Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội nhất toàn đoàn tại Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
Sau một tuần giao lưu, tranh tài, Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp Bộ NN&PTNT năm 2020 bế mạc ngày 23/10 tại Tại trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT và Tổng cục GDNN – Bộ LĐ-TB&XH trao tăng Bằng khen và hoa cho các Nhà giáo đạt giải.
Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp Bộ NN&PTNT năm 2020 có 28 trường đăng ký và cử 158 nhà giáo tham dự trình giảng cho 26 nghề, được sắp xếp thành 9 nhóm nghề, trong đó có 98 nhà giáo trình giảng các nghề nông nghiệp (chiếm 62%). Tổng số nhà giáo nữ tham gia Hội giảng là 62 nhà giáo, nhà giáo cao tuổi nhất 54 tuổi, nhà giáo trẻ tuổi nhất 26 tuổi.
Với tinh thần tổ chức trình giảng, bình giảng khách quan, nghiêm túc, an toàn, Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp Bộ NN-PTNT năm 2020 đã trao giải thành tích tập thể Nhất toàn đoàn cho Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội với 8 giải Nhất, 1 giải Nhì và 1 giải Ba.
Hai Nhì toàn đoàn thuộc về Trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp (7 giải Nhất, 5 giải Nhì, 1 giải Ba) và Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (7 giải Nhất, 4 giải Nhì, 2 giải Ba).
Ba giải Ba toàn đoàn gồm Trường Cao đẳng Cơ điện và Thủy lợi (6 giải Nhất); Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (4 giải Nhất, 2 giải Nhì); Trường Cao đẳng Cơ điện xây dựng Việt Xô (3 giải Nhất, 2 giải nhì và 2 giải Ba).
Ở hạng mục thành tích cá nhân, có 64 giải Nhất được trao cho 64 cá nhân (40,51%); Giải Nhì: 60 cá nhân (37,97%); giải Ba: 27cá nhân (17,09%) và giải Khuyến khích: 7cá nhân (4,43%).
Trong số nhà giáo đạt giải Nhất, có 4 nhà giáo đạt suất sắc từ 19 điểm trở lên (thang điểm 20) thuộc nhóm ngành Cơ khí (1 nhà giáo), Chăn nuôi thú y (2 nhà giáo), Thủy sản, lâm nghiệp, chế biến (1 nhà giáo).
Video đang HOT
Trong đó, nhà giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ với tên bài trình giảng “Tiêm vắc xin dịch tả cho vịt” đạt điểm cao nhất Hội giảng 19,22 điểm.
Có 9 Giải Ứng dụng thiết bị giáo dục tự làm và ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng trong đó 6 ứng dụng thiết bị tự làm và 3 giải ứng dụng công nghệ thông tin.
Xu hướng tích cực trong chọn nghề
Trong kỳ tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp mới đây của Trường CĐ Cơ điện Hà Nội, nhiều học sinh đạt cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Đào tạo thực hành nghề Công nghệ ô tô tại Trường CĐ Cơ điện Hà Nội.
Nhiều học sinh ở các địa phương đã đến đăng ký học hệ cao đẳng các ngành nghề liên quan đến công nghệ và kỹ thuật. Đây là một xu hướng tích cực của giới trẻ trong việc quyết định tương lai nghề nghiệp.
Học để làm việc được ngay
Đến nhập học Trường CĐ Cơ điện Hà Nội, Nguyễn Tiến Dũng là học sinh Trường THPT Thạch Bàn, Gia Lâm, Hà Nội. Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, em đã đạt 26,6 điểm. Với số điểm này, Dũng hoàn toàn có thể đăng ký nguyện vọng vào một trường đại học.
Tuy nhiên, em đã quyết định bắt đầu bằng con đường học nghề. Dũng chia sẻ, em quyết định học nghề, bởi khi ra trường mình đã có trình độ kỹ thuật và tay nghề để làm việc được ngay.
Qua tìm hiểu và được tư vấn từ người thân, em chọn học công nghệ ô tô. Môi trường học tập nghề nghiệp ở đây hiện đại và thân thiện, rất phù hợp với em và các bạn cùng lứa tuổi. Bên cạnh đó, nhà trường cam kết việc làm và mức lương cho sinh viên sau đào tạo, để sinh viên yên tâm và nỗ lực học tập.
Cùng trong đợt nhập học, Lê Công Quân đến từ Trường THPT 1/5, Nghĩa Đàn, Nghệ An cho biết, trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, em đạt 19 điểm. Sau tốt nghiệp em có nhiều lựa chọn các ngành học, nhưng vì yêu thích ngành công nghệ ô tô, nên em coi đây là một nghề nghiệp mà mình sẽ theo đuổi.
Ban đầu bố mẹ cũng không muốn em học nghề vì cho rằng, nghề này là khá nặng nhọc lại lấm lem dầu mỡ... lại còn phải đi xa nhà. Nhưng em đã cố gắng thuyết phục, rồi bố mẹ cũng đồng ý để em ra Hà Nội nhập học. Em đăng ký và theo học lớp đào tạo công nghệ ô tô của trường phối hợp với Vinfast và mong muốn sau này sẽ trở thành chuyên viên kỹ thuật tại Vinfast.
Lê Trọng Tuấn đến từ Đắk Lắk chia sẻ, thông qua mạng Internet, em và gia đình đã tìm hiểu và lựa chọn chương trình đào tạo hợp tác với Vinfast, người học sẽ có nhiều cơ hội được làm việc tại Vinfast. Công nghệ ô tô cũng là một nghề có rất nhiều cơ hội việc làm. Chính vì vậy, mặc dù nhà ở xa nhưng em vẫn cố gắng theo học, để có được một nghề nghiệp tốt cho tương lai.
Theo Nguyễn Công Hiếu, đến từ Kon Tum, em được chị giới thiệu và đã tìm hiểu khá nhiều về nghề Cơ điện tử, đây là một nghề rất phổ biến trong CMCN 4.0, vì vậy cơ hội việc làm của nghề là rất rộng mở, bản thân em cũng rất thích nghề này.
Học cao đẳng nghề sẽ có trình độ kỹ năng thực tế, có đủ khả năng làm việc tại doanh nghiệp được ngay từ lúc còn đang học. Chính vì vậy, em đã đăng ký học nghề Cơ điện tử tại Trường CĐ Cơ điện Hà Nội.
Tân sinh viên Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ về quyết định lựa chọn con đường giáo dục nghề nghiệp.
Sự khác biệt về tư duy và nhận thức
Theo thông tin tuyển sinh, Trường CĐ Cơ điện Hà Nội bắt đầu tổ chức nhập học đợt 1 từ ngày 5 - 6/9 và đợt 2 từ ngày 21/9, năm nay qua phân tích dữ liệu học sinh đầu vào cho thấy những khác biệt.
Mọi năm khi thời điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa kết thúc, thì số lượng học sinh nhập học không được nhiều. Nhưng năm nay, ngay từ đợt nhập học đầu tiên, trường đã đạt trên 1/2 chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng chính quy.
Ngay trong tháng 9, nhà trường đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy là 1.200 sinh viên.
Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội cho biết, điểm khác biệt so với mọi năm là các học sinh nhập học năm nay đến từ 25 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó nhiều em từ địa phương rất xa như vùng Tây Nguyên, miền Trung và cả ở miền Nam đến nhập học.
Năm nay, nhà trường cũng đón nhận nhiều học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT với số điểm cao, đủ điều kiện vào các trường đại học, nhưng đã chọn con đường giáo dục nghề nghiệp.
Qua phỏng vấn, trao đổi với thí sinh và phụ huynh tân sinh viên, chúng tôi nhận thấy các em nhận thức rất rõ về học nghề nghiệp, cho thấy nhận thức của xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực về học nghề để lập thân, lập nghiệp.
Theo ông Đồng Văn Ngọc, nhà trường đang đào tạo những ngành nghề liên quan đến kỹ thuật và công nghệ, là những ngành nghề đang có nhu cầu nhân lực rất lớn trên thị trường lao động.
Nghề có thí sinh tham gia nhiều nhất là công nghệ ô tô, tiếp theo là những ngành nghề như điện công nghiệp, cơ điện tử, cắt gọt kim loại, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, thương mại điện tử... Những ngành nghề này nhà trường cam kết việc làm cho người học ngay sau tốt nghiệp ra trường.
Những năm gần đây, ngay khi sinh viên bắt đầu học năm thứ 3 thì đã có các doanh nghiệp tham gia cùng nhà trường chuẩn bị đánh giá đầu ra và tuyển dụng ngay. Đây là yếu tố tác động tích cực tạo sự yên tâm cho người học và các phụ huynh về lựa chọn giáo dục nghề nghiệp.
Dạy văn hóa trong trường nghề: Hai bộ chỏi nhau Trường nghề muốn dạy chương trình văn hóa 7 môn dành cho đối tượng học sinh tốt nghiệp lớp 9, trong khi Bộ GD-ĐT khẳng định các trường phải liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên. Học sinh lớp 10K19 TCK3 Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM trong giờ thực hành tiện CNC - Ảnh: NHƯ HÙNG Bộ LĐ-TB&XH vừa...