Trường Đại học Điện lực thông báo phương án tuyển sinh năm 2021
Bên cạnh phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, trường còn xét tuyển dựa vào học bạ, xét tuyển thẳng với tổng chỉ tiêu năm 2021 là 3.700 thí sinh.
Sinh viên Trường Đại học Điện lực.
Trường Đại học Điện lực vừa công bố thông tin tuyển sinh năm 2021. Theo đó, năm 2021, trường sử dụng 3 phương thức xét tuyển.
Cụ thể như sau:
Về xet tuyên dựa vào kêt qua học tập của thí sinh tại trường THPT (học bạ THPT):
Thời gian nhận hồ sơ: Đợt 1 (từ 25/1 đến 18/6): Cách thức nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tuyển sinh hoặc qua đường bưu điện, hồ sơ gồm: Phiếu ĐKXT theo mẫu; lệ phí xét tuyển 100.000đ/thí sinh. (Thí sinh tải mẫu phiếu đăng ký xét tuyển tại https://tuyensinh.epu.edu.vn/).
Các điều kiện xét tuyển: Thí sinh có điểm trung bình chung của các môn học trong tổ hợp dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6.0 (theo thang điểm 10). Nhà trường cập nhật và thông báo kết quả sơ tuyển đợt 1 trên trang Web tuyển sinh trước ngày 30/6/2021.
Các thí sinh đạt kết quả sơ tuyển sẽ chính thức trúng tuyển nếu tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển:
Video đang HOT
Xét kết quả học tập 3 môn thuộc các tổ hợp xét tuyển (theo ngành) của năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12.
Về nguyên tắc xét tuyển: Xét những thí sinh có điểm xét tuyển (ĐXT) theo tất cả các Tổ hợp xét tuyển (các tổ hợp xét tuyển có giá trị tương đương nhau) theo nguyên tắc từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu xét tuyển của từng mã ngành tuyển sinh.
Đợt bổ sung (nếu có): Nhà trường sẽ thông báo sau khi có kết quả xét tuyển đợt 1…
Xet tuyển dựa vào kết quả của thí sinh trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Theo đó, căn cứ theo từng tổ hợp các môn xét tuyển (tại mục 2.1) và theo tưng mã ngành tuyển sinh (có tính cả điểm ưu tiên). Điểm Xét tuyển (ĐXT) = Tổng điểm thi 3 môn tốt nghiệp THPT theo tổ hợp các môn xét tuyển Điểm ưu tiên (ĐƯT).
(Điểm ưu tiên (ĐƯT): Áp dụng theo quy chế tuyển sinh Đại học năm 2021 (Đối tượng ưu tiên và khu vực ưu tiên) cua Bô Giao duc va Đao tao).
Đăng ký xét tuyển thông qua kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thủ tục và thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Điện lực. Thí sinh có thể thực hiện đăng ký xét tuyển theo các phương thức sau:
Đợt 1: Đăng ký xét tuyển thông qua cổng thông tin điện tử của Bộ Giao duc va Đao tao (theo quy chế tuyển sinh hiện hành)
Đợt bổ sung (nếu có): Nhà trường sẽ thông báo sau khi có kết quả xét tuyển đợt 1, thông tin sẽ được cập nhật trên cổng thông tin tuyển sinh cua Trường Đại học Điện lực: https://tuyensinh.epu.edu.vn/.
Bên cạnh đó, Nhà trường còn áp dụng phương thức xét tuyển thẳng. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thực hiện theo Khoản 2, Điều 7 của Quy chế tuyển sinh ban hành theo Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 7/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Chỉ tiêu phân theo ngành đào tạo.
Chỉ tiêu phân theo ngành đào tạo.
Chỉ tiêu phân theo ngành đào tạo.
Chỉ tiêu phân theo ngành đào tạo.
Xét tuyển 2020: Cánh cửa hẹp cho thí sinh xét tuyển bổ sung vào trường top đầu
Trong khi các thí sinh trúng tuyển đại học đợt 1 đang làm thủ tục xác nhận nhập học, thì nhiều trường đại học đã thông báo xét tuyển bổ sung. Tuy nhiên, "cánh cửa" cho các thí sinh cũng sẽ hẹp lại.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đợt 1 xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT (tính theo kết quả chạy lọc ảo), cả nước có 161 trường đại học tuyển đủ chỉ tiêu, 83 trường (chủ yếu là trường ngoài công lập, trường thuộc các tỉnh, trường ở vùng sâu, vùng xa, trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục mầm non) có tỷ lệ trúng tuyển dưới 50% sẽ thực hiện xét tuyển bổ sung.
Sau khi thí sinh trúng tuyển đợt 1 đang xác nhận nhập học, nhiều trường đại học cả công lập từ tư thục đã thông báo xét tuyển bổ sung do chưa đủ chỉ tiêu như: Học viện Quản lý giáo dục, Đại học Thăng Long, Đại học Phenikaa, Đại học Điện lực, Đại học Tôn Đức Thắng...với hàng nghìn chỉ tiêu.
Bà Nguyễn Thị Thu Hường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội cho biết: "Trường sẽ xét tuyển bổ sung 7 ngành là: công nghệ may, thiết kế thời trang, công nghệ sợi dệt, công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật điện- điện tử, marketing thời trang, quản lý công nghiệp với tổng chỉ tiêu là 260. Nhà trường xét tuyển theo 2 phương thức là xét kết quả thi THPT và điểm học bạ THPT".
Cánh cửa cho thí sinh xét tuyển bổ sung vào trường top đầu sẽ bị "hẹp" lại. (Ảnh minh họa)
Các trường đại học xét tuyển bổ sung là cơ hội cho những thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1, hoặc thí sinh đã trúng tuyển đợt 1 nhưng từ chối nhập học. Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung của các trường đưa ra đều không thấp hơn điểm trúng tuyển của đợt 1.
Ông Lê Hiếu Học, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa cho biết, trường đang thiếu gần 500 chỉ tiêu của 19 ngành đào tạo nên đã thông báo xét tuyển bổ sung để thí sinh tìm hiểu, chuẩn bị hồ sơ để nộp ngay sau khi kết thúc tuyển sinh đợt 1 vào ngày 15/10 tới.
"Tính cả số lượng thí sinh trúng tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, Trường Đại học Phenikaa đã tuyển được hơn 2/3 tổng số chỉ tiêu tuyển sinh của năm 2020. Trường đã thông báo tuyển sinh bổ sung, mỗi ngành này, trường dự kiến tuyển từ 30 - 50 chỉ tiêu. Dù tuyển bổ sung nhưng Trường đại học Phenikaa vẫn quan tâm đến chất lượng tuyển sinh đầu vào và điểm xét tuyển bổ sung thì sẽ cao hơn so với ngưỡng điểm trúng tuyển của đợt 1", ông Lê Hiếu Học cho hay.
Theo các chuyên gia tuyển sinh, trong đợt xét tuyển bổ sung, các trường còn nhiều chỉ tiêu nhưng thí sinh cũng hết sức thận trọng và xem xét điểm chuẩn tại các trường vừa mới công bố. Do tâm lý muốn đỗ, nên sẽ có hiện tượng thí sinh đổ dồn vào các ngành còn chỉ tiêu của các trường "top" đầu và tính cạnh tranh cũng sẽ quyết liệt ở những ngành "hot".
Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Hà Nội cho rằng, thí sinh không nên trông chờ vào những trường top đầu xét tuyển bổ sung, hoặc những ngành hot của các trường công lập vì năm nay tỷ lệ thí sinh trúng tuyển không xác nhận nhập học trong đợt 1 rất ít.
"Chúng tôi dự đoán năm nay, tỷ lệ sinh viên đến nhập học sẽ đạt mức cao hơn năm ngoái, bởi do tình hình dịch Covid-19 cho nên cơ hội đi du học của các em bị thắt chặt và vì thế sinh viên trúng tuyển sẽ không có nhiều lựa chọn. Việc các em đỗ vào trường và đến xác nhận nhập học sẽ đạt tỷ lệ rất cao, nhà trường dự tính sau 4 ngày xác nhận nhập học thì sẽ hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh của năm nay và Hội đồng tuyển sinh của nhà trường cũng đã xác định không cần tuyển bổ sung", ông Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.
Một số trường dù tuyển sinh đợt 1 chưa đạt 100% chỉ tiêu nhưng sẽ không thực hiện xét tuyển bổ sung để đảm bảo chất lượng đầu vào.
Ông Nguyễn Tiến Thảo, Phó Trưởng Ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: "Xét tuyển bổ sung sẽ phụ thuộc vào số lượng thí sinh nhập học. Căn cứ vào số lượng thí sinh nhập học mới đề xuất các phương án có xét tuyển bổ sung hay không. Nhưng nhìn chung, những năm trở lại đây, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng không xét tuyển bổ sung nhiều".
Các trường đại học có nhu cầu xét tuyển bổ sung nhận định, dù thời gian xét tuyển bổ sung kéo dài đến hết năm 2020, nhưng do tâm lý của thí sinh luôn muốn xét tuyển vào những ngành hot, những ngành dễ xin việc nên các trường sẽ khó tuyển đủ chỉ tiêu, nhất là với những ngành khoa học cơ bản, ngành mới mở và nhóm ngành bị ràng buộc bởi ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ Giáo dục và Đào tạo như y dược, sư phạm./.
Tăng chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT Do kết quả xác nhận nhập học của thí sinh trúng tuyển bằng các phương thức xét điểm học bạ, thi đánh giá năng lực, xét tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp không như dự kiến, nhiều trường đại học (ĐH) đã tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ngày 5/10, thí sinh sẽ biết điểm chuẩn tuyển...