Trước giờ “G” thi tuyển sinh lớp 10, cô giáo dặn dò những điều cần nhớ khi làm bài môn Ngữ Văn, thí sinh lưu ý để đạt điểm tốt nhất
Hai ngày nữa là tới kỳ thi tuyển sinh lớp 10, các sĩ tử lứa 2k6 Hà Nội lưu ý những điều dặn dò sau đây để biết cách làm bài thi hiệu quả và tránh những sai sót thường gặp.
Theo lịch thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm học 2021 – 2022, ngày 12/6, các học sinh sẽ bắt đầu làm bài thi môn Ngữ văn.
Dưới đây là phần chia sẻ cũng như những lưu ý của cô Khắc Mai Xuân, giáo viên môn Ngữ văn trường THCS Nghĩa Tân (Hà Nội), dành cho những thí sinh chuẩn bị thi tuyển sinh lớp 10.
Cô Khắc Mai Xuân, giáo viên môn Ngữ văn trường THCS Nghĩa Tân (Hà Nội).
Cô Xuân chia sẻ: “Các bạn 2k6 là lứa học trò đặc biệt trong một hoàn cảnh rất đặc biệt của lịch sử. Các con đã được “gian nan rèn luyện” như vậy “ắt thành công”. Chúc các con chiến thắng chính mình trong kì thi sắp tới!”.
1. Nhận đề
Đọc kỹ toàn bộ đề, gạch chân từ khóa ở mỗi câu hỏi.
Ghi nhanh, ngắn gọn câu trả lời ra bên lề đề thi.
2. Làm bài
* Ghi rõ Phần I/II, Câu 1/2/3… Giữa các câu cần viết thật thoáng (có thể cách 1 dòng giữa các câu trả lời).
a. Dạng câu hỏi đọc hiểu: Xác định đúng trọng tâm của câu đọc hiểu bằng cách gạch chân từ khóa trong đề. Trả lời đúng trọng tâm. Không dài dòng lan man. Câu đọc hiểu thường xoay quanh các dạng:
Câu hỏi về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, phương thức, thể loại…
Câu hỏi về phương diện nghệ thuật: như biện pháp tu từ, nét đặc sắc trong cách diễn đạt…
Câu hỏi về phương diện nội dung: như giải nghĩa, nêu ý nghĩa…
Câu hỏi liên hệ: từ tác phẩm này liên hệ tới một tác phẩm khác đã học.
Video đang HOT
Trả lời ngắn gọn, sử dụng các dấu gạch đầu dòng trước mỗi ý trả lời. (Ảnh minh họa)
Lưu ý:
- Trả lời ngắn gọn, sử dụng các dấu gạch đầu dòng trước mỗi ý trả lời.
- Tên tác giả, tên văn bản: Viết đúng chính tả, lưu ý chữ nào viết hoa, chữ nào viết thường. Tên văn bản phải viết hoa chữ cái đầu và để trong dấu ngoặc kép.
- Năm sáng tác: Viết cẩn thận, rõ ràng các con số.
Ở dạng câu hỏi về biện pháp tu từ:
- Cần gọi tên và xác định rõ biện pháp tu từ được thể hiện ở từ ngữ nào.
- Nêu tác dụng của biện pháp tu từ: Cần nêu rõ tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung, trong việc diễn đạt và thể hiện tư tưởng, tình cảm, tài năng của tác giả (thể hiện khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng thế nào, bộc lộ thái độ, tình cảm nào…).
b. Dạng bài viết đoạn văn nghị luận văn học:
- Cần lập dàn ý ngắn gọn trước khi viết.
- Viết chính xác kiểu đoạn (0.5đ).
- Thực hiện đúng, đầy đủ yêu cầu vận dụng tiếng Việt: Có gạch chân, chú thích rõ ràng ở cuối đoạn, đúng yêu cầu. Cần thực hiện ngay trong những câu đầu đoạn văn, đảm bảo tuyệt đối chính xác. (0.5-1.0đ).
- Trình bày sạch sẽ, không gạch xoá, không bổ sung, đúng chính tả, ngữ pháp (0.5đ).
- Nội dung:
Bám sát yêu cầu của đề bài.
Diễn đạt mạch lạc: nêu ý nhỏ – phân tích dẫn chứng – chốt ý – chuyển ý.
Nghị luận về thơ: phân tích, giảng giải từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, chú ý làm rõ tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung; nhận xét về cảm xúc và tài năng của nhà thơ.
Chú ý dung lượng: 12 câu văn = trang giấy thi.
c. Dạng câu nghị luận xã hội , cần xác định đúng trọng tâm đề bài yêu cầu; vận dụng linh hoạt dàn ý chung theo yêu cầu của đề bài.
- Nêu rõ ràng, trực tiếp ý kiến, quan điểm của bản thân. Chú ý dạng đề mở: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để khám phá khả năng của chính mình?
- Luôn ghi nhớ có phần liên hệ bản thân ở cuối đoạn.
Cần xác định đúng phạm vi và dung lượng bài làm mà đề bài yêu cầu. Chỉ tập trung bàn luận xoay quanh phạm vi đó. (Ví dụ: đề bài hỏi về ý nghĩa thì không lan man ở các biểu hiện, hay đề bài hỏi về cách làm như thế nào thì tránh bàn luận nhiều về ý nghĩa…).
3. Những điều cần tránh
- Không đọc kĩ đề bài, không gạch chân từ khóa trong đề. Không soát lại bài.
- Bỏ/ không trả lời/ không làm. Ngay cả khi không chắc chắn về câu trả lời, vẫn ghi câu trả lời vào bài theo suy nghĩ của mình.
- Tránh việc trả lời lan man, dài dòng, không đúng trọng tâm, thừa thông tin (ở câu đọc hiểu).
- Tránh trả lời chung chung, sơ sài ở những câu nêu tác dụng, ý nghĩa của từ ngữ, biện pháp tu từ…
- Tránh viết tắt, viết ẩu.
- Tránh gạch xóa nhiều. Tránh bổ sung, chêm xen.
- Viết quá dài so với dung lượng đề bài cho phép. (12 câu = trang giấy thi).
4. Phân chia thời gian làm bài: 90 phút
- Đọc và soát đề: 5 phút đầu.
- Làm các câu đọc hiểu (chiếm khoảng 45% tổng điểm): khoảng 20 phút.
- Làm câu viết đoạn văn nghị luận văn học (chiếm 35% tổng điểm): khoảng 40 phút.
- Làm câu viết đoạn văn nghị luận xã hội (chiếm 20% tổng điểm): khoảng 20 phút.
- Kiểm tra lại bài: 5 phút cuối.
Hà Nội: Các trường chuyên thông báo giảm thời gian làm bài thi
Trước diễn biến của dịch Covid-19, các trường THPT chuyên thuộc các trường đại học tại Hà Nội cũng thông báo giảm thời gian làm bài, rút ngắn thời gian thi.
Học sinh thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2020.
* Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm thông báo lịch thi và điều chỉnh thời gian thi các môn tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022. Theo đó, ngày thi được tổ chức trong 1 ngày 17/6 (Thứ Năm) với thời gian thi cụ thể như sau:
Sáng 17/6: Thí sinh thi môn Toán (90 phút) và môn Ngữ văn (90 phút)
Chiều 17/6, thí sinh thi các môn chuyên (120 phút).
Như vậy, thời gian thi giảm xuống còn 1 ngày so với 2 ngày như kế hoạch trước đó. Các môn Toán, Ngữ văn cũng giảm thời gian làm bài từ 120 phút xuống còn 90 phút.
* Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên thông báo sẽ tổ chức thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022 trong 2 ngày 15 và 16/6. Các thí sinh dự thi và người thân đưa thí sinh đến dự thi phải tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng. Đồng thời, thí sinh cần khai báo y tế theo mẫu có chữ ký xác nhận của phụ huynh học sinh và nộp tại điểm thi trước mỗi buổi thi.
Thời gian thi cụ thể như sau:
Sáng 15/6: Thí sinh thi môn Ngữ văn (75 phút) và Môn Toán vòng 1 (90 phút)
Sáng 16/6: Thí sinh thi môn Toán vòng 2 và môn Sinh học
Chiều 16/6: Thí sinh thi môn Vật lý và Hóa học
Như vậy, môn Ngữ văn giảm từ 120 phút so với kế hoạch xuống còn 75 phút, Môn Toán vòng 1 giảm từ 120 phút so với kế hoạch xuống còn 90 phút. Số buổi thi giảm từ 4 buổi xuống còn 3 buổi.
* Trường THPT chuyên Ngoại ngữ cũng công bố ngày diễn ra kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của trường năm học 2021-2022 là 15/6. Nhà trường cũng sắp xếp để các môn thi diễn ra trong một buổi sáng.
Cụ thể giờ thi trong ngày 15/6 như sau: 7h30 thi môn Đánh giá năng lực Ngoại ngữ. 9h20 thi môn Đánh giá năng lực Toán và Khoa học Tự nhiên. 10h50 thi môn Đánh giá năng lực Văn và Khoa học Xã hội.
* Trường Đại học Khoa học Giáo dục cũng công bố lịch thi chính thức kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022. Theo đó, thời gian thi từ 7h đến 11h ngày 17/6/2021. Các thí sinh sẽ làm 2 bài thi: Tổng hợp đánh giá năng lực (120 phút), Tiếng Anh (60 phút). Danh sách thí sinh dự thi, số báo danh, phòng thi, địa điểm thi sẽ được công bố trên website của trường vào ngày 10/6.
Hà Nội tuyển thẳng F0, F1 vào lớp 10 là nhân văn và công bằng Nhiều thầy cô giáo, cha mẹ học sinh đều ủng hộ quyết định của UBND TP Hà Nội khi cho phép các thí sinh trong diện F0, F1, F2 được tuyển thẳng và xét tuyển thẳng vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 . Ảnh minh họa Giám sát chặt chẽ các đối tượng "F" Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến...