Trường cấm son môi vì sợ đồ giả: Nữ sinh nói gì?
Sau khi quyết định cấm tô son vì sợ… hàng giả có hiệu lực từ ngày 21/9, một số nữ sinh trường Lomonoxop, Hà Nội, lên tiếng.
Trong những ngày đầu tiên áp dụng quy định cấm son môi tại trường THPT Lomonoxop (Hà Nội), một số nữ sinh vi phạm được giám thị nhắc nhở và bắt đi rửa sạch vết son. Hiện tượng học sinh tô son lòe loẹt khi đến trường đã giảm hẳn. Tuy nhiên, một số nữ sinh của trường chưa hết băn khoăn về quy định có phần nghiêm khắc này.
Trường THPT Lomonoxop. Ảnh: Ngọc Quang.
Hồng Giang, học sinh lớp 11 của trường cho biết, em không đồng tình với quyết định cấm son môi vì… sợ đồ giả của nhà trường. “Loại son chúng em sử dụng không phải hàng giả hay kém chất lượng như nhà trường lo ngại”.
Nữ sinh Thùy Trang chia sẻ, “ở lớp hầu hết các bạn nữ đều sử dụng son. Chúng em vẫn ra ngoài nô đùa vào giờ ra chơi, tuy nhiên từ khi bị cấm tô son, các bạn cảm thấy thiếu tự tin và ít khi ra khỏi lớp”.
Giờ tan học tại cổng trường THPT Lomonoxop, chúng tôi thấy nhiều nữ sinh chưa bỏ được thói quen tô son, đa số chỉ tô nhạt đi để tránh bị kỷ luật.
Chia sẻ về quy định cấm nữ sinh dùng son vì sợ hàng giả, giáo sư Văn Như Cương – Hiệu trưởng THPT dân lập Lương Thế Vinh nói: “Ban đầu tôi thấy chuyện này cũng bình thường, tùy hoàn cảnh cụ thể của mỗi trường sẽ có quy định khác nhau. Tuy nhiên, tôi không đồng tình với lý do nhà trường đưa ra là để đảm bảo an toàn cho học sinh trước hiện tượng son giả, kém chất lượng. Đây là một lý do không thuyết phục và thiếu hợp lý”.
Video đang HOT
Nội dung thông báo ghi rõ việc cấm son môi là để “đảm bảo an toàn cho học sinh trước hiện tượng bán son giả”.
Giáo sư Văn Như Cương cho biết, trường Lương Thế Vinh chỉ cấm học sinh nhuộm tóc và ăn mặc phản cảm, nữ sinh vẫn được sử dụng son môi. “Các em đến tuổi biết làm dáng, đánh một chút son để trang điểm cho bản thân cũng là chuyện bình thường”, ông Cương nêu quan điểm.
Trước thông tin trường THPT Lomonoxop đưa ra quy định cấm nữ sinh dùng son môi, một lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: “Quy định Điều lệ trường phổ thông của Bộ GD&ĐT không cấm nữ sinh tô son, chỉ yêu cầu các em ăn mặc chỉn chụ, gọn gàng, sạch sẽ khi đến trường. Nếu quá lố lăng phản cảm thì bị cấm, không thì chỉ cần nhắc nhở”.
Thông báo cấm sử dụng son môi của trường THPT Lomonoxop:
“Thực hiện nội quy nhà trường, căn cứ ý kiến của CMHS (cha mẹ học sinh) trong Hội nghị Ban đại diện CMHS nhà trường ngày 6/9/2015, để đảm bảo sự an toàn cho học sinh trước hiện tượng bán son giả tràn lan trên thị trường, không kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng cũng như thời hạn sử dụng, Ban giám hiệu nhà trường quyết định bắt đầu từ 7h sáng ngày 21/9/2015 tất cả các học sinh nữ không được tô son khi đến trường. Bảo vệ và bộ phận đức dục trực ngoài cổng trường không cho học sinh nữ tô son mỗi khi vào trường.
Giáo viên bộ môn dạy trên lớp không cho học sinh tô son môi vào lớp học. Nhà trường kiểm tra phát hiện thấy học sinh nữ nào tô son môi trong lớp học thì lớp đó sẽ phải chịu sự phê bình nghiêm khắc của nhà trường. Giáo viên bộ môn dạy tiết đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu.
Bộ phận đức dục và giám thị kiểm tra hành chính đột xuất các lớp học, học sinh nữ nào mang son môi thì giữ lại và mời CMHS lên nhận lại. Các bộ phận hành chính như văn phòng, thu ngân, đoàn đội không giải quyết các thủ tục hành chính cho các học sinh nữ tô son môi.
Trong buổi họp tổ, nhóm bộ môn ngày 17/9/2015 trưởng các bộ môn đọc thông báo này cho giáo viên trong bộ môn biết và thực hiện. Trong giờ sinh hoạt lớp ngày18/9/2015, giáo viên chủ nhiệm cũng trao đổi với học sinh nữ về nội quy nhà trường, về sự mong muốn của cha mẹ học sinh, tác hại của việc dùng son môi kém chất lượng để học sinh nữ hiểu và tự giác thực hiện 100% học sinh nữ ký tên vào phía sau thông báo này và giáo viên chủ nhiệm nộp về cho hai đồng chí giám thị trước 14h30 chiều 18/9/2015″.
* Tên học sinh đã được thay đổi.
Theo Zing
Trường học tại TP HCM cấm thầy cô yêu sinh viên
Theo quy định, nếu có chuyện yêu trong trường, dù dưới bất kỳ hình thức nào, giáo viên vi phạm đều buộc phải nghỉ việc.
TS Hoàng Anh Tuấn Kiệt - Hiệu trưởng trường CĐ Nghề Việt Mỹ, TP HCM - người đưa ra quy định này - cho biết, nhà trường giám sát sự việc thông qua phản ánh của giáo viên, học sinh cũng như hệ thống giám sát công cộng.
"Chúng tôi chưa có bất kỳ trường hợp nào đáng tiếc xảy ra. Thực tế cho thấy, cá nhân có hành vi vượt quá mức quan hệ giữa thầy cô và sinh viên đã được báo cáo lại" - thầy Tuấn Kiệt chia sẻ.
Sinh viên trường CĐ Nghề Việt Mỹ. Ảnh: Website trường
Để thực hiện quy định này, giáo viên trong trường hạn chế không ăn trưa, ăn tối, hẹn hò với sinh viên. Khi cán bộ tiếp sinh viên tại phòng làm việc không được phép đóng cửa.
"Với cá nhân có vi phạm nhẹ được chứng minh vô tình, chúng tôi làm việc để họ hiểu quy trình và nguyên tắc giao tiếp. Trong trường hợp nếu có chuyện "yêu", dù tình yêu đẹp hay chuyện đổi tình lấy điểm, thầy cô vi phạm đều buộc phải nghỉ việc" - thầy hiệu trưởng nhấn mạnh.
Thầy Hoàng Anh Tuấn Kiệt - Hiệu trưởng nhà trường.
Là người đã tốt nghiệp ĐH Sungkyunkwan (Hàn Quốc), làm việc tại Viện Năng lượng Nguyên tử Pháp trong nhiều năm, TS Hoàng Anh Tuấn Kiệt cho biết, quy định này được trường xây dựng theo triết lý quan trọng và phổ biến của nền giáo dục phương Tây. Trường học phải tạo ra môi trường an toàn và công bằng.
Đầu năm 2015, trường ĐH Harvard đưa ra chỉ thị, thầy trò không được phép có mối quan hệ tình cảm và ân ái. Tuy nhiên, tại Việt Nam, lệnh cấm này gây ra nhiều tranh cãi.
Có người cho rằng, quy định dành cho sinh viên trên 18 tuổi là cứng nhắc và cổ hủ. Tuy nhiên, thầy hiệu trưởng có câu trả lời rất dí dỏm: "Ở Việt Nam chưa có, bây giờ mới bắt đầu, gọi là cổ hủ không đúng lắm. Theo tôi nó khá mới mẻ và thú vị".
Theo Zing
Đại học cấm cán bộ, sinh viên ăn quà, bẻ hoa, xả rác... Khi quy định về "chiếc quần jeans" còn chưa giảm tranh luận trên các diễn đàn mạng thì nhiều trường ĐH có những quy định vô cùng "thú vị" khác, liên quan tới hành xử chốn giảng đường. Qua tìm hiểu, quy định về trang phục chỉ là một phần trong quy định về văn hoá công sở, văn hoá học đường của...