Trước chỉ trích của Trump, Đức xem xét dự án vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Đức phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung khí đốt từ Nga, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ có chuyến thăm Azerbaijan trong tuần này, để thảo luận việc phát triển một đường ống khí đốt miền Nam nhằm vận chuyển khí đốt từ mỏ khí đốt Azeri (từ vùng biển Caspi thuộc Azerbaijan) sang châu Âu.
Tổng thống Trump đã chỉ trích Đức là “tù nhân” của Nga. Ảnh: Getty
Chuyến thăm này cho thấy quan điểm cởi mở của Thủ tướng Merkel trong việc tìm kiếm nguồn cung khí đốt thay thế hợp lý, kể cả khi nhà lãnh đạo Đức duy trì cam kết với dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2, vốn sẽ vận chuyển khí đốt trực tiếp từ Nga tới Đức thông qua Biển Baltic.
Một quan chức cấp cao trong chính phủ Đức cho rằng: “Chúng tôi có lợi ích lớn trong việc phát triển hơn nữa Hành lang phía Nam. Đây là một phần trong chiến lược đa dạng hóa của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vận chuyển khí đốt từ các khu vực khác, không chỉ từ Nga, sang châu Âu”.
Theo giới chức Đức, tại thủ đô Baku (Azerbaijan), Thủ tướng Merkel sẽ thảo luận các vấn đề năng lượng, trong đó có việc cải thiện cơ sở hạ tầng để giúp vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan tới châu Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Azerbaijan được đánh giá sẽ đóng vai trò quan trọng, trong bối cảnh nước này đang lên kế hoạch triển khai giai đoạn hai của đường ống khí đốt từ cánh đồng Shah Deniz rộng lớn tới châu Âu.
Shah Deniz II dự kiến sẽ sản xuất 16 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm kể từ năm 2020, với 10 tỷ mét khối dành cho châu Âu, còn 6 tỷ mét khối dành cho Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia. Sau đó, khí đốt có thể được vận chuyển từ Turkmenistan, Iran và Iraq tới châu Âu.
Trong một dấu hiệu cho thấy tiến triển, trong tháng này, Iran, Nga, Kazakhstan, Turkmenistan và Azerbaijan đã nhất trí về mặt nguyên tắc cách phân chia nguồn khí đốt và dầu thô khổng lồ của Biển Caspi.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AP
Tuy nhiên, đường ống khí đốt phía Nam đang bị lấn át bởi Dòng chảy phương Bắc 2, một sáng kiến của tập đoàn Gazprom, vốn sẽ tăng gấp đôi năng lực xuất khẩu của Nga tới châu Âu lên 110 tỷ mét khối. Hầu hết các ngành công nghiệp Đức hoan nghênh dự án này, bởi khi đó giá khí đốt sẽ rẻ nhất có thể.
Hồi tháng trước, Tổng thống Trump, người đã hối thúc Đức mua thêm khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ, đã chỉ trích Đức là “tù nhân’ của Nga, do sự phụ thuộc của nước này vào năng lượng Nga, một cáo buộc mà Berlin bác bỏ. Ông Trump cũng đánh giá dự án Dòng chảy phương Bắc 2 là “khủng khiếp”.
Hồi cuối tuần qua, Thủ tướng Merkel đã thảo luận vấn đề năng lượng với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cung điện ngoại ô thủ đô Berlin. Bà Merkel cũng sẽ tới Gruzia và Armenia, trong khuôn khổ chuyến công du 3 ngày, bắt đầu từ ngày mai 23/8. Trong ngày 25/8, nhà lãnh đạo Đức sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev./.
Lan Hạ
Theo baonghean/Reuters
Châu Âu cầm cự được bao lâu nếu thiếu khí đốt của Nga?
Nếu Nga dừng xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Italy, nước này có thể sẽ chỉ cầm cự được khoảng 15 ngày trước khi đối mặt với tình huống khẩn cấp. Không chỉ Italy, nhiều quốc gia châu Âu cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Tổng thống Vladimir Putin ký tên lên một đoạn đường ống khí đốt của Nga tại thành phố Vladivostok (Ảnh: AFP)
"Tại Italy, thị phần nhập khẩu khí đốt Nga khoảng 37%. Tại Đức, con số này thấp hơn một chút, khoảng 28%. Các công ty Đức vẫn có thể cung cấp khí đốt mà không cần tới Nga trong khoảng thời gian lâu hơn Italy một tuần", RT dẫn lời chuyên gia phân tích Petr Pushkarev cho biết.
Báo La Stampa dự đoán nếu Nga dừng xuất khẩu khí đốt sang Italy, nước này có thể sẽ chỉ cầm cự được khoảng 15 ngày trước khi đối mặt với tình huống khẩn cấp. La Stampa đã đặt ra câu hỏi về quy mô phụ thuộc của châu Âu đối với khí đốt Nga và liệu Mỹ có thể thay thế Nga trong lĩnh vực này hay không.
Các câu hỏi trên được đưa ra sau vụ nổ xảy ra hôm 12/12 tại một nhà máy khí đốt ở Áo khiến 1 người thiệt mạng và 18 người khác bị thường. Vụ nổ này đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống cung cấp khí đốt cho châu Âu.
So với Đức và Italy, các nước châu Âu khác còn phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung khí đốt của Nga. Thời gian cầm cự của các nước này thậm chí còn ít hơn con số 2 tuần của Italy.
"Sự phụ thuộc của Slovenia, Hy Lạp và Hungary ở mức 41-45%. Nếu không có khí đốt của Nga, các nước này sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt năng lượng trầm trọng sau khoảng 10 ngày", chuyên gia Pushkarev cho biết.
Theo các nhà phân tích, Cộng hòa Séc, Slovakia, Phần Lan, Lithuania, Latvia và Estonia là những nước phụ thuộc gần như 100% vào khí đốt của Nga.
Nhà phân tích đầu tư Ivan Karryakin cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực tìm cách hợp nhất đường dẫn khí đốt từ châu Âu, châu Á và châu Phi thành Mạng lưới Liên châu Âu (TEN) để đảm bảo nguồn cung khí đốt an toàn và ổn định cho lục địa này.
Cạnh tranh Nga - Mỹ
Tập đoàn Gazprom của Nga cung cấp số lượng lớn khí đốt cho châu Âu (Ảnh: Getty)
Trong bối cảnh thị trường khí đốt tại châu Âu ngày càng cạnh tranh với sự tham gia của Mỹ, Tập đoàn năng lượng Gazprom khổng lồ của Nga cũng đang đầu tư phát triển các cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) bên cạnh các đường ống cung cấp khí đốt tự nhiên truyền thống cho châu Âu. Do là khí hóa lỏng nên LNG có thể được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dụng như tàu, xe bồn đến những nơi có khoảng cách xa hoặc có địa hình không phù hợp với việc lắp đặt đường ống dẫn khí.
"Nếu Gazprom triển khai toàn bộ các dự án đường ống của của tập đoàn này, khí đốt qua đường ống của Nga chắc chắn sẽ có chỗ đứng trong mạng lưới năng lượng tại châu Âu. Khí đốt của Nga sẽ cạnh tranh với khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và Qatar, nhưng vẫn có nhiều cơ hội hơn vì đưa ra giá thành rẻ hơn", nhà phân tích Karyanki nhận định.
Tuy nhiên, chuyên gia Pushkarev cho biết LNG rất đắt và khách hàng mua loại khí đốt này sẽ phải trả giá cao hơn 50-70% so với khí đốt qua đường ống thông thường. Do vậy, Mỹ gần như không có cơ hội đánh bật Nga khỏi thị trường khí đốt châu Âu mặc dù Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm gây khó khăn cho các dự án cung cấp khí đốt của Nga. Ngoài ra, Mỹ cũng đang tìm cách gây sức ép cho EU về vấn đề này.
Theo chuyên gia Pushkarev, việc phát triển thêm các nguồn cung LNG từ Qatar và Mỹ là điều quan trọng với châu Âu, song các nguồn cung này chỉ nên được xem là các giải pháp tình thế trong trường hợp khẩn cấp như vụ nổ ở Áo. Ngoài ra, châu Âu cũng cần hiểu rằng việc thay thế khí đốt Nga bằng LNG của Mỹ không những không tăng, mà còn làm giảm an ninh năng lượng của EU.
Thành Đạt
Theo Dantri
Đức "nóng mặt" đáp trả đanh thép sau khi Trump gọi EU là "kẻ thù" Việc Tổng thống Donald Trump gọi Liên minh châu Âu (EU) là kẻ thù đã thổi bùng lên sự giận dữ từ Đức. Berlin tuyên bố EU không thể tin chính quyền Trump và yêu cầu 28 nước thành viên hợp sức để gánh vác sứ mệnh lãnh đạo cùng nhau. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khẳng định...