Trường đại học cung cấp thông tin cho thí sinh phải trung thực, chính xác
Tuyển sinh là bước đầu trong quá trình đào tạo. Vì thế, những thông tin mà các trường cung cấp cho thí sinh và xã hội phải trung thực, chính xác, có định hướng nghề nghiệp cho thí sinh.
Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc tại Hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2020 này 8/5.
Hội nghị trực tuyến về tuyển sinh
Cần có lộ trình rõ ràng hơn về phương án thi
Tại hội nghị, đánh giá về quy chế tuyển sinh năm nay, GS Hồ Đắc Lộc, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh cho rằng, quy chế đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trước hết là đáp ứng được về pháp lý, tạo ổn định trong xã hội.
“Chúng tôi yên tâm vì trong quy chế có quy định về tổ chức thi, kiểm tra riêng để các trường tuyển sinh. Đây vừa là điều kiện, vừa là cơ sở pháp lý để các trường thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo phương án tổ chức kỳ thi, kiểm tra riêng” – GS Hồ Đắc Lộc chia sẻ.
GS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho biết, qua trao đổi với hơn 30 trường THPT, các trường đều đồng thuận với những chủ trương về thi và tuyển sinh năm nay.
GS Quang ủng hộ việc trưng dụng, tăng cường thanh tra ủy quyền của các trường ĐH và mong muốn đề thi chính thức sắp tới sẽ có độ phân hóa rõ hơn ở thang điểm từ 6-10 để các trường có thể sử dụng hiệu quả kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tuyển sinh.
PGS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng bày tỏ sự ủng hộ phương án thi tốt nghiệp THPT 2020 và Quy chế tuyển sinh vừa ban hành.
“Chúng tôi mong muốn những năm tới tiếp tục thực hiện phương án này và có lộ trình rõ ràng hơn khi chuyển đổi, với sự thống nhất cao hơn nữa của hệ thống GDĐH” – PGS Phạm Hồng Chương bày tỏ.
Cho rằng quy chế đã tháo gỡ nhiều vấn đề băn khoăn của các trường và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn xã hội, GS.TS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội đề nghị, cả hệ thống chính trị vào cuộc để tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng, để các trường đại học yên tâm xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi này.
Video đang HOT
“Có hai việc quan trọng là coi thi và chấm thi. Năm ngoái chúng ta đã làm rất tốt hai việc này. Năm nay, Kỳ thi tốt nghiệp THPT có giao trách nhiệm cho địa phương, nên cần tăng cường giám sát, để phòng ngừa tất cả những điều không mong muốn xảy ra” – GS.TS Tạ Thành Văn nói .
GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội mong muốn Bộ GDĐT tiếp tục hỗ trợ các trường và đôn đốc hơn nữa khâu thanh tra, giám sát, hậu kiểm.
Còn GS Phạm Hồng Quang, Giám đốc ĐH Thái Nguyên đề xuất, năm nay Bộ GDĐT tiếp tục hỗ trợ các trường lọc ảo, vì năm ngoái, Bộ đã hỗ trợ các trường rất tốt công đoạn này.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc
Bộ đã chủ động dự đoán các tình huống
Trao đổi về phương án tuyển sinh, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, Bộ đã chủ động dự đoán các tình huống, để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tuyển sinh phù hợp với bối cảnh thực tiễn.
Tinh thần chung là, làm sao để công tác tuyển sinh diễn ra nhẹ nhàng, đáp ứng được các yêu cầu và thí sinh an yên tâm, dư luận đồng tình. Trên tinh thần đó, Quy chế tuyển sinh 2020 cơ bản giữ ổn định như năm 2019. Vừa có tính kế thừa, vừa có cập nhật thực tế để phù hợp với thực tiễn của năm nay.
“Quy chế tuyển sinh phát huy tối đa quyền tự chủ của trường đại học, nhưng các trường cần lưu ý đến trách nhiệm giải trình. Vì thế phải rà soát thật kỹ các thông tin liên quan đến đề án tuyển sinh trước khi công bố công khai. Bộ sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra nội dung này” – Thứ trưởng nói.
Theo Thứ trưởng, tuyển sinh là bước đầu trong quá trình đào tạo. Vì thế, những thông tin mà các trường cung cấp cho thí sinh và xã hội phải trung thực, chính xác, có định hướng nghề nghiệp cho thí sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Trước đề xuất của các trường về lọc ảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, Bộ sẽ hỗ trợ các trường quy trình này. Vì thế, các trường cần tuân thủ cung cấp dữ liệu lên hệ thống đầy đủ, kịp thời, chính xác để hệ thống lọc ảo được tốt.
Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thu Thuỷ, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, quy chế tuyển sinh 2020 có một số điểm mới về tổ chức thi riêng, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nhóm ngành sư phạm, sức khỏe được quy định chung cho các hình thức và loại hình đào tạo, không công bố trúng tuyển trước khi tốt nghiệp THPT.
Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, năm nay Bộ quy định rõ với những ngành có số lượng thí sinh trúng tuyển ít, không thể mở ngành, trường cần phải thông báo cho các bộ phận liên quan giải quyết, không nâng điểm chuẩn để đánh rớt thí sinh như năm 2019.
Bộ GD-ĐT hội nghị trực tuyến tại 300 điểm cầu bàn đào tạo đại học trực tuyến
Tại hơn 300 điểm cầu trên cả nước đang diễn ra hội nghị "Đào tạo trực tuyến giáo dục đại học trong dịch Covid-19". Đây là hội nghị trực tuyến có số điểm cầu nhiều nhất mà Bộ GD-ĐT tổ chức từ trước đến nay.
Ông Nguyễn Văn Phúc (bên phải), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, điều hành hội nghị trực tuyến với sự tham gia của hơn 300 điểm cầu - Ảnh Quý Hiên
Sáng nay, 17.4, tại hơn 300 điểm cầu trên toàn quốc đang diễn ra hội nghị "Đào tạo trực tuyến giáo dục đại học trong dịch Covid-19" với sự chủ trì của Bộ GD-ĐT.
Tham gia hội nghị có đại diện lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm. Đặc biệt, các nhà cung cấp công nghệ, dịch vụ hạ tầng kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam và thế giới như Tập đoàn Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnam Mobile, Microsoft, Google, Amazon, FPT... cũng tham gia hội nghị.
Đây là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT tổ chức một hội nghị trực tuyến có sự tham gia của hàng trăm điểm cầu.
Sẽ cho phép tỷ lệ đào tạo trực tuyến trong đào tạo đại học chính quy
Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, hội nghị được tổ chức nhằm tạo ra diễn đàn kết nối hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học và các tập đoàn công nghệ để chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đại học, đặc biệt là trong đào tạo trực tuyến; hướng tới phát triển các hoạt động này cho giáo dục đại học Việt Nam trong tương lai, chứ không chỉ trong bối cảnh có dịch Covid-19.
Ông Phúc cũng cho biết, các trường đại học có đầy đủ căn cứ pháp lý để đào tạo, công nhận kết quả trực tuyến. Bộ GD-ĐT cũng đang sửa đổi quy chế đào tạo chính quy đại học theo hướng cho phép các trường được triển khai một số tỷ lệ nhất định đào tạo trực tuyến trong toàn bộ chương trình.
Đây là cách thức mà các trường đại học nước ngoài đã thực hiện và cho thấy hiệu quả bởi kết hợp được ưu điểm của đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến, tạo điều kiện cho sinh viên học mọi lúc mọi nơi, phát huy được khả năng tự học.
Cũng theo ông Phúc, để ứng phó với dịch Covid-19, đã có 110 trường triển khai đào tạo trực tuyến (trong tổng số 240 trường) ở các mức độ từ đơn giản đến nâng cao.
Bên cạnh đó, có nhiều trường thực sự khó khăn do chưa bao giờ triển khai đào tạo trực tuyến (riêng 33 trường khối an ninh - quốc phòng vẫn đào tạo tập trung suốt thời gian qua).
Cơ hội bắt nhịp xu hướng số hóa
Theo PGS Nguyễn Thu Thủy, Quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), về đào tạo trực tuyến, hiện nay, cả hệ thống còn gặp nhiều thách thức như các trường còn hạn chế về hạ tầng công nghệ, chưa có quy trình và kinh nghiệm về đào tạo trực tuyến, học liệu điện tử còn nghèo nàn, chưa được chuẩn hoá, chưa kiểm soát tốt về chất lượng dạy học và kiểm tra đánh giá.
Về phía người học, sinh viên còn hạn chế về thiết bị, hạ tầng internet (đặc biệt là sinh viên vùng khó khăn), thiếu kỹ năng để học trực tuyến (kỹ năng sử công nghệ; phương pháp học...).
Đào tạo trực tuyến còn đối mặt với nguy cơ không đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, nguy cơ tiềm ẩn từ internet và mạng xã hội... Trong khi đó, chúng ta chưa có những cảnh báo, kỹ năng cần thiết cho sinh viên học tập trên môi trường mạng; chưa có giải pháp tránh quấy rối lớp học, mất thông tin cá nhân.
Doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầu tư về công nghệ đào tạo trực tuyến cho giáo dục đại học. Đặc biệt, các ngành đào tạo thực hành, chuyên sâu đặc thù khó triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, bà Thủy cũng cho rằng, việc phải ngừng dạy học tập trung của các trường đại học để phòng chống dịch Covid-19 là một cơ hội cho việc phát triển giáo dục đại học theo hướng số hóa trong đào tạo. Đây cũng là cơ hội để các trường đại học thúc đẩy cơ hội hợp tác, phối hợp với doanh nghiệp ICT quốc gia, đa quốc gia; phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến hỗ trợ cho hình thức đào tạo truyền thống...
Theo Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), đến ngày 13.4, cả nước có 110 trường tham gia đào tạo trực tuyến (với các mức độ từ đơn giản đến hoàn chỉnh), trong đó có 63 trường công lập (42,3% trong các trường công lập), 42 trường ngoài công lập (70% trong các trường ngoài công lập). Có 5 trường nước ngoài đều có đào tạo trực tuyến.
Có 104 trường chưa đào tạo trực tuyến, trong đó công lập là 86 trường (57,7% trong số trường công lập), 18 trường ngoài công lập (30% trong số trường ngoài công lập).
Ngoài ra, 33 trường khối an ninh - quốc phòng đều học trực tiếp, không đào tạo trực tuyến.
Quý Hiên
Phương án thi tuyển sinh: Xoay không kịp với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT? Từ năm 2015, tuyển sinh của các trường ĐH phần lớn phụ thuộc vào kỳ thi THPT quốc gia. Năm nay, chỉ còn kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh tự chủ ĐH nên bản thân Bộ GD&ĐT và các trường đều rất lúng túng. Các trường ĐH đang "ngồi chờ" nhất cử nhất động mọi động thái chính sách từ phía...