Trước thềm diễn đàn an ninh khu vực ARF
Hôm nay (10/8), tại Myanmar sẽ diễn ra Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Tình hình căng thẳng trên Biển Đông dự kiến sẽ là một trong những vấn đề chính được thảo luận tại Diễn đàn này.
Đây có thể nói là Diễn đàn an ninh quan trọng hàng đầu ở châu Á khi có sự tham gia của các Bộ trưởng Ngoại giao đến từ 27 nước bao gồm 10 nước ASEAN và các đối tác, trong đó có các cường quốc trên thế giới như: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản…
Diễn đàn khu vực ASEAN năm nay thu hút sự chú ý đặc biệt của báo chí và dư luận trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực và thế giới đang có nhiều thách thức.
Đó là tình hình chiến sự ở Ukraine, xung đột ở dải Gaza, căng thẳng trên biển Hoa Đông và đặc biệt là tình hình căng thẳng leo thang tại Biển Đông.
Đến nay, ASEAN đã có quan điểm thống nhất, coi tình hình căng thẳng Biển Đông là mối lo ngại chung của cả khu vực; thúc giục Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình đàm phán thực chất để sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc.
Video đang HOT
Hữu Hưng
Theo_VTV
Mỹ vẫn hối thúc "đóng băng leo thang" ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ vẫn hối thúc việc "đóng băng" các hành động làm trầm trọng thêm các hành động khiêu khích ở Biển Đông trong cuộc gặp với các quan chức ASEAN vào cuối tuần này, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc về ý tưởng này.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tới thăm dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Myanmar trong tuần này.
Ông Daniel Russel, nhà ngoại giao cấp cao về khu vực Đông Á tại Bộ ngoại giao Mỹ, cho biết trước chuyến đi của ông Kerry tới Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) rằng kêu gọi "đóng băng leo thang" của Washington không phải là mới, cũng không phải quá khó, nhưng là "lẽ thường".
Một ưu tiên của Ngoại trưởng Kerry trong chuyến đi lần này là hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông, nơi Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
"Nền kinh tế khu vực rất quan trọng nhưng cũng rất dễ đổ vỡ nếu bất kỳ quốc gia nào hay bất kỳ bên nào sử dụng mối đe dọa lực lượng quân sự hoặc bán quân sự để trả đũa, hăm dọa như một nỗ lực ép buộc", ông Russel cho biết trong một cuộc họp báo ngày 4/8.
Ông Russel cho hay, vẫn có chỗ để các bên "thực hiện một số bước đi tự nguyện và để xác định các hành động mà họ thấy là gây rối, khiêu khích đối với các bên khác, và tình nguyện từ bỏ các dạng hành động như vậy".
Các bước đi như vậy có thể bao gồm việc tuân thủ một thỏa thuận hiện có nhằm không chiếm đóng các vùng đất không người sở, và quan trọng hơn là ngừng các nỗ lực cải tạo đất, ông Russel nói thêm.
Trước đó, Trung Quốc, nước cũng sẽ tham gia diễn đàn ARF tại Myanmar, đã từ chối ý tưởng "đóng băng căng thẳng", khẳng định rằng họ có thể xây bất kỳ thứ gì họ muốn trên các đảo của mình ở Biển Đông.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với 90% Biển Đông, thậm chí cả các vùng biển gần bờ các quốc gia láng giềng.
Philippines ngày 4/8 cũng cho biết sẽ đưa ra một đề xuất "đóng băng" tại ARF, cũng như việc thực thi một bộ quy tắc ứng cử và sử dụng tòa trọng tài để phân xử các tranh chấp.
Ông Russel cho hay Washington muốn nhìn thấy ASEAN và Trung Quốc tăng cường các nỗ lực để sớm nhất trí về một bộ quy tắc ứng xử.
Theo ông Russel, mặc dù Trung Quốc gần đây đã di chuyển giàn khoan dầu Hải Dương-981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng vụ việc đã gây ra sự tức giận, căng thẳng, và khiến các láng giềng của Trung Quốc đặt ra "những câu hỏi nghiêm túc về chiến lược lâu dài của Trung Quốc".
An Bình
Tổng hợp
Theo dantri
Trung Quốc "xé toạc" những gì đã thỏa thuận với quốc tế Trong cuộc họp quan chức cấp cao của Diễn đàn Khu vực ASEAN, 27 quốc gia tham gia đã cùng lên án việc Trung Quốc đã không tôn trọng những gì họ đã đặt bút ký trước cộng đồng quốc tế. Ngày 09/6, tại Yangon, Myanmar, đã diễn ra cuộc họp các Quan chức cấp cao (SOM) của Diễn đàn Khu vực ASEAN...