Trường đại học chỉ có ba sinh viên, một giảng viên

Theo dõi VGT trên

Ngôi trường 155 tuổi MR Government Sanskrit College ở huyện Vizianagaram (Ấn Độ) chỉ có ba sinh viên và một giảng viên.

Theo tờ Times of India, trường MR Governmet Sanskrit College là một trong những trường đại học lâu đời nhất và nằm trong số ít những trường ở miền Nam Ấn Độ cấp bằng cử nhân về cổ ngữ Sanskrit (tiếng Phạn). Số lượng sinh viên giảm hàng năm vì không có sinh viên đăng ký học cổ ngữ này.

Ngôi trường được xây vào năm 1860, tọa lạc trong huyện Vizianagaram thuộc bang Andhra Pradesh, đông nam Ấn Độ. Ngôi trường này chỉ có một tầng lại lâu đời nhưng không được tu sửa kể từ năm 2003.

Trường đại học chỉ có ba sinh viên, một giảng viên - Hình 1

Trường MR Government Sanskrit College (Ấn Độ).

Trường MR Government Sanskrit College cung cấp chương trình cử nhân năm năm về Sanskrit cùng một số ngôn ngữ khác như Telugu và tiếng Anh, với tiêu chí mỗi ngôn ngữ là 30 chỉ tiêu nhưng không có sinh viên đăng ký.

“Mỗi năm, số lượng sinh viên giảm dần. Cách đây một thập niên, có ít nhất 20 sinh viên học Sanskrit nhưng đến năm ngoái con số này giảm còn năm và trong năm nay chỉ còn ba. Hiện nay, chỉ có hai sinh viên năm nhất và một sinh viên chuẩn bị học cử nhân đang học tại trường. Không ai quan tâm đến việc chuyển đổi trường này thành trường đào tạo nhiều ngành khác nhau có đầy đủ sinh viên và giảng viên”, tờ Times of India dẫn lời B Rama Rao, cán bộ trường cho biết.

Theo một số nhân viên của trường, do phần lớn học sinh trong huyện Vizianagaram có hoàn cảnh khó khăn nên họ thường chọn những khóa học nghiệp vụ hoặc những ngành giúp họ dễ tìm việc hơn. Trong khi đó, cơ hội tìm việc cho những người học Sanskrit không cao và chỉ khi nào không còn lựa chọn, học sinh mới đăng ký vào một trường Sanskrit.

Lý giải về tình trạng thiếu sinh viên, Swapna Haindavi – Hiệu trưởng của trường từ năm 2004 và cũng là giảng viên duy nhất của trường MR Government Sanskrit College – cho hay: “Chính quyền không hỗ trợ, không cấp học bổng và không tạo cơ hội cũng không có sự công nhận đặc biệt nào cho những sinh viên học cổ ngữ Sanskrit”.

Theo Ngọc Như/ Pháp Luật TP HCM

Phải sắp xếp lại giáo dục đại học

Điều gì xảy ra khi bùng nổ số lượng mà chất lượng không theo kịp? Làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH trong cảnh số lượng ĐH "trăm hoa đua nở"?

Từ câu chuyện bùng nổ số lượng trường đại học (ĐH) và những hệ lụy mà Tuổi Trẻ phản ánh trong nhiều số báo tuần qua,Tuổi Trẻ ghi nhận sau đây ý kiến của cán bộ quản lý ngành giáo dục, các lãnh đạo trường ĐH, giảng viên, sinh viên về vấn đề này và mời bạn đọc bàn luận thêm.

Video đang HOT

Phải sắp xếp lai giáo dục đại học - Hình 1

Được thành lập từ năm 1995 nhưng suốt thời gian qua, hầu hết cơ sở giảng dạy của Trường ĐH Hùng Vương TP HCM phải đi thuê mướn. Cuối năm 2013, những mâu thuẫn nội bộ bùng phát dữ dội khi "hai phe" đến trường tranh chấp quyền kiểm soát cơ sở của trường thuê trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Tân Bình. Ảnh: Tuổi Trẻ.

* GS Phạm Minh Hạc (Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam, nguyên bộ trưởng Bộ GD&ĐT): Có trường giảng viên toàn đi mượn hoặc giả

Nhìn lại lịch sử, những năm đầu đổi mới, cả nước chỉ có 12 vạn sinh viên, nhưng nay số lượng sinh viên đã tiến gần đến 2 triệu người. Tôi đã nói với anh em làm giáo dục cần nghiên cứu hình tháp giáo dục nhưng không có ai làm cả. Phải dựa vào trình độ phát triển kinh tế của mình, nhu cầu nhân lực của mình để phát triển quy mô giáo dục ở từng trình độ cho phù hợp.

Điều cực kỳ quan trọng với việc mở trường, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo chính là người thầy. Nhưng sự thật như tôi biết có trường ĐH chỉ có mỗi một ông tiến sĩ, mà không về ngành chuyên môn cụ thể nào, chỉ là tiến sĩ về quản lý giáo dục, danh sách giảng viên còn lại chỉ toàn là đi mượn hoặc thậm chí là... danh sách giả mà trường vẫn đủ điều kiện lập ra. Như vậy làm sao có chất lượng được?

Cũng phải nói thêm rằng số lượng trường nhiều, chất lượng đào tạo không như kỳ vọng không phải là câu chuyện cá biệt của Việt Nam. Một số nước vấp phải tình hình tương tự, nhưng họ đã có giải pháp và Việt Nam phải cân nhắc thấu đáo cách làm của họ.

Một là những trường nào quá kém cần thiết phải giải thể. Bộ GD&ĐT cũng đã từng dừng tuyển sinh hàng trăm ngành đào tạo ĐH, sau ĐH không đảm bảo chất lượng. Hai là sáp nhập các trường yếu và củng cố nó hoặc đưa một số trường mới thành lập kém quá hợp nhất vào những trường đã trưởng thành, có thương hiệu.

Gần đây, Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã có văn bản góp ý với văn kiện Đại hội Đảng XII, trong đó chúng tôi đã kiến nghị phải sắp xếp lại hệ thống giáo dục ĐH, bao gồm cả trường ĐH và CĐ.

TS Nguyễn Văn Phúc (Hiệu trưởng ĐH quốc tế Miền Đông): Thuê mướn cơ sở vật chất, giảng viên thì khó có chất lượng

Chất lượng đào tạo của một trường ĐH phụ thuộc vào nhiều yếu tố căn bản như triết lý đào tạo cần phải tường minh, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, tiện nghi phục vụ sinh viên phải đạt chuẩn.

Nếu căn cứ vào điều này thì chúng ta thấy còn có trường ĐH phải thuê mướn cơ sở vật chất, đội ngũ chưa mạnh, thiếu các cơ sở tiện nghi phục vụ sinh viên, chương trình đào tạo cũ kỹ... Trong bối cảnh đó, việc đào tạo ĐH sẽ khó có chất lượng.

Hiện nay, nhiều người học bằng mọi cách phải vào ĐH, phải có bằng ĐH mà không quan tâm xem trường đó chất lượng thế nào. Động cơ học tập không rõ ràng, việc vào ĐH chủ yếu để có bằng chứ không thật sự quan tâm đến ngành nghề và kiến thức làm việc sau này. Điều này dẫn đến việc trường mở vẫn cứ mở, tuyển vẫn cứ tuyển, người học vẫn cứ vào và bài toán chất lượng giáo dục ĐH vẫn còn tiếp tục ngổn ngang.

* PGS. TS Trương An Hoàng (giảng viên Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội): Hạn chế các trường tìm cách "qua cửa"

Điều kiện mở trường của Việt Nam nếu so với nhiều nước không hề dễ dãi hơn. Tuy nhiên, điều kiện này cần phải được kiểm soát trong cả quá trình vận hành của trường, chứ không phải là chỉ lúc mở.

Việc này hạn chế các trường tìm cách "qua cửa" rồi sau đó không thể thực hiện và duy trì được điều kiện đảm bảo chất lượng, đặc biệt về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Khi trường không đủ điều kiện, phải dừng tuyển sinh, còn những người học đang học thì cần tìm giải pháp cho họ hoàn thành chương trình đào tạo ở một cơ sở khác đủ điều kiện.

Thạc sĩ Hoàng Đức Bình (Trưởng bộ môn marketing ĐH Hoa Sen): "Nhân bản" chương trình đào tạo

Phải sắp xếp lai giáo dục đại học - Hình 2

Thạc sĩ Hoàng Đức Bình

Thời gian qua chúng ta đã chứng kiến sự phát triển quá nóng về mặt số lượng trường ĐH, ngành đào tạo và số lượng chỉ tiêu tuyển sinh. Tuy nhiên, điểm mà ít khi được đề cập nhưng lại rất quan trọng cho đầu ra là các trường đã tổ chức đào tạo thế nào?

Một thực tế khá phổ biến tại nhiều trường ĐH là chương trình đào tạo chính là chương trình khung của Bộ GD&ĐT. Nhiều trường ĐH khác lại có chương trình đào tạo tương tự nhau và có yếu tố "nhân bản" từ một trường có lịch sử thành lập dài hơn. Việc sử dụng chính chương trình khung hoặc "nhân bản" như trên đã cho thấy sự thiếu chủ động hoặc sáng tạo trong việc xây dựng chương trình đào tạo của không ít trường ĐH.

Do phát triển quá nóng, nhiều trường ĐH đã không thể tuyển đủ giảng viên và việc mời thỉnh giảng từ các trường bạn là phổ biến. Trong đào tạo ĐH, việc mời thỉnh giảng là tất yếu nhưng thông thường là để bổ sung tạm thời cho một số nhu cầu giảng dạy ngắn hạn, chuyên môn sâu hoặc chuyên biệt.

Tuy nhiên việc này lại quá phổ biến đối với nhiều trường ĐH tại VN, nhất là với các trường ĐH mới được thành lập và nâng cấp sau này. Việc tuyển sinh không đạt chỉ tiêu cũng kéo theo việc các trường không thể tuyển nhiều giảng viên.

* Nguyễn Thế Hưng (sinh viên lớp chất lượng cao khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội): Đừng để người học lựa chọn sai lầm

Một người bạn của tôi là á khoa Trường ĐH Ngoại thương tâm sự bạn đạt đến đích đó chỉ với lý do duy nhất Trường ĐH Ngoại thương là trường có điểm chuẩn cao và bạn muốn chứng minh mình học giỏi bằng ngôi đầu bảng của trường mà hoàn toàn không có đam mê gì với ngành học.

Việc nhiều trường mở ra, có thể vào ĐH bằng nhiều cách vô tình lại "tiếp tay" cho người vào ĐH mà không phải cân nhắc gì về đam mê, sở trường... Vào ĐH không phải bằng lựa chọn đam mê thì rất dễ buông bỏ, không chuyên chú học hành. Chất lượng đào tạo vì thế nằm trong tay người học. Người học không tha thiết, không thể có chất lượng.

TS Nguyễn Thị Kim Phụng (Quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Bộ GD&ĐT): Từ 450 sinh viên/vạn dân còn 260 sinh viên/vạn dân

Trước đây, Việt Nam từng đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt tỉ lệ 450 sinh viên/vạn dân nên đã chủ trương nâng số lượng các trường ĐH, CĐ để thực hiện mục tiêu này. Bắt đầu từ năm 2011, chủ trương trên đã bắt đầu được tính lại và từ năm 2012, việc thành lập mới các trường đã được siết chặt hơn.

Năm 2013, Bộ GD-ĐT đã đề xuất và Thủ tướng Chính phủ đã điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ theo hướng ổn định số lượng, điều chỉnh mục tiêu đến năm 2020 chỉ còn đạt tỉ lệ khoảng 260 sinh viên/vạn dân; tổng quy mô đào tạo ĐH và CĐ đạt khoảng 2,2 triệu sinh viên, tăng khoảng 1,8% so với năm học 2010 - 2011 và số sinh viên tuyển mới đạt khoảng 560.000 (tăng khoảng 8,2% so với năm 2010).

Đối với những trường lâu nay tuyển sinh khó khăn và thậm chí càng ngày càng khó khăn hơn vì ít người lựa chọn theo học chủ yếu bởi lý do chất lượng. Vấn đề này do rất nhiều nguyên nhân nhưng cũng không thể phủ nhận rằng việc nâng cấp, thành lập nhiều cơ sở giáo dục ĐH trong một thời gian ngắn trước đây là một trong những nguyên nhân của tình trạng không đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng.

Vì vậy, vấn đề cần giải quyết chính là các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định uy tín của trường trong từng "sản phẩm" đào tạo của mình, nâng cao năng lực sinh viên và tỉ lệ có việc làm của họ sau đào tạo, chứ hoàn toàn không phải đến mùa tuyển sinh mới đi tìm giải pháp làm thế nào để tuyển sinh được hết chỉ tiêu.

Muốn nâng cao chất lượng đào tạo trước hết phải có chiến lược, giải pháp và kế hoạch cụ thể của từng trường, nhưng đồng thời cũng cần những "cú hích" trong giải pháp tổng thể cho hệ thống giáo dục ĐH.

Đó là tái cơ cấu hệ thống phù hợp với sự phát triển nền kinh tế, phù hợp với nhu cầu của người học, nâng cao chất lượng tổng thể của đội ngũ giảng viên. Đó là tạo cơ chế, điều kiện để các trường tham khảo, nhận chuyển giao các chương trình đào tạo tiên tiến, đã khẳng định được chất lượng và hiệu quả ở nước ngoài, giúp các trường trong việc học tập kinh nghiệm của các nước phát triển xây dựng các chương trình đào tạo có tính ứng dụng cao, để sinh viên có đủ kỹ năng mà thế giới việc làm đang cần bên cạnh kiến thức chuyên môn.

Đó là đổi mới chính sách đầu tư, xác định mức học phí sát với chi phí đào tạo để đảm bảo chất lượng (không cần phải chạy theo số chỉ tiêu tuyển sinh để đảm bảo nguồn thu), thí điểm chính sách tự chủ ở mức độ cao đối với những trường đủ năng lực...

Những giải pháp đồng bộ này đang được áp dụng đối với cả hệ thống giáo dục ĐH.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục thực hiện và nâng cao hơn nữa vai trò quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cam kết thành lập trường, rà soát các điều kiện để bảo đảm chất lượng giáo dục ĐH.

Theo Ngọc Hà, Minh Giảng /Báo Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều

Tin đang nóng

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Chuẩn bị tái hôn, chồng cũ tìm đến tôi rồi nhét vào tay 2 món đồ, vừa nhìn thấy mà nước mắt tôi rơi không ngừng, trong đêm đó tôi cũng quyết định hủy hôn
17:32:20 14/11/2024
Trạng thái bất ổn của An Tây khi nghe lệnh bắt giữ
20:34:35 14/11/2024
HOT nhất Weibo: "Tóm sống" nam diễn viên đình đám 2 lần lén lút đến nhà nữ thần Tân Cương đẹp nhất nhì showbiz hẹn hò
19:42:25 14/11/2024
Mới ở cữ được 2 tháng, tôi tá hỏa khi nhận được tin 'sét đánh' của chồng từ đứa bạn thân
19:30:27 14/11/2024
Chi Dân, An Tây, Trúc Phương là những 'mắt xích' cuối trong đường dây ma túy
20:21:26 14/11/2024
Vụ Chi Dân, An Tây bị bắt: Thiếu trách nhiệm khi là người nổi tiếng
21:51:12 14/11/2024
Truyền thông quốc tế khen ngợi chiến thắng của Hoa hậu Thanh Thủy
17:37:12 14/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trước khi có con với tình trẻ kém 37 tuổi, Quang Minh nói gì về vợ cũ Hồng Đào?

Sao việt

23:03:04 14/11/2024
Sau khi chia sẻ đã tìm được hạnh phúc mới thì trên mạng xã hội bất ngờ hot lại những tâm sự của diễn viên Quang Minh dành cho vợ cũ là Hồng Đào từ cách đây khoảng vài tháng.

Tang lễ Song Jae Rim: "Nàng cháo" nhắn nhủ gây xót xa, Kim Soo Hyun - So Ji Sub và dàn sao gửi hoa tiễn biệt

Sao châu á

23:00:00 14/11/2024
Vào 12h trưa ngày 14/11, gia đình cùng những người thân thiết đã làm lễ truy điệu, tiễn biệt tài tử 39 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Chi tiết 'phi lý' nhưng 'Võ sĩ giác đấu 2' vẫn nhận 'mưa' lời khen

Phim âu mỹ

22:56:24 14/11/2024
Trước khi công chiếu trên toàn thế giới, phim Võ sĩ giác đấu 2 (Gladiator II) của đạo diễn gạo cội Ridley Scott nhận mưa lời khen từ các bài phê bình phim.

Thủ môn Nhật Bản thành hiện tượng ở Italy

Sao thể thao

22:53:50 14/11/2024
Tại Serie A mùa 2024/25, Zion Suzuki nổi lên như một trong những ngôi sao gây bất ngờ lớn nhất. Anh tỏa sáng ở chính đội bóng cũ của huyền thoại Gianluigi Buffon.

Nghệ sĩ cải lương kể chuyện hát lót, bị ép cát sê khiến Hồng Vân xót xa

Tv show

22:52:24 14/11/2024
Kể câu chuyện về hành trình vươn lên của một nghệ sĩ trẻ dù đối diện với nhiều thử thách, Thy Nhung khiến NSND Hồng Vân thấy nghẹn ngào.

Ca sĩ lừa doanh nhân "chạy án" chiếm đoạt 7 tỉ đồng

Pháp luật

22:36:14 14/11/2024
Mãi đến năm 2020, khi tham gia cuộc thi dành cho các doanh nhân đam mê nghệ thuật mang tên Tình khúc giọng ca vàng 2020 , Kháng kết hợp cùng ca sĩ Kim Thoa thể hiện ca khúc Nói với người tình và giành giải Quán quân.

Nhóm thanh niên bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp, diễn biến sau đó khiến nhiều người dở khóc dở cười

Netizen

22:34:25 14/11/2024
Hình ảnh nhóm thanh niên đang đi trên đường bất ngờ bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp khiến nhiều người tò mò không hiểu chuyện gì xảy ra.

Một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ ở TP.Thủ Đức

Tin nổi bật

22:33:22 14/11/2024
Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) đang điều tra, làm việc với những người liên quan vụ một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ trên địa bàn P.Tân Phú (TP.Thủ Đức).

Amanda Seyfried chia sẻ lý do rời Hollywood

Sao âu mỹ

22:00:22 14/11/2024
Ngôi sao phim Mean Girls đã sống tại một trang trại ở phía bắc New York (Mỹ) cùng gia đình trong suốt nhiều năm qua.

Phim 'Độc đạo' sẽ có phần 2?

Hậu trường phim

21:42:33 14/11/2024
Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Đến diễn biến tập 33, nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim luôn tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.

Ra mắt 'bánh xe biến hình' giúp xe lăn leo cầu thang

Lạ vui

21:23:34 14/11/2024
Với thiết kế nói trên, nhóm nghiên cứu tại Viện Máy móc và Vật liệu Hàn Quốc (KIMM) đã tạo ra bánh xe có thể di chuyển ổn định trên địa hình bằng phẳng nhưng hình dạng bánh xe sẽ thay đổi khi gặp chướng ngại vật.