Trường đại học được tự quyết mức học phí, công khai khi tuyển sinh
Đây là một quy định mới thể hiện nội dung tự chủ đại học được thể hiện trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục Đại học đã được Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước ký lệnh Công bố vừa qua…
Sáng nay 11/112, giới thiệu về nội dung luật tại cuộc họp báo công bố, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An nhấn mạnh bối cảnh, sau 5 năm thi hành, luật Giáo dục đại học (GDĐH) năm 2012 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, trở thành những điểm nghẽn, là nút thắt cần phải giải quyết để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An giới thiệu nội dung tại buổi họp báo công bố luật
Hệ thống đại học tiệm cận quốc tế
Theo đó, luật được sửa lần này tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng GDĐH, đảm bảo sự hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Thứ trưởng Lê Hải An lưu ý, luật quy định rõ hệ thống cơ sở GDĐH gồm đại học và trường đại học, tiệm cận với thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam, khắc phục một số vấn đề bất cập nhưng vẫn đảm bảo ổn định hệ thống để phát triển. Luật cũng làm rõ vấn đề sở hữu, tạo sự bình đẳng giữa cơ sở GDĐH công lập và tư thục và thúc đẩy sự phát triển của đại học tư thục.
Luật cũng mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học trong toàn hệ thống, trong đó, quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH trong việc xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở GDĐH nhưng vẫn đảm bảo sự kiểm soát hợp lý chất lượng đào tạo, chú trọng quản lý đối với các ngành liên quan đến sức khoẻ, đào tạo giáo viên, an ninh, quốc phòng.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT lưu ý quy định về Hội đồng trường. Theo ông, với luật mới, Hội đồng trường có thực quyền trong việc quyết định về tổ chức bộ máy, quyết định nhân sự, tiêu chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tiêu chuẩn giảng viên theo quy định. Hội đồng trường thực hiện chức năng quản trị trường, quyết định định hướng phát triển trường, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính… Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý, điều hành hoạt động của trường theo quy định của pháp luật và theo quyết nghị của Hội đồng trường… phù hợp với thông lệ quốc tế.
Công khai tỷ lệ việc làm của sinh viên mỗi trường đại học sau tốt nghiệp
Về vấn đề tự chủ đại học, luật đổi mới cơ chế quản lý tài chính, tài sản đảm bảo thông thoáng, hiệu quả, phù hợp với từng loại hình cơ sở GDĐH để tạo điều kiện cho các trường thực hiện tự chủ. Theo đó, cơ sở GDĐH có quyền tự chủ xây dựng và quyết định mức học phí, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo và công bố công khai khi tuyển sinh.
Nhà nước phân bổ ngân sách và nguồn lực cho GDĐH theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở GDĐH, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao.
Video đang HOT
Luật đổi mới quản lý đào tạo để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế thông qua việc xây dựng một số khái niệm tương đồng với quốc tế, xây dựng các chuẩn GDĐH như chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên, chuẩn cơ sở… tạo không gian thống nhất trong toàn hệ thống GDĐH Việt Nam, phù hợp với xu hướng quốc tế, đảm bảo chất lượng đào tạo, thúc đẩy việc công nhận văn bằng, tín chỉ giữa các trường trong khu vực và trên thế giới.
Thứ trưởng Lê Hải An nhấn mạnh, căn cứ vào kết quả kiểm định, năng lực của trường và nhu cầu xã hội, các trường có quyền tự chủ mở ngành, tuyển sinh, tổ chức đào tạo và cấp bằng…
Hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục được quy định với trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan, quy định về cơ sở kiểm định độc lập và công khai kết quả kiểm định, tỷ lệ việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp để người học và xã hội lựa chọn.
Về đổi mới quản lý nhà nước trong điều kiện tự chủ đại học, việc này được thực hiện thông qua các công cụ quản lý như quy hoạch mạng lưới, ban hành chính sách, chiến lược, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về GDĐH; ban hành hệ thống chuẩn chất lượng, diều kiện đảm bảo chất lượng… để các trường chủ động thực hiện.
Trường đại học có trách nhiệm minh bạch thông tin và thực hiện trách nhiệm giải trình theo quy định. Cơ quan quản lý nhà nước quản lý theo pháp luật, quy chuẩn chất lượng; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong GDĐH theo quy định.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, hiện Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng 2 Nghị định hướng dẫn thực hiện luật, dự kiến tháng 5/2019 sẽ ban hành, để thực thi luật từ 1/7/2019.
P. Thảo
Theo Dân trí
Cấu trúc đề TOEIC thay đổi, vững kiến thức vẫn đạt điểm cao
Theo lãnh đạo hệ thống Anh ngữ Ms Hoa (tiền thân là Ms Hoa TOEIC), đề thi mới khó hơn, nhưng nếu chú tâm học sẽ đạt điểm tốt.
Việc cấu trúc đề thi TOEIC thay đổi sau 15/2/2019 khiến nhiều học sinh, sinh viên hoang mang khó đạt điểm cao vì đã quen với đề thi cũ, dẫn tới tình trạng đổ xô đăng ký thi từ 4h sáng trong những ngày qua. Cô Nguyễn Thị Hoa, Giám đốc đào tạo hệ thống Anh ngữ Ms Hoa cho biết, những người học với mục tiêu tiếp nhận, củng cố kiến thức không bị ảnh hưởng nhiều.
Cô Nguyễn Thị Hoa có nhiều kinh nghiệm luyện thi TOEIC cho các học viên
- IELTS, TOEFL và TOEIC đều là chứng chỉ Anh ngữ quốc tế, vì sao nhiều người lại chọn học TOEIC?
- Cả IELTS, TOEFL và TOEIC đều là chứng chỉ quốc tế có giá trị 2 năm. Tuy nhiên, IELTS và TOEFL có giá trị học thuật nhiều hơn, thường dành cho những ai muốn du học. TOEIC lại khác, là chứng chỉ đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường quốc tế, có xu hướng phục vụ cho công việc trong các ngành nghề thương mại, tài chính ngân hàng, khách sạn du lịch. Chi phí học và đăng ký kỳ thi TOEIC thấp hơn so với hai chứng chỉ còn lại. Hầu hết các trường đại học hiện nay cũng yêu cầu đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên 450-600 TOEIC. Đây chính là lý do nhiều người Việt chọn học TOEIC hơn.
Dù thi ở Việt Nam, chứng chỉ TOEIC vẫn có giá trị quốc tế, giúp các bạn trở thành công dân toàn cầu, có thể làm việc ở bất cứ đâu. Chứng chỉ được công nhận tại hơn 150 quốc gia, không chỉ tại châu Á. Nhiều trường đại học tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Ba Lan, Hy Lạp, Anh, Đức, Canada, Mỹ cũng công nhận TOEIC là chứng chỉ đầu vào cho du học sinh.
- Cấu trúc đề thi sẽ thay đổi sau 15/2/2019. Cụ thể, đó là những điều chỉnh gì?
- Tôi đánh giá cấu trúc đề thi đổi mới là cần thiết và sát với thực tế. Đề thi mới có tăng độ khó lên một chút, yêu cầu người học phải nắm chắc kiến thức, nghe hiểu tốt chứ không chỉ dùng mẹo hay bí kíp.
Ví dụ phần 3 bài Listening (hội thoại ngắn) xuất hiện thêm các đoạn hội thoại 3 người thay vì 2 người như trước. Một số bảng hiệu, biểu đồ có thêm trong phần trả lời để người nghe kết hợp lấy dữ liệu. Có câu hỏi yêu cầu thí sinh dựa vào những gì nghe được đoán ý người nói. Điều này rất cần thiết bởi trong cuộc sống hay công việc vì không phải lúc nào cũng là đoạn hội thoại 2 người. Nếu có hội họp trong công việc, mình vừa nghe vừa nhìn các biểu đồ, bảng biểu để phân tích nội dung.
Các phần khác cũng đều làm tăng tính ứng dụng của bài thi TOEIC trong công việc chứ không phải thay đổi ngẫu nhiên.
- Đề thi mới ảnh hưởng thế nào với những người luyện theo đề cũ?
- Những bạn học để củng cố kiến thức thì không ảnh hưởng nhiều. Các bạn chỉ cần thời gian để làm quen với cấu trúc đề mới, tránh bị bỡ ngỡ khi đã quá quen với dạng đề cũ.
- Giá trị mà TOEIC mang lại cho người học là gì, ngoài chứng chỉ ghi số điểm đạt được?
- Về bản chất, tâm lý học TOEIC để lấy điểm số là hoàn toàn sai lầm, không mang lại giá trị gì cho người học. Tôi cũng khá buồn khi có một bộ phận bạn trẻ có theo học tiếng Anh chỉ để ra trường. Điều tôi muốn các bạn đặt ra là khả năng sử dụng tiếng Anh thực sự, tương đương 800-900 TOEIC Reading Listening, hay cao hơn là TOEIC Speaking Writing.
TOEIC mang đến kỹ năng ngoại ngữ vững vàng, cho phép người học áp dụng trong việc ký kết hợp đồng, thuyết trình, viết email chuyên nghiệp, đàm phán... Nắm chắc bài thi TOEIC 4 kỹ năng, bạn hoàn toàn có thể giao tiếp trong môi trường làm việc quốc tế, có cơ hội việc làm rộng mở, thăng tiến trong công việc.
- Cô có thể chia sẻ bí quyết hoàn thành tốt bài thi, bất kể có sự thay đổi về cấu trúc đề?
- Ngoài việc nắm chắc kiến thức, bổ sung lượng từ vựng và luyện tập nghe thường xuyên, mọi người hãy học có mục tiêu và đam mê. Các bạn không nên đặt mục tiêu ngắn hạn chỉ để ra trường mà xác định học để thay đổi bản thân, có tương lai tốt hơn. Khi có tình yêu và đam mê, các bạn sẽ thấy học tiếng Anh gần gũi và dễ hơn.
Nhân sự tại doanh nghiệp Panasonic Việt Nam trong giờ đào tạo TOEIC do trung tâm Anh ngữ Ms Hoa đảm trách.
- Chứng chỉ TOEIC giúp ích gì cho ứng viên khi đi xin việc?
- Hiện nay, không chỉ các công ty nước ngoài mà nhiều các công ty trong nước cũng quan tâm đến trình độ tiếng Anh của nhân viên. Trung tâm Anh ngữ Ms Hoa nhận nhiều yêu cầu hợp tác đào tạo TOEIC cho cán bộ nhân viên từ các đơn vị như Panasonic, Nissan, Enkei Việt Nam, Lotte, Tân Cảng Sài Gòn, BIDV, Techcombank, VietnamAirlines...
Tôi cho rằng không phải ngẫu nhiên mà các đơn vị dành ngân sách lớn cho việc đào tạo TOEIC. Bên cạnh chuyên môn tốt, nếu có chứng chỉ TOEIC thành tích cao, các ứng viên có nhiều lợi thế như ưu tiên xét tuyển qua vòng sàng lọc CV và phỏng vấn. Nhiều công ty lớn còn có mức phụ cấp đặc biệt cho nhân viên có mức điểm TOEIC nhất định, ưu tiên xét duyệt thăng tiến cho các nhân viên này.
- Đâu là rào cản lớn nhất của người Việt khi học TOEIC?
- Đó là tâm lý và động lực học. Hầu hết chỉ học tiếng Anh khi bị bắt buộc và mong muốn học nhanh, học cấp tốc. Nếu chúng ta vượt qua rào cản đó, đặt ra mục tiêu lâu dài và tìm được cảm hứng để đạt điều đó, chắc chắn việc học TOEIC nói riêng và học tiếng Anh nói chung sẽ hiệu quả.
Gia Nguyên
Theo VNE
Sẵn sàng đón nhận chính sách tự chủ đại học Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Luật được Quốc hội thông qua đáp ứng mong mỏi của các trường đại học, trong đó có chính sách về tự chủ. Hiện, các trường cũng đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận...