Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội bổ nhiệm nhân sự chủ chốt
Sáng qua ngày 3/4, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố các Quyết định công nhận các chức danh lãnh đạo của nhà trường.
Ban lãnh đạo nhà trường ra mắt
Dự và trao các quyết đinh cho Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng và các Hiệu phó có đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cùng đông đảo giáo viên, học viên nhà trường.
Tại buổi lễ, đại diện Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội đã trao Quyết định công nhận chức danh Chủ tịch HĐQT cho ông Bùi Quang Thịnh; Cố vẫn cao cấp của trường lên trao Quyết định về việc công nhận chức danh Hiệu trường cho ông Ngô Văn Sự; Các phó hiệu trưởng; Tiếp đó là các Quyết định về việc công nhận các chức danh Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội cho bà Lê Thị Quỳnh Anh, ông Phạm Văn Hiếu và ông Hà Đình Thủy.
Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội được thành lập từ năm 2001. Trường có 3 cơ sở đào tạo tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, đều được đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại.
Ông Bùi Quang Thịnh (bên trái), nhận Quyết định công nhận chức danh Chủ tịch HĐQT
Video đang HOT
Trường có 12 ngành đào tạo, chương trình giảng dạy thường xuyên cập nhật theo xu hướng quốc tế, tương thích với các trường trong khu vực, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các đơn vị sử dụng lao động, gắn đào tạo với hướng nghiệp, 100% cung ứng việc làm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp. Tiên phong đi đầu trong lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ, hiện nay Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc đang là hai khoa thế mạnh của trường, thu hút rất đông sinh viên theo học.
Trao Quyết định về việc công nhận chức danh Hiệu trưởng cho ông Ngô Văn Sự (bên phải)
Hiện nay, nhà trường đã ký kết hợp tác giáo dục với hơn 80 trường đại học, cao đẳng nghề uy tín của Hàn Quốc và hơn 20 trường Nhật ngữ để mang đến cho sinh viên của trường những cơ hội du học và chính sách học bổng tốt nhất…
ND
Theo giaoducthoidai.vn
Đắk Lắk đề nghị đưa việc tuyển giáo viên 'về một mối'
Sở GD-ĐT Đắk Lắk cho rằng với quy định hiện nay, chủ tịch huyện muốn giao việc tuyển giáo viên cho ai cũng được, dẫn đến tuyển dư hàng trăm người mà không ai hay.
ảnh minh họa
Liên quan đến vụ hơn 500 giáo viên có nguy cơ mất việc ở huyện Krông Pắk, Đắk Lắk, chiều 13-3, ông Phạm Đăng Khoa - giám đốc sở GD-ĐT Đắk Lắk, cho biết đã có báo cáo nhanh gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Theo đó, sau khi huyện Krông Pắk thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng với hàng trăm giáo viên gây hoang mang, lo lắng trong các thầy cô giáo, đến nay tỉnh đã kịp thời chỉ đạo tạm dừng việc chấm dứt hợp đồng với giáo viên để "tìm giải pháp nhân văn hơn".
Báo cáo cũng phân tích và đề nghị nên đưa việc tuyển dụng, bổ nhiệm, thuyên chuyển các viên chức giáo dục ở cấp huyện về một mối.
Cụ thể ngày 24-12-2010, Chính phủ ban hành Nghị định 115 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó quy định rõ ở cấp huyện, phòng GD-ĐT chịu trách nhiệm tham mưu việc tuyển dụng, bổ nhiệm, thuyên chuyển, giáng chức... viên chức giáo dục.
Tuy nhiên ngày 5-5-2014, chính phủ lại có Nghị định số 37 quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong đó quy định Phòng Nội vụ tham mưu, giúp UBND huyện việc cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập...
Nhiều nhà giáo cống hiến 5-7 năm tại các trường, nay mất việc chưa biết kiếm gì để sống - Ảnh: TRUNG TÂN
"Chính sự lệch pha này mà ở cấp huyện, nhiều nơi chủ tịch huyện giao việc tuyển dụng viên chức giáo dục cho Phòng Nội vụ. Phòng Nội vụ chỉ nắm trường này thiếu bao nhiêu chỉ tiêu nhưng không nắm cụ thể thiếu ở những môn gì, dẫn đến đưa giáo viên về mà bộ môn này dư, bộ môn kia vẫn thiếu", ông Khoa phân tích.
Vì lẽ đó, Sở GD-ĐT Đắk Lắk đề nghị Bộ GD-ĐT có đề xuất Chính phủ thống nhất lại việc tuyển dụng, bổ nhiệm, thuyên chuyển... viên chức giáo dục về cho ngành để tham mưu, theo dõi sát hơn, tránh việc tuyển dôi dư như vừa qua tại huyện Krông Pắk.
Về việc mức lương của nhiều giáo viên chỉ từ 500.000-1 triệu đồng/tháng, quá thấp so với mức sống tối thiếu nhưng công đoàn ngành giáo dục (nay sáp nhập về liên đoàn cấp huyện) không có ý kiến để bảo vệ quyền lợi giáo viên, ông Khoa nói trong các đợt thanh, kiểm tra ở các đơn vị đều có ý kiến, đề xuất.
Tuy nhiên trong số hơn 500 giáo viên hợp đồng tại huyện Krông Pắk, hợp đồng được phân rất nhiều loại do trường hay huyện ký, khi phân loại được rồi thì mới có thể có thông tin để bảo vệ quyền lợi nhà giáo.
Cô giáo Hồ Thị Ngọc Dung (giữa) ở xã Ea Kuang, Krông Pắk có chồng làm nông, lương 1 triệu đồng tháng không đủ nuôi con nên mỗi sáng phải nấu cháo bán vỉa hè để mưu sinh - Ảnh: TRUNG TÂN
Theo Zing
Tranh cãi xung quanh chuyện xem xét bổ nhiệm giáo sư Trong hai ngày qua, một trong những thông tin thu hút nhiều sự chú ý và gây ra nhiều cuộc tranh luận trên các diễn đàn, mạng xã hội là kết quả việc rà soát công tác bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Việc rà soát này xuất phát từ yêu cầu của Thủ tướng, trước thực trạng...