Trường Đại học Hạ Long tổ chức hội thảo quốc tế trong khuôn khổ Dự án Motive
Trong 2 ngày 14-15/7, tại Cơ sở 1, TP Uông Bí, Trường Đại học Hạ Long tổ chức hội thảo quốc tế ‘Bộ công cụ tự đánh giá năng lực cốt lõi đạt được trong quá trình đào tạo’.
Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án quốc tế Motive ‘Đánh giá các xu hướng việc làm của sinh viên tốt nghiệp tại Việt Nam’ do Quỹ Eramus của Liên minh châu Âu tài trợ giai đoạn 2020-2023.
Tham dự hội thảo có đại diện Bộ GD&ĐT, các tổ chức quốc tế, các trường đại học, cao đẳng là thành viên của Dự án Motive đến từ châu Âu và Việt Nam; đại diện một số sở, ngành, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tại Quảng Ninh.
Tiến sỹ Trần Trung Vỹ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long, phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Lương Thụy
Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sỹ Trần Trung Vỹ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long, nhấn mạnh: Một trong ba đột phá chiến lược Việt Nam đang thực hiện trong giai đoạn hiện nay là về nguồn nhân lực, trong đó vai trò của các cơ sở giáo dục đại học rất quan trọng. Việc gắn kết khả năng đào tạo, cung ứng nhân lực của các cơ sở đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp từ lâu đã là vấn đề được Bộ GD&ĐT, các địa phương, doanh nghiệp quan tâm và có nhiều giải pháp thực hiện. Tuy nhiên để kết nối giữa cung và cầu về nhân lực không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà còn mở rộng ra khu vực và thế giới vẫn là vấn đề còn gặp nhiều khó khăn do yếu tố vùng miền, văn hóa, trình độ.
Dự án Motive được triển khai từ năm 2020 với sự tham gia của 9 trường đại học ở Việt Nam cùng sự đồng hành của Bộ GD&ĐT và Hiệp hội Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hà Nội. Mục tiêu của Dự án là xây dựng một trung tâm quốc gia về giám sát tình trạng tham gia thị trường lao động của người tốt nghiệp ở Việt Nam, tạo cơ sở kết nối dữ liệu việc làm giữa nhu cầu của sinh viên với trường đại học và các đơn vị sử dụng nhân lực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện nay.
Video đang HOT
TS. Dorel Manitiu, Điều phối viên Dự án Motive, Đại diện Tổ chức AlmaLaurea (Italia) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lương Thụy
Sau hơn 2 năm triển khai, dữ liệu của dự án đã có hơn 30.000 tài khoản sinh viên của 25 trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Tháng 5/2022, Ban điều phối dự án đã tổ chức hội thảo tại thành phố Bologna (Italia), các thành viên của dự án đã tập trung thảo luận về chủ đề: Sinh viên tốt nghiệp và thị trường lao động, tạo cầu nối giữa nhà trường – sinh viên – doanh nghiệp.
Tiếp nối hoạt động của Dự án, hội thảo lần này tiếp tục tập trung thảo luận 3 vấn đề chính: Cập nhật báo cáo theo dõi sinh viên tốt nghiệp của 9 trường đại học ở Việt Nam – đối tác của Dự án thông qua kết quả thu được từ việc khảo sát của Dự án; tình trạng hoạt động của Cổng thông tin theo dõi sinh viên tốt nghiệp; xây dựng bộ công cụ tự đánh giá năng lực cốt lõi đạt được trong quá trình đào tạo.
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Lương Thụy
Nội dung hội thảo là cơ sở để các trường hình thành bộ công cụ tự đánh giá năng lực cốt lõi của sinh viên, điều chỉnh các hoạt động nằm trong khuôn khổ của Dự án. Đặc biệt là việc hoàn thành báo cáo và phân tích số liệu của Dự án theo đúng thời hạn, giúp cho các cơ sở đào tạo là thành viên của Dự án xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp, có được những kinh nghiệm quý giá về các hoạt động khảo sát việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp và đánh giá chất lượng, mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của thị trường lao động. Từ đó, đưa ra những chiến lược đào tạo kiến thức và kỹ năng mềm nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phù hợp với thời kỳ hội nhập quốc tế.
Singapore thiếu ký túc xá cho sinh viên
Ước tính, hơn 2.600 sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), cả trong nước lẫn quốc tế, bị từ chối đơn xin ở ký túc xá và nhiều người bị yêu cầu rời khỏi phòng ở hiện tại trước ngày 15/7.
Do đó, sinh viên quốc tế đang cấp bách tìm phòng trọ gần trường.
Trường ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore.
Phát ngôn viên của NTU cho biết, nhà trường có 23 ký túc xá, có sức chứa hơn 13.600 sinh viên và dự kiến sẽ hoạt động hết công suất trong năm. Trong kỳ tuyển sinh năm 2021, hơn 6.000 sinh viên trúng tuyển - tương đương chỉ tiêu tuyển sinh của các năm trước. Tuy nhiên, trường đại học đang phải đối mặt với nhu cầu mạnh mẽ về ký túc xá vượt xa nguồn cung khoảng 20%.
Tình huống tương tự đã xảy ra vào năm 2021 khi NTU thông báo giảm công suất sử dụng ký túc xá do Covid-19 và các lý do khác. Tuy nhiên, do nhu cầu của sinh viên quá lớn, hơn nữa đa số sinh viên đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, nhà trường phải rút lại thông báo này.
Tuy nhiên, năm nay dự kiến số lượng ký túc xá chỉ đủ dành cho sinh viên năm nhất, năm hai. Nhiều sinh viên năm ba, năm tư dự đoán sẽ bị buộc rời khỏi ký túc xá. Họ đã thành lập một nhóm Telergram để chia sẻ thông báo của trường và thông tin phòng trọ cho thuê bên ngoài. Tính đến tháng 7, nhóm có hơn 1.500 thành viên.
Nhóm đã tiến hành một cuộc khảo sát để xác định số lượng sinh viên bị ảnh hưởng. Ước tính trong hơn 400 sinh viên được hỏi, hơn 50% là người nước ngoài.
Đối với nhiều sinh viên, đơn đăng ký ở ký túc xá đang nằm trong danh sách chờ khiến các em luôn ở trong tình trạng lo lắng, thấp thỏm. Sở dĩ nhiều người vẫn trông đợi vào quyết định của nhà trường do giá thuê phòng trọ bên ngoài đắt gấp 2 lần ở ký túc xá của trường. Với sinh viên, đặc biệt là sinh viên quốc tế, đây là một khoản tiền tương đối lớn.
Chị Arvind Kumar, sinh viên Ấn Độ theo học ngành Kỹ thuật đánh giá chi phí thuê phòng trọ bên ngoài đang tăng do thị trường bất động sản "nóng" lên. Hơn nữa, nhiều chủ nhà trọ chọn khách hàng dựa trên quốc tịch nên lựa chọn của sinh viên quốc tế không nhiều.
"Tôi đang chịu ảnh hưởng nặng nề cả về tài chính lẫn tinh thần. Nếu không tìm được phòng trọ, tôi sẽ phải sống lang bạt bên ngoài. Nhưng tôi có thể phải bỏ học nếu chi phí thuê nhà quá đắt", chị Arvind bày tỏ.
Còn sinh viên người Việt Nam, Lê Hà Phương, 21 tuổi, bày tỏ hoang mang và thất vọng. "Sinh viên quốc tế không thể thuê trọ bên ngoài vì chi phí cao nên tôi hy vọng nhà trường xem xét tình hình của chúng tôi và cho phép chúng tôi ở lại trường", nữ sinh nói.
Thừa nhận một số sinh viên phải đối mặt với tình hình tài chính khó khăn, người phát ngôn của NTU cho biết, nhà trường có chương trình hỗ trợ tài chính giúp bù đắp chi phí sinh hoạt cho sinh viên. Trường cũng cung cấp dịch vụ xe bus đưa đón miễn phí từ các địa điểm trung tâm đến khuôn viên trường như Ang Mo Kio, Bukit Gombak, Sengkang...
"Sức khỏe của sinh viên là ưu tiên hàng đầu của NTU. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ sinh viên của mình theo nhiều hình thức khác nhau, kể cả những sinh viên khó khăn hoặc có nhu cầu riêng", người phát ngôn của NTU khẳng định.
Trường ĐH Sài Gòn công bố điểm chuẩn đánh giá năng lực Chiều 13-7, Trường ĐH Sài Gòn công bố điểm chuẩn theo phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP HCM tổ chức Thí sinh thi đánh giá năng lực năm 2022. Ảnh: H. Lân Theo kết quả công bố, ngành kỹ thuật phần mềm có điểm chuẩn cao nhất với 898 điểm; ngành thông tin - thư...