại UEF chính là các hình thức học tập quốc tế, tiết kiệm chi phí và thời gian hơn. UEF không ngừng mang đến cho bạn những trải nghiệm mới mẻ và cực "chất" với các chương trình giao lưu học thuật, trao đổi sinh viên, liên kết quốc tế, chuyển tiếp quốc tế,...
Được biết, chương trình đào tạo của UEF được hơn 20 trường đối tác nước ngoài công nhận, sinh viên hoàn toàn có thể chọn học chuyển tiếp để nhận bằng cấp quốc tế của Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,... hoặc học song bằng để nhận cùng lúc bằng của UEF và bằng của trường đối tác.
Ngoài ra, ngay tại UEF cũng đã tăng cường các chuyên gia cố vấn, quản lý và giảng viên chuyên môn cao đến từ các quốc gia trên thế giới. Đây được xem là một mắt xích quan trọng trong chiến lược quốc tế hóa giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ bằng chương trình song ngữ trong toàn trường
Với nền tảng ngoại ngữ tốt, sinh viên tự tin tham gia các hoạt động ngoại khóa, giao lưu quốc tế cùng sinh viên quốc tế đến từ ĐH Pittsburgh (Hoa Kỳ), ĐH Gloucestershire (Anh), ĐH Bangkok (Thái Lan),...và hội nhập thành công trong môi trường toàn cầu.
Học sinh không đậu THPT công lập nên chọn hướng đi nào? Nếu không đủ khả năng đỗ trường công hay tiềm lực tài chính vào trường tư, học sinh tốt nghiệp THCS có thể lựa chọn mô hình giáo dục trung cấp. Theo đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM, do thời gian nghỉ dịch kéo dài nên kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ được tổ chức trong hai ngày 16/7 và 17/7, trễ...