Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh 7 chương trình đào tạo mới
Năm 2019, trường Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội dự kiến tuyển 6.670 chỉ tiêu. Thí sinh phải có tổng điểm trung bình của các môn học thuộc tổ hợp xét tuyển từ 20,0 điểm trở lên mới đủ điều kiện xét tuyển.
Nhà trường xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia năm 2019, phạm vi toàn quốc.
Năm nay, trường mở 7 chương trình đào tạo mới và bắt đầu tuyển sinh. Trong đó, có 5 chương trình tiên tiến: Hệ thống nhúng thông mình và IoT, Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật hóa dược, Kỹ thuật thực phẩm, Phân tích kinh doanh.
Giờ học của sinh viên ngành Công nghệ thông tin trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Hust
Cùng với đó là ngành Công nghệ giáo dục và chương trình đào tạo quốc tế Cơ điện tử được nhà trường hợp tác với ĐH Leibniz – Hannover CHLB Đức sẽ được tuyển sinh từ năm 2019.
Các chương trình tiên tiến được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh từ năm thứ 2.
Để đăng đăng ký xét tuyển vào các ngành/chương trình của trường, thí sinh phải có đủ điều kiện. Thứ nhất, thí sinh đáp ứng các điều kiện được tham gia tuyển sinh ĐH theo quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành.
Thứ hai, tổng điểm trung bình của các môn học thuộc tổ hợp môn xét tuyển, tính cho 6 học kỳ THPT từ 20,0 điểm trở lên. Điều kiện này không áp dụng cho thí sinh thuộc diện tuyển thẳng.
Video đang HOT
Thí sinh đã tốt nghiệp cao đẳng hệ chính quy của trường ĐH Bách khoa Hà Nội và thí sinh đăng ký xét tuyển vào hai chương trình đào tạo quốc tế do nước ngoài cấp bằng: TROY-BA và TROY-IT.
Tổng điểm thi của tổ hợp môn xét tuyển trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 đạt ngưỡng xét tuyển của trường. Nhà trường sẽ thông báo mức điểm nhận hồ sơ đăng ký dự thi đối với từng ngành/chương trình đào tạo sau khi có kết quả thi THPT quốc gia 2019.
Mùa tuyển sinh này, nhà trường tiếp tục thực hiện các chính sách xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển cho một số trường hợp. Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc đoạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT quốc gia các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học, Sinh học, Anh văn và đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng theo nguyện vọng vào một ngành đào tạo phù hợp với môn đoạt giải.
Thí sinh đoạt giải chính thức trong cuộc thi KHKT cấp quốc gia hoặc quốc tế được xét tuyển thẳng vào một ngành do Hội đồng tuyển sinh quyết định, căn cứ nội dung đề tài dự thi đã đoạt giải.
Chỉ tiêu tuyển thẳng vào một ngành không vượt quá 20% chỉ tiêu dự kiến của ngành đó.
Ngoài ra, nhà trường xét tuyển thẳng cho các thí sinh thuộc diện được tuyển thẳng khác theo quy định của Bộ GD&ĐT (Anh hùng Lao động, thí sinh bị khuyết tật nặng…).
Trường hợp thí sinh không sử dụng quyền được tuyển thẳng sẽ được cộng điểm ưu tiên vào tổng điểm xét tuyển (thang điểm 30) để xét tuyển theo mã ngành/chương trình đăng ký có tổ hợp xét tuyển chứa môn thi đạt giải (hoặc môn thi đạt giải phù hợp với ngành học) theo các mức điểm cụ thể:
Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc đoạt giải nhất trong kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT quốc gia được cộng 3 điểm; thí sinh đoạt giải nhì trong kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT quốc gia được cộng 2 điểm, các thí sinh đoạt giải khác được cộng 1 điểm.
Đối với các thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS, có chứng chỉ A-Level và chứng chỉ SAT được cộng điểm ưu tiên xét tuyển.
Theo kinhtedothi
RMIT mở thêm ngành thiết kế ứng dụng sáng tạo tại Hà Nội
Ngày 10/3, trường sẽ giới thiệu 5 chuyên ngành đào tạo về thiết kế gồm đồ họa, thời trang, 3D nội, ngoại thất, thực tế ảo, minh họa - hình ảnh...
Đại diện nhà trường cho biết, với tốc độ phát triển như hiện nay, người làm thiết kế cần được trang bị nhiều kỹ năng hiện đại để thích ứng với thay đổi trong môi trường kinh doanh, xã hội, vì vậy, RMIT mong muốn giúp học viên cập nhật nhu cầu thiết kế của thị trường. Chương trình đào tạo mới là kết quả của sự tham vấn chặt chẽ từ các chuyên gia trong ngành.
Nhà trường sẽ bắt đầu tuyển sinh từ tháng 3, dự kiến khai giảng vào tháng 10 năm nay, yêu cầu tuyển sinh học viên đầu vào đạt IELTS 6.5.
Các tác phẩm của sinh viên RMIT được trưng bày tại Triển lãm Sáng tạo Nexus năm 2018.
Chương trình học kéo dài 3 năm, gồm 5 chuyên ngành. Trong đó, ngành Đồ họa và giao tiếp thị giác định hướng sinh viên có cái nhìn toàn diện về công việc thiết kế đồ họa, từ việc lên ý tưởng, phát triển thành sản phẩm, truyền đạt, thuyết phục sản phẩm của mình với khách hàng.
Chuyên ngành Minh họa và hình ảnh giúp người học phát triển các kỹ năng vẽ trên máy tính, nắm vững lý thuyết, từ đó áp dụng vào thực hành để biến các ý tưởng thành sản phẩm hình ảnh số chất lượng cao.
Sinh viên có cơ hội khám phá những ý tưởng thiết kế không gian, thực hành sáng tạo thông qua việc sử dụng các phần mềm phác họa, tạo hình để vẽ khi học chuyên ngành Thiết kế 3D nội và ngoại thất. Đồng thời, học viên sẽ học cách thiết kế cho nhiều không gian khác nhau bao gồm nội thất, ngoại thất, các công trình công cộng.
Nhà trường mong muốn, sinh viên thiết kế tại RMIT có tư duy thiết kế hiện đại, mang tính ứng dụng cao.
Học viên học chuyên ngành Thiết kế thời trang sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về thiết kế thời trang từ lên ý tưởng, thử nghiệm trên các chất liệu và kiểu dáng đến sản xuất. Chương trình giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng thực tế để trở thành chuyên gia về xây dựng thương hiệu thời trang.
Với ngành Thực tế ảo ứng dụng, sinh viên sẽ thực hiện những dự án có ứng dụng các công cụ truyền thông số mới nhất như thực tế ảo tăng cường (AR) hay thực tế ảo (VR). Đồng thời, các bạn được khám phá, vận dụng những công nghệ hiện đại khác.
Sinh viên thiết kế tại RMIT tự tin giới thiệu về sản phẩm sáng tạo của mình.
Trong năm đầu tiên, sinh viên sẽ học các môn nền tảng để có kiến thức và kỹ năng thiết kế. Sau đó, học viên chọn 2 trong số 5 chuyên ngành để phát triển chuyên sâu. Năm cuối của chương trình, sinh viên thực tập, làm dự án thực tiễn mang tính ứng dụng cao để xây dựng hồ sơ năng lực ấn tượng đến nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, sinh viên có thể lựa chọn học tập, trao đổi 1 hoặc 2 học kỳ tại RMIT Melbourne hoặc tại một trong hơn 200 đại học đối tác của RMIT trên toàn thế giới trong khi vẫn duy trì mức học phí Việt Nam. Những kiến thức thu được từ trải nghiệm quốc tế sẽ là lợi thế lớn cho sinh viên khi ra trường.
Đại diện RMIT cho biết thêm, để truyền tải thông tin về ngành học mới, tạo cơ hội cho học viên tìm hiểu về học bổng giá trị, ngày 10/3, nhà trường tổ chức sự kiện ra mắt ngành Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo. Tham gia chương trình, học sinh sẽ được học thử về thiết kế để hình dung rõ hơn về ngành, có thêm những kiến thức cơ bản về bố cục, cách chọn màu, chất liệu, chỉnh ảnh, hay sắp chữ.
Ngọc Thi
Theo VNE
Đại học Hòa Bình tuyển 1.500 chỉ tiêu năm 2019 Năm 2019, trường Đại học Hòa Bình dự kiến tuyển 1.500 chỉ tiêu đại học chính quy cho 19 ngành đào tạo. Năm 2019, Trường Đại học Hòa Bình tuyển 1.500 thí sinh. Trong đó, trường dành 30% tổng chỉ tiêu để xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia, 60% tổng chỉ tiêu để xét tuyển dựa vào học bạ...