Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội hợp tác cung ứng nhân lực cho các đối tác nước ngoài
Ngày 14/4, tại Hà Nội đã diễn ra lễ Ký kết Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác tuyển sinh, đào tạo và cung ứng nhân lực cho các đối tác nước ngoài giữa Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội (HCEM) và Trưởng Đào tạo Quản lý doanh nghiệp (CBAM)
TS Đồng Văn Ngọc – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội phát biểu tại sự kiện
Theo Biên bản ghi nhớ, Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội và Trường Đào tạo Quản lý doanh nghiệp sẽ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc triển khai các chương trình tư vấn tuyển sinh, tuyển dụng, đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các hợp đồng cung cấp nguồn lao động kỹ thuật, dịch vụ với các đối tác nước ngoài do CBAM đảm nhiệm.
Theo đó, CBAM sẽ tiếp nhận, hoàn thiện thủ tục cho những sinh viên trường CĐ Cơ điện Hà Nội đủ yêu cầu để đi du học nghề kép tại CHLB Đức hoặc một số nước châu Âu khác.
Ký kết Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác tuyển sinh, đào tạo và cung ứng nhân lực cho các đối tác nước ngoài giữa Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội (HCEM) và Trưởng Đào tạo Quản lý doanh nghiệp (CBAM)
Phát biểu tại Lễ ký kết, TS Đồng Văn Ngọc – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội đánh giá, Việc ký kết với CBAM mở ra các cơ hội hợp tác, nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp cận với trình độ của các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt CHLB Đức là một nước có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển bậc nhất châu Âu và thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực cơ khí chính xác, cơ điện tử…Chất lượng dạy nghề của CHLB Đức cũng thuộc nước đứng đầu châu Âu, sinh viên vừa được học ở trường, vừa được học tại doanh nghiệp nên học viên không chỉ học được kỹ năng nghề mà cả các kỹ năng mềm, thái độ, tác phong công nghiệp, sau tốt nghiệp có thể bắt tay ngay vào công việc. Mức lương trung bình cho lao động có tay nghề ở Đức tương đương 70-80 triệu đồng/tháng, nên đây là cơ hội rất lớn để các bạn sinh viên HCEM có thể đi học và làm việc tại châu Âu.
TS Đồng Văn Ngọc – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết thêm, để cụ thể các hoạt động vừa ký ngay trong tuần sau nhà trường sẽ triển khai đăng ký đào tạo tiếng Đức cho các em sinh viên, trước mắt là các sinh viên đang theo học chương trình đào theo tiêu chuẩn của Đức.
Video đang HOT
Trong khuôn khổ sự kiện này, các bạn sinh viên HCEM cũng có buổi giao lưu cùng Shark Liên
Trong khuôn khổ sự kiện này, các bạn sinh viên HCEM cũng có buổi giao lưu cùng Shark Liên với chủ đề “Sinh viên HCEM khởi nghiệp cùng Shark Liên”. Tại đây, Shark Liên đã lắng nghe và giải đáp rất nhiều câu hỏi mà các bạn sinh viên HCEM đặt ra về kinh nghiệm khi khởi nghiệp, những lỗi mà doanh nghiệp Start-up của các bạn trẻ Việt Nam thường mắc phải cũng như cách khắc phục.
Theo đó, Shark Liên cho rằng, sinh viên HCEM nói riêng hay các bạn trẻ Việt Nam nói chung khi khởi nghiệp thường muốn tự mình, đó cũng là một sai lầm. Các bạn nên có sự chuẩn bị kỹ càng, tìm kiếm mọi nguồn hỗ trợ, cả về tài chính lẫn kỹ năng quản trị doanh nghiệp và hơn hết phải luôn có niềm tin vào bản thân.
Sinh viên Trường CĐ Cơ điện Hà Nội đặt câu hỏi về khởi nghiệp với Shark Liên
Các đại biểu tham gia sự kiện chụp ảnh lưu niệm với các em sinh viên
Phó GĐ Sở Giáo dục Đà Nẵng: Số học sinh trường chuyên ra nước ngoài khá đông
Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng số lượng học sinh trường chuyên Lê Quý Đôn đang theo học ở nước ngoài cũng khá đông, kể cả đội ngũ làm việc ở nước ngoài.
Đó là chia sẻ của ông Mai Tấn Linh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng khi nói về việc một số địa phương dự định mời các Phó Giáo sư, Giáo sư về giảng dạy tại các trường trung học phổ thông chuyên với mức đãi ngộ cao.
Học sinh trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) tham gia Cuộc thi U-Invent mùa 3 với chủ đề "Sáng tạo công nghệ vì môi trường" do Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh - Đại học Đà Nẵng tổ chức và giành giải nhất. Ảnh: AN
"Tôi nghĩ dạy trường chuyên cũng như huấn luyện viên thể dục thể thao. Những em có tố chất ở dạng đỉnh cao thì cũng cần có những người thầy đúng tầm hoặc vượt tầm. Để phát huy tốt nhất học sinh đó.
Ở đây, thì tùy theo từng điều kiện, phương hướng, quyết tâm của từng địa phương. Ví dụ như có địa phương muốn lắm nhưng không có điều kiện thì làm sao mời được các Phó Giáo sư, Giáo sư về giảng dạy.
Bởi vì Giáo sư giỏi thì họ có những kỹ năng đặc biệt để định hướng, khơi dậy cho các em mà có tiềm năng phát triển hơn nữa.
Ví dụ như câu chuyện bóng đá Việt Nam, cầu thủ rất giỏi nhưng phải đến khi có huấn luyện viên Park Hang-seo tới mới vực dậy được. Trước đó cũng chừng đó con người nhưng không làm tốt hơn được.
Xu hướng của từng địa phương thì có chiến lược rõ ràng của họ. Họ tạo ra những khát vọng, đam mê, lứa này không được thì lứa khác, có chiều sâu. Tùy theo địa phương, tùy theo người đứng đầu có chấp nhận đầu tư.
Cá nhân tôi cho rằng nếu có điều kiện thì mời Giáo sư dạy vẫn tốt hơn. Vấn đề là trí tuệ, là phương pháp, là truyền cảm hứng ra sao?... Rồi nhiều lý do nữa.
Khi có được những Giáo sư đó trong đội ngũ thì đẳng cấp của ngôi trường đó cũng khác biệt. Với hàm lượng trí tuệ họ cao, khả năng khơi dậy tiềm năng của họ tốt... thì tất nhiên mời được họ về dạy thì quá tốt đi chứ", ông Linh nói.
Chia sẻ thêm về tính hiệu quả của trường chuyên trong giai đoạn hiện nay cũng như câu chuyện về việc học sinh trường chuyên sau khi tốt nghiệp ra trường đã về đâu? Hiệu quả của những nguồn lực thành phố dành cho đội ngũ trường chuyên đã gặt hái được những thành công gì?
Ông Linh nói: "Vấn đề học sinh trường chuyên sau khi tốt nghiệp thì làm gì, ở đâu, công tác ở những lĩnh vực nào thì chúng tôi đang trong quá trình tập hợp và thống kê.
Bởi chúng tôi cũng đang làm một cái đánh giá về dự án trường chuyên sau một giai đoạn đầu tư, phát triển.
Nhưng sơ bộ thì hiện nay các em phần lớn đi vào lĩnh vực chuyên sâu về khoa học và quản lý... Nhiều em chọn con đường du học để phát triển kiến thức mạnh mẽ hơn.
Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng số lượng các em học sinh trường chuyên Lê Quý Đôn đang theo học ở nước ngoài cũng khá đông, kể cả đội ngũ làm việc ở nước ngoài".
Ngoài ra, theo tìm hiểu thì với mục tiêu tạo nguồn cán bộ quản lý và chuyên gia, từ năm 2004, Đà Nẵng triển khai công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Khác với nhiều địa phương khác trong cả nước, việc đào tạo chỉ tập trung vào bậc sau đại học, Đà Nẵng đã cấp học bổng để đào tạo ngay bậc đại học cho học sinh trung học phổ thông xuất sắc.
Chủ trương này được triển khai bằng dự án đào tạo bậc đại học tại các cơ sở trong và ngoài nước cho học sinh trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn gọi là dự án 151 (sau đó điều chỉnh thành dự án 32 và đề án 47).
Đến năm 2011, các đề án trên được gộp chung thành đề án 922. Quá trình tổ chức triển khai đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đã xây dựng chỉ tiêu ngành nghề hàng năm dựa trên cơ sở đăng ký nhu cầu nguồn lực của các cơ quan, đơn vị và ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhân lực khu vực công.
Do đó, hiện nay, nhiều học sinh của trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn được đào tạo theo đề án 922 đang công tác và giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, chủ chốt tại các cơ quan, sở ban ngành của thành phố Đà Nẵng.
Nguyên HT chuyên Ngữ: Nhiều học sinh chuyên ra nước ngoài không muốn về Thực tế, nhiều học sinh giỏi của các trường chuyên, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ở nước ngoài không muốn về Việt Nam. Năm 2020, trường chuyên trở thành chủ đề gây tranh cãi và nhận nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận khi có ý kiến cho rằng nên bán cho tư nhân hoặc bỏ mô hình này...