Trường đại học có 100% giảng viên là tiến sĩ
Tại Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, toàn bộ khóa học đều được giảng dạy bằng tiếng Anh. 100% giảng viên của trường đều có trình độ từ tiến sĩ trở lên.
Ngày 9/12, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập trường. Tham dự lễ kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; ngài Nicolas Warnery, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pháp tại Việt Nam.
Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (còn gọi là Đại học Việt-Pháp) được thành lập trong khuôn khổ Hiệp định liên chính phủ giữa Việt Nam và Pháp. Trường được xây dựng theo mô hình mới với kỳ vọng trở thành một trường đại học xuất sắc đẳng cấp quốc tế và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác giáo dục đại học và nghiên cứu giữa hai quốc gia.
Từ 6 ngành đào tạo ban đầu do hai chính phủ lựa chọn trên cơ sở các thế mạnh khoa học và công nghệ của Pháp cũng như nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam, trường đã mở thêm những ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động như Kỹ thuật hàng không và Quản trị vận tải hàng không quốc tế,…
Bên cạnh đó, toàn bộ các khoá học của trường đều được giảng dạy bằng tiếng Anh, 100% giảng viên khoa học có trình độ tiến sĩ trở lên. Hiện trường đã có 251 công bố khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục SCI/SCI-E. Trung bình mỗi giảng viên nhà trường có 1 công bố khoa học thuộc danh mục SCI/SCI-E mỗi năm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: VGP)
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, tinh thần và những giá trị của nhà trường trong những năm qua nằm ở chỗ đã góp phần vào đổi mới mô hình quản trị đại học ở Việt Nam.
“Nhờ mô hình như Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, quá trình thúc đẩy việc tự chủ của Việt Nam được nhanh hơn. Nhờ những mô hình như vậy mà các trường đại học ở Việt Nam đã nhận rõ sứ mệnh của mình là phải đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, là nơi sáng tạo ra tri thức.
Video đang HOT
Từ chỗ chỉ có 1 vài phần trăm các công trình nghiên cứu chỉ được đăng ở các tạp chí uy tín thuộc các trường đại học thì 3 năm gần đây 80% số công trình nghiên cứu xuất phát từ các trường đại học
Đáng chú ý, bên cạnh những trường ĐH lớn đã có một số trường ĐH còn rất mới, quy mô chưa lớn nhưng đã có nhiều công bố quốc tế được cộng đồng khoa học đánh giá cao như ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Duy Tân, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội”, Phó Thủ tướng dẫn chứng.
Đối với Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh, biểu tượng, giá trị của hợp tác quốc tế của nhà trường đã được nhiều trường ĐH ở Việt Nam nhìn vào, noi theo.
“Vươn lên đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế là một mục tiêu của giáo dục ĐH Việt Nam, vì vậy, càng cần phải tăng cường hợp tác quốc tế. Mỗi trường ĐH không của riêng địa phương nào, cơ quan nào, thậm chí là của riêng đất nước nào mà đây là nơi làm ra tri thức, đưa những tri thức đó vào thay đổi cuộc sống”, Phó Thủ tướng nhắn nhủ.
Là một trong những dự án hợp tác điển hình giữa nhân dân, chính phủ Việt Nam và Pháp, Phó Thủ tướng cũng đánh giá đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã góp phần làm nên thành công của một mô hình có giá trị mang tính biểu tượng cao.
Trường Giang
Theo vietnamnet
Trả tiền mời gọi người học thạc sĩ: Thầy không phải 'cò'
GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn không tán thành đề xuất trả tiền giảng viên để mời gọi người học thạc sĩ.
Trước thực trạng lượng số lượng tuyển sinh mới trình độ thạc sĩ vào các trường đại học công lập giảm, trong khi trường tư thục tăng mạnh, có ý kiến đề xuất trả tiền cho giảng viên để động viên, khuyến khích thí sinh vào học.
GS.TSKH Phạm Phố thẳng thắn phản đối đề xuất này bởi như vậy không khác nào biến đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ thành đa cấp và giảng viên trở thành "cò".
Phân tích cụ thể, GS Phố cho hay, đào tạo trình độ sau đại học là cần thiết nhưng không thể chạy theo số lượng mà quên chất lượng bởi đào tạo sau đại học là đào tạo những nhà nghiên cứu, nhà sáng tạo thực sự.
Số lượng người vào học thạc sĩ, tiến sĩ ở các trường phụ thuộc vào chất lượng của người thầy và cơ sở vật chất của trường.
"Trường có bao nhiêu giảng viên chính, bao nhiêu GS, PGS... Giảng viên chính chỉ hướng dẫn phụ, còn hướng dẫn chính vẫn là PGS, GS. Để đảm bảo chất lượng thì người hướng dẫn phải có một tầm nhìn để thí sinh của mình tiến xa hơn, đồng thời tích lũy cho thí sinh năng lực, khả năng dồi dào.
Ở các trường đại học công lập, GS, PGS và điều kiện cơ sở vật chất thường tốt hơn các trường tư thục. Tuy nhiên, do biên chế các trường công lập, các GS về hưu hết, chỉ còn lại lẻ tẻ vài người, phần đông là PGS. Ngược lại, các GS sau khi về hưu thì sang làm việc tại các trường tư thục do đó số lượng GS của các trường tư nhiều khi nhiều hơn các trường công lập.
Đó là về chất lượng người thầy, còn về cơ sở vật chất, khi trường tư đầu tư cơ sở vật chất tốt thì tăng số lượng người học sẽ tăng lên", GS.TSKH Phạm Phố giải thích.
Có thu hút được người học thạc sĩ hay không tùy thuộc vào chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất của trường đại học
Cũng theo nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn, hiện nay phần đông người làm nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ phải trả tiền, dù trường công hay trường tư. Vấn đề là nhiều khi trường công tự đánh giá mình cao quá mà xem nhẹ thí sinh, gây nhiều khó khăn cho họ. Trong khi đó, điều kiện thu nhận ở trường tư dễ dàng hơn nên thí sinh sang đó học.
"Hiện nay, bằng thạc sĩ, tiến sĩ là do hiệu trưởng của trường đại học ký và cấp, không phải Bộ GD-ĐT. Bằng của trường nào thì cũng là bằng thạc sĩ, tiến sĩ nên người học sẽ lựa chọn nơi nào điều kiện không quá khắt khe", GS.TSKH Phạm Phố nói.
Bởi vậy, ông nhấn mạnh, ngoài yêu cầu về chất lượng người thầy, cơ sở vật chất, để thu hút người học thạc sĩ, tiến sĩ, các trường công lập trước tiên phải tuân thủ quy định, quy định thế nào thì làm như vậy, không gây khó cho người học.
"Hữu xạ tự nhiên hương, trường có thầy tốt, cơ sở vật chất tốt, có tiếng tăm thì tự nhiên người học tìm đến", GS Phố nhấn mạnh.
Một vấn đề khác được vị chuyên gia đề cập, đó là để đảm bảo chất lượng thạc sĩ, tiến sĩ, cần thiết phải có một hội đồng bí mật.
Theo ông, ở các nước khi làm luận án thường có một hội đồng bí mật. Khi nghiên cứu sinh làm xong luận án, hội đồng chấm luận án thông qua thì vẫn phải trải qua sự thẩm tra của hội đồng bí mật, nếu đạt chất lượng thì trường mới cấp bằng. Bằng không, dù nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công ở hội đồng mà hội đồng bí mật tuyên bố không đạt thì cũng coi như không thông qua.
Cách làm như vậy, theo GS.TSKH Phạm Phố, mới đảm bảo công bằng. Điều đáng tiếc là ở Việt Nam hiện nay chưa có hội đồng bí mật. Theo nguyên tắc, khi bảo vệ luận án, thường sẽ mời một PGS hay GS "bí mật" phản biện nhưng ở Việt Nam, phần đông trong ngành đều quen biết nhau, nếu người hướng dẫn học viên là GS thì cuối cùng họ cũng sẽ biết được người phản biện "bí mật" là ai và người phản biện sẽ nể nang mà cho qua.
Bởi thiếu một hội đồng bí mật đánh giá một cách công bằng nên GS Phố cho rằng mới xảy ra chuyện người đã vào học thạc sĩ, tiến sĩ rồi thì lúc bảo vệ ít khi bị rớt.
Thành Luân
Theo baodatviet
Trường ĐH Hồng Đức khai giảng năm học mới 2019-2020 và kỷ niệm 22 năm ngày thành lập trường Sáng 24-9, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2019-2020 và kỷ niệm 22 năm ngày thành lập trường (24-9-1997 - 24-9-2019). Tới dự có đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành cấp tỉnh. Các đại biểu và sinh viên dự lễ khai giảng năm học mới 2019-2020 và kỷ niệm 22 năm...