Trường đại học cũng… ế
Đó là thực trạng ở các trường đại học và cả cao đẳng có tổ chức thi/xét tuyển hệ đào tạo nghề.
Tại TP.HCM, phân tích bước đầu hồ sơ đăng ký dự thi cho thấy, hệ đào tạo nghề luôn trong tình trạng vắng thí sinh, trong khi nhu cầu thị trường lao động rất cao.
Trường thiếu người học
Cơ hội việc làm rất cao nhưng nhiều thí sinh không mặn mà đăng ký và theo học nghề. (Ảnh minh họa).
Kết thúc thời hạn nộp hồ sơ, Trường ĐH Công nghiệp (quận Gò Vấp) có chỉ tiêu tuyển sinh gần 10.000 học viên hệ CĐ-TC và nghề ngắn hạn nhưng chỉ nhận được hơn 6.000 hồ sơ; Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức (quận Thủ Đức) mở một khóa về Hướng dẫn viên du lịch nhưng loáng thoáng chỉ có mấy chục hồ sơ; hay Trường Du lịch và Tư thục Quốc tế (quận Bình Thạnh) chỉ tiêu 700 nhưng chỉ nhận được 200 hồ sơ…
Đây là những trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị và giáo viên tốt, vậy mà vẫn phải “khóc” trước mỗi mùa tuyển sinh. Còn những trường “địa phương” tại các quận (huyện), hay một số trường ngoài công lập thì tình trạng thiếu trò còn “thê thảm” hơn.
Cô Phan Thu Hiền – giáo viên dạy nghề Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM ngậm ngùi: “Năm nào hệ đào tạo nghề của trường cũng không tuyển đủ chỉ tiêu, nhiều ngành được phép đào tạo nhưng vì không có học sinh đăng ký nên không mở được”.
Video đang HOT
Ông Hoàng Ngọc Vinh – Vụ trưởng Vụ Trung cấp chuyên nghiệp, Bộ GDĐT cho biết năm 2011-2012 chỉ tiêu đào tạo trình độ trung cấp của cả nước khoảng 600.000, tuy vậy so với thực tế nhu cầu sử dụng lao động (LĐ) hiện nay tại các doanh nghiệp thì con số này rất nhỏ. Trong khi đó hiện nay có tới hơn 60% LĐ đang làm việc tại các DN ở các khu công nghiệp, khu chế xuất chưa qua đào tạo. Vì vậy một nghịch lý là các cơ sở đào tạo thì không đáp ứng được, còn các DN thì “khát” nguồn nhân lực. Vấn đề đầu tiên được chỉ ra là cơ cấu đào tạo bất hợp lý mà bản thân các trường sẽ phải điều chỉnh.
Doanh nghiệp thiếu… thợ
Theo ông Trần Anh Tuấn, trên địa bàn thành phố có 900 DN cần khoảng 200 nghìn lao động có tay nghề nhưng đào tạo chỉ đáp ứng được 20%. Dẫu vậy, số học sinh muốn thi vào hệ học nghề của các trường ĐH-CĐ vẫn rất ít.
Theo ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và Thị trường lao động TP.HCM, do thiếu hụt lao động, các DN phải “cầu cứu” các trường đào tạo nghề hay các trung tâm giới thiệu việc làm.
Tuy vậy, vấn đề là bản thân các trường cũng không thể tuyển đủ chỉ tiêu đào tạo các nghề này, cho dù đã có “mác” là hệ đào tạo nghề trình độ CĐ-TC.
Một số nghề luôn có nhu cầu cao như: Tiện, hàn, cơ khí… thì có rất ít học sinh chọn học. Nhiều doanh nghiệp còn đến tận trường đặt hàng đào tạo các nghề này với mức lương khởi điểm từ 3 triệu đồng/tháng trở lên nhưng các trường cũng… chịu vì không tuyển được học sinh.
Thầy Nguyễn Mạnh Hùng – Hiệu trưởng Trường CĐ Nguyễn Tất Thành quả quyết: “Hiện nay đúng là rất có vấn đề trong cơ cấu tuyển sinh khi học sinh hoàn toàn quay lưng với hệ học nghề. Thay vì học xong phải chạy ngược, chạy xuôi tìm việc như các sinh viên đại học, sinh viên học nghề hệ ĐH-CĐ còn được quyền lựa chọn chỗ làm. Vậy mà các em vẫn không mặn mà”.
Ông Nguyễn Thành Hiệp – Trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐTBXH TP.HCM cho biết: Hiện nay các DN thì kêu thiếu LĐ kỹ thuật nhưng lại không tìm đến chúng tôi hay các trường dạy nghề. Còn nhiều trường chưa nắm bắt, dự đoán nhu cầu LĐ của xã hội nên chưa có chiến lược đào tạo bài bản.
Để cải thiện tình hình, UBND thành phố phải cho cơ chế chính sách khuyến khích hợp tác đầu tư, liên kết theo chương trình công nghệ nước ngoài, có như vậy mới thu hút được học sinh, đáp ứng được nhu cầu LĐ của thành phố và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”.
Theo Dân Việt
"Hành trang" cho thí sinh thi môn năng khiếu
Nhìn tổng quan số lượng thí sinh đăng kí dự thi ĐH, CĐ năm 2010 và dự báo mùa tuyển sinh 2011 - số thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành có môn thi năng khiếu sẽ rất cao.
Tuy nhiên, sau mỗi kì thi, bên cạnh những nụ cười hạnh phúc được bước chân vào giảng đường ĐH, còn đó những nỗi niềm ngơ ngác của thí sinh không hiểu tại sao mình thất bại?
Ngộ nhận sở thích và năng khiếu
Hào quang của một số ngành nghề, từ môi trường thực tế mà thí sinh thấy qua hình thức bề nổi hoặc cổng thông tin mang tính tô hồng, gợi nên những ảo tưởng về tương lai trong mơ khiến cho các bạn quên kiểm soát năng lực thực sự mình có thể đạt được nó hay không. N.B - SV ngành thiết kế nội thất, tâm sự: "Sau ba lần thi mình mới đậu vào khoa mỹ thuật công nghiệp, sau hai năm học mình mới nhận ra mình không có năng khiếu, những bản thiết kế, đồ án của mình nhạt nhòa, giống ý tưởng đâu đó thiếu hẳn sáng tạo. Mình không biết nếu cứ theo học mình sẽ ra sao? Nhưng mình biết chắc, một nhà thiết kế tồi nếu thiếu ý tưởng sáng tạo thì rất khó hoặc có thể nói là không thể thành công trong môi trường đòi hỏi sự tinh tế và sáng tạo cao của ngành nghề này". Tâm sự của B. đã cho thấy rõ một điều: giữa sở thích và năng lực thể hiện còn một khoảng cách rất xa.
Điều này còn minh chứng rõ hơn khi nhìn vào các lớp học năng khiếu mỹ thuật. Hiệu quả phân nhóm có năng khiếu tiếp thu nhanh thể hiện chính xác, tình cảm hơn. Nhóm không năng khiếu thời gian làm bài lâu hơn, kết quả cũng thấp hơn rất nhiều.
Hành trang chuẩn bị trước kì thi
Yếu tố khách quan trước mỗi kì thi khiến thí sinh thường hay hoang mang làm ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả của thí sinh là tâm lí. Tâm lí chiếm phần nhiều tác động đến tinh thần cũng như hiệu quả bài thi của các bạn.
Thông thường thí sinh không hiểu hết về ngành học mà mình chọn sẽ học những gì? Ngành học yêu cầu gì ở người học? Ví dụ ở bộ môn mỹ thuật đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế, sự đột phá trong ý tưởng sáng tạo, khẳng định tố chất và nét riêng độc lập. Đó chính là những yếu tố mà thí sinh cần phải quan tâm đặc biệt. Tránh sao chép, thể hiện theo lối mòn, hãy chủ động cho giám khảo thấy ý tưởng của mình là gì? Cách thể hiện có gì mới? Điểm sáng tạo luôn chiếm một nấc cao trong thang điểm.
Ngành năng khiếu mỹ thuật tùy mỗi trường sẽ có yêu cầu về môn thi riêng (trang trí, bố cục, hình họa). Môn trang trí có hai phần là trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. Nếu các trường chuyên về mỹ thuật tạo hình hoặc sư phạm mỹ thuật thiên về trang trí cơ bản, thì các trường khối mỹ thuật công nghiệp luôn hướng về trang trí ứng dụng. Nét chung của phần thi trang trí luôn là bố cục cân đối nhịp nhàng, họa tiết sáng tạo, đa dạng độc đáo, màu sắc thể hiện tinh tế có gam màu chủ đạo. Tránh sử dụng quá nhiều màu hoặc chơi màu sặc sỡ, lòe loẹt.
Bố cục còn gọi là vẽ tranh: chú ý nội dung chủ đề, cách xây dựng cấu trúc nhân vật, tỉ lệ, không gian, nhịp điệu trong bài. Đa phần thí sinh bị rơi vào lối minh họa, kể chuyện... làm bố cục lỏng lẻo thiếu hẳn sự sinh động.
Môn thi hình họa nội dung có khác nhau, có thể là bài vẽ tĩnh vật, vẽ đầu tượng, vẽ chân dung bán thân hoặc toàn thân (mẫu thật). Ở phần thi này yếu tố dựng hình và lên bóng rất quan trọng, đòi hỏi độ chính xác, chọn góc nhìn đẹp không nên vẽ ngang mẫu hoặc sau mẫu. Không nên đánh bóng quá đậm hoặc quá nhạt mà tùy theo sắc độ ánh sáng và chất liệu mẫu để diễn đạt. Bố cục cần chú ý hướng nhìn, nhân vật phải hợp lý với khổ giấy quy định. Vẽ quá to hoặc quá nhỏ đều thất bại.
Cuối cùng phải chuẩn bị các vật dụng vẽ cẩn thận (bút chì 2b đến 6b, cọ vẽ các loại, màu vẽ, bảng pha màu, bảng vẽ, nước rửa cọ, nước pha màu...). Giấy vẽ sẽ do nhà trường phát.
Thời gian mỗi môn thi ngắn hay dài tùy trường sẽ khác nhau. Do đó thí sinh cần nắm rõ thời gian quy định để làm bài cho hợp lý. Thời gian một buổi thi thường đòi hỏi thí sinh phải làm nhanh, hoàn thành ngay trong buổi thi. Nếu bài làm quá cầu kì, nhiều chi tiết sẽ rất khó kịp thời gian. Màu nên để khô 15 phút trước khi nộp bài tránh lem màu qua các màu khác hoặc bài vẽ khác.
Theo PLXH
Có được mang điện thoại vào phòng thi? Học TCCN có được liên thông lên ĐH? Mất bằng tốt nghiệp có được dự thi? Quên không ghi mục 13 có vấn đề gì không? Em là thí sinh tự do, em nộp hồ sơ tại phòng GD của huyện. Cho em hỏi em sẽ nhận được giấy báo dự thi và giấy báo điểm tại phòng GD (nơi nộp hồ sơ)...