Trường Đại học chuyển sang dạy học trực tuyến hoàn toàn vì sinh viên đã thích nghi
Mới đây, Trường ĐH RMIT Việt Nam ra thông báo về kế hoạch giảng dạy trong học kỳ II năm học 2019-2020. Theo đó, trường vừa thông báo sẽ dạy trực tiếp vào học kỳ 2 và có 30 môn sẽ dạy trực tuyến hoàn toàn…
Thông cáo của ĐH RMIT Việt Nam, cho biết khi đại dịch COVID-19 biến thành khủng hoảng sức khoẻ toàn cầu vào đầu năm nay, lĩnh vực giáo dục phải đối mặt với câu hỏi làm cách nào để học sinh, sinh viên có thể tiếp tục việc học bình thường.
ĐH RMIT Việt Nam chuyển qua hình thức dạy trực tuyến trong học kỳ 2 của năm 2020.
Sau khoảng thời gian không chắc có thể mở cửa trường hay không kéo dài từ tuần này sang tuần khác, vào tháng 3, RMIT Việt Nam đã thông báo chuyển toàn bộ các môn học sang giảng dạy trực tuyến đến cuối tháng 6. Bước chuyển này được thiết lập nhằm tạo sự ổn định và hỗ trợ sinh viên thành công trong học tập. Trước đó vào tháng 2, các khoá tiếng Anh mở rộng chuyển tiếp lên đại học của nhà trường cũng chuyển đổi mạnh mẽ thành công sang mô hình trực tuyến.
Khi giãn cách xã hội được dỡ bỏ, Trường đại học RMIT Việt Nam đã đẩy nhanh mô hình đào tạo trực tuyến áp dụng cho nhiều môn học trong học kỳ 2 của năm 2020; triển khai các chương trình giúp sinh viên sử dụng tài nguyên trong thư viện, hỗ trợ học thuật, tư vấn hướng nghiệp, cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần qua hình thức trực tuyến…
Học kỳ I sắp kết thúc và nguy cơ từ đại dịch cũng giảm xuống, trường vừa thông báo sẽ dạy trực tiếp vào học kỳ 2 và có 30 môn sẽ dạy trực tuyến hoàn toàn…
Chủ tịch Đại học RMIT Việt Nam Giáo sư Peter Coloe chia sẻ, nhà trường được tiếp cận với kho tàng chuyên môn về dạy và học trực tuyến trong nhiều thập kỷ của Đại học RMIT toàn cầu.
Video đang HOT
Theo Giáo sư Rick Bennett, Giám đốc cấp cao phụ trách Học thuật tại RMIT Việt Nam, khi quyết định chuyển sang trực tuyến vào thời điểm cách ly toàn xã hội, điều đầu tiên nhà trường thực hiện là xem lại toàn bộ 190 môn học hiện có và thấy phần lớn các môn này đều có thể truyền tải thành công qua những phương pháp giảng dạy trực tuyến.
Cũng theo Giáo sư Rick Bennett, sinh viên thể hiện tốt tính bền bỉ và khả năng thích nghi với cách học mới này. Nhiều bạn cho biết, các em thích sự linh hoạt có được từ đây còn hơn học trên giảng đường.
Dạy và học trực tuyến cần nỗ lực của thầy, ý thức của trò
Không thể phủ nhận việc dạy và học trực tuyến đang là lựa chọn tối ưu với ngành giáo dục trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.
Nhưng để có những giờ học chất lượng, ngoài khả năng tương tác, nỗ lực của người dạy thì đòi hỏi người học phải có ý thức, cũng như văn hóa học trực tuyến.
Để việc dạy học online đạt hiệu quả, đòi hỏi sinh viên phải chủ động, có ý thức tự giác học tập.
Thầy cô cần chuẩn bị bài giảng kỹ
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), đến đầu tháng 4.2020, cả hệ thống giáo dục đại học có 98/ 240 cơ sở đang tổ chức giảng dạy trực tuyến. Việc chuyển đổi phương thức dạy học diễn ra trong bối cảnh trường học phải tạm đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 và bảo vệ sức khoẻ của học sinh, sinh viên.
Đến thời điểm này, Bộ GDĐT chưa đặt ra những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt do việc dạy học trực tuyến vẫn được coi biện pháp tình thế để phòng chống dịch. Tuy nhiên, về lâu dài, Bộ đang xây dựng quy chế mới về đào tạo chính quy bậc đại học và sẽ bổ sung các quy định theo hướng cho phép các trường có thể đào tạo trực tuyến kết hợp với đào tạo trực tiếp.
Khi dạy học trực tuyến được công nhận, đồng nghĩa với việc phải tính đến các giải pháp để việc dạy học theo hình thức này thực sự có hiệu quả.
Là một trong những cơ sở sớm triển khai mô hình lớp học trực tuyến và đạt được những hiệu quả nhất định, GS-TS Nguyễn Văn Hiếu - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa cho rằng, để tạo nên những giờ học online chất lượng thì người thầy luôn là nhân tố quan trọng nhất, quyết định cho sự thành công hay thất bại của quá trình dạy - học.
Một lớp dạy học trực tuyến tại Trường Đại học Phenikaa.
"Để hình thức học trực tuyến đạt được hiệu quả mạnh hơn và tiếp cận sâu hơn đến toàn thể sinh viên, nhà trường đã tăng tiến độ cập nhật các bài giảng trực tuyến, các diễn đàn tương tác giữa giảng viên và sinh viên, diễn đàn thảo luận sinh viên,... để sinh viên nắm bắt được kiến thức. Bên cạnh đó, các giảng viên sẽ tạo lập các nhóm học tập để thu hút sinh viên trao đổi và thảo luận.
Và người thầy luôn là nhân tố quan trọng nhất. Trong đó kỹ năng soạn giáo án, quản lý lớp học tốt luôn là yêu cầu trước nhất trong việc khai thác các tính năng giáo dục của công nghệ thông tin trong đào tạo" - GS Nguyễn Văn Hiếu khẳng định.
Sinh viên chủ động học
Cũng trong quá trình dạy học trực tuyến, nhiều thầy cô đã gặp phải những tình huống "dở khóc dở cười". Đây cũng chính là những hạn chế của phương thức dạy học này và cần khắc phục trong thời gian tới.
"Tôi đã gặp phải tình huống đến "đứng hình" như đang giảng bài thì nghe được cả tiếng chó sủa, tiếng hàng xóm cãi nhau... lớp học lại phải dừng và im lặng để nghe"- Tiến sĩ Vũ Trọng Nghĩa, giảng viên trường ĐH Kinh tế quốc dân chia sẻ.
Những cơ sở sử dụng phần mềm học trực tuyến Zoom thì lo ngại về tính bảo mật của phần mềm. Còn theo phản ánh của sinh viên, hình thức học trực tuyến có một số hạn chế như người học mở tài khoản lên rồi để đó, làm một việc khác. Nếu học online lâu dần, người học cũng không còn cảm giác được gặp nhau trò chuyện trực tiếp, mất đi niềm vui của việc đến trường, đến lớp.
Ngoài ra, học online cũng không thể áp dụng cho các môn thực hành, đường truyền mạng yếu cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài.
Theo TS Diêm Thị Thanh Hải - Phó Trưởng Khoa Kinh tế và Kinh doanh (Trường Đại học Phenikaa), để học trực tuyến đạt hiệu quả, đòi hỏi sinh viên phải có ý thức học tập và văn hóa sử dụng mạng xã hội. Thực tế, nhiều em vẫn lên mạng học theo trào lưu.
TS Hải cho rằng sinh viên phải có ý thức tự học và chủ động. Sự tự giác này không bắt nguồn tự nỗi sợ bị rầy la hay áp lực điểm số, mà cần được hình thành từ hứng thú với bài giảng và ham muốn khám phá kiến thức.
Để hình thành cho sinh viên kỹ năng tự học, theo TS Lê Mạnh Tú - Giảng viên Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, cần có sự phối hợp tích cực giữa giảng viên và sinh viên. Kỹ năng tự học không phải là đòi hỏi nhất thời trong thời gian dịch bệnh mà đó là một trong những năng lực tiên quyết của công dân toàn cầu và công dân thời đại số.
BÍCH HÀ
Sinh viên phải vượt núi lên đỉnh tìm sóng... để học online Những ngày này, các sinh viên ở nhiều miền rẻo cao Tổ quốc vượt núi lên đỉnh tìm sóng để học online. Để không bị gián đoạn công tác đào tạo trong mùa dịch Covid-19, nhiều trường đại học chuyển sang dạy trực tuyến, dạy từ xa. Đa phần sinh viên trở về quê hương thay vì ở lại thủ đô. Các em...