Trường công lập tự chủ, thu nhập bình quân của giảng viên tăng mạnh
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT về nâng cao năng lực tài chính của cơ sở, từ năm 2018 đến 2021, tổng thu của các cơ sở giáo dục đại học tự chủ đa phần tăng lên.
Tổng thu ngoài ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên cũng tăng; thu nhập bình quân của giảng viên và cán bộ quản lý tăng mạnh.
Tại Hội nghị tự chủ đại học năm 2022, báo cáo của Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay đã có 142/232 trường đại học đủ điều kiện tự chủ theo quy định của Luật Giáo dục đại học (được sửa đổi, bổ sung năm 2018).
Về nhân lực, từ thời điểm được giao thí điểm tự chủ, các trường đã từng bước hình thành cơ cấu nhân lực phù hợp. Các trường có chính sách cạnh tranh, thu hút giảng viên giỏi chuyên môn và khả năng nghiên cứu khoa học. Tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ ngày một tăng, từ 25% năm 2018 lên trên 31% năm 2021.
Về tài chính, đến thời điểm hiện tại 32.76% trường đại học tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; 13.79% trường tự bảo đảm chi thường xuyên.
Video đang HOT
Toàn cảnh hội nghị.
Về nâng cao năng lực tài chính của cơ sở, từ 2018 đến 2021, tổng thu của các cơ sở GDĐH tự chủ đa phần tăng lên, tổng thu ngoài ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên cũng tăng; thu nhập bình quân tăng 20,8% đối với giảng viên và 18,7% đối với cán bộ quản lý.
Đối với 23 trường tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, trong giai đoạn 2018-2021, thu nhập giảng viên tăng trung bình 26,1%; thu nhập cán bộ quản lý tăng trung bình 24,5%.
Năm 2018 tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 100 triệu/năm chiếm 26,2% trong khi năm 2021 chỉ còn 12,7%; tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 150 triệu/năm 2018 là 57,5% và chỉ còn 46,3% năm 2021.
Giảng viên có thu nhập trên 200 triệu/năm tăng từ 19,4% lên 31,34%; thu nhập trên 300 triệu trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97% sau 3 năm thực hiện tự chủ (2018-2021).
Phát biểu tại hội nghị tự chủ đại học năm 2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, trường đại học hoạt động với tính tự chủ tự chịu trách nhiệm cao là mô hình và cơ chế phổ biến trên khắp thế giới, điều này đã từng tồn tại lâu dài và sự ưu việt của nó đã được khẳng định trong thực tế hoạt động giáo dục bậc cao của nhân loại. Ở Việt Nam, quá trình thực hiện tự chủ đại học là một phần của quá trình đổi mới và hiện đại hóa, quốc tế hóa giáo dục đại học, là một khâu trong sự chuyển đổi mô hình giáo dục đại học thời kỳ bao cấp và kế hoạch hóa sang thời kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng nhận định rằng, tự chủ đại học là một cơ chế mới, phức tạp cần đồng bộ của nhiều yếu tố, nhiều khâu, nhiều hoạt động, vì vậy trong quá trình triển khai, thời gian qua vẫn có những vướng mắc, còn bộc lộ những hạn chế, khó khăn, và đó cũng là điều khó tránh khỏi.
Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức, tư duy và hành động tự chủ đại học được kỳ vọng sẽ là dẫn dắt hành trình bứt phá của giáo dục đại học. Trong 5 năm tới, giai đoạn 2022-2026, định hướng trọng tâm là đẩy mạnh nhận thức, quan điểm về tự chủ đại học theo đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn của Đảng và Nhà nước.
Những trường đại học có tổng thu trên 1.000 tỷ đồng mỗi năm
Trong tốp 5 trường đại học có tổng thu trên 1.000 tỷ đồng/năm có 2 trường đại học tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP và 3 trường tư thục tự chủ.
Tòa nhà Trung tâm đào tạo, Trường đại học Kinh tế quốc dân. Ảnh: THÙY LINH
Thông tin tại Hội nghị tự chủ đại học năm 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 4/8 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năng lực tài chính của các cơ sở giáo dục đại học tự chủ có sự nâng cao và thay đổi tích cực. Từ năm 2018 đến 2021 tổng thu của các cơ sở giáo dục đại học tự chủ đa phần tăng lên, tổng thu ngoài ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên cũng tăng thêm; thu nhập bình quân của giảng viên và cán bộ quản lý tăng mạnh...
Trong tốp 5 trường đại học có tổng thu trên 1.000 tỷ/năm có 2 trường đại học tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP (Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017) và 3 trường tư thục tự chủ, gồm: Trường đại học FPT, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Văn Lang, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong tốp 10 trường tham gia khảo sát có tổng thu cao nhất, có 5 trường đại học thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, là: Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Trường đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; 1 trường đại học công lập tự chủ: Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; và 4 trường đại học tư thục: Trường đại học FPT, Trường đại học Văn Lang, Trường đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và Trường đại học Nguyễn Tất Thành.
Trong danh sách 30 trường có tổng thu cao nhất năm 2021 thì có 14 trường là các trường thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP.
Chuyên gia chia sẻ cách chọn ngành chính xác PGS.TS Phạm Mạnh Hà, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội tư vấn chọn ngành nghề phù hợp sau khi có điểm tốt nghiệp THPT. Những sai lầm cần tránh trong chọn ngành Nhiều em lựa chọn nghề theo số phận, có em được cha mẹ sắp xếp sẵn, có người lựa chọn để mưu...