Trước 7 tuổi, bố mẹ chỉ cần giúp trẻ phát huy 4 thói quen này thì đảm bảo con lớn lên không những thành người mà còn thành danh
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, bố mẹ không cần quá căng thẳng trong việc dạy dỗ con cái. Chỉ cần nắm vững những quy tắc cơ bản thì con bạn sẽ phát triển toàn diện mà bản thân bố mẹ cũng nhẹ lòng khi mình đã làm tròn trách nhiệm.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, có rất nhiều bố mẹ không tự tin mình có thể dạy dỗ con tốt. Họ luôn tự trách mình còn nhiều thiếu sót trong việc giáo dục, định hướng. Bên cạnh gánh nặng lo toan cho gia đình, họ còn phải học thêm nhiều điều mới có thể mong con trưởng thành khỏe mạnh.
Trên thực tế, các chuyên gia cho biết, trẻ em trong giai đoạn trước 7 tuổi rất dễ giáo dục và dễ đi vào nề nếp, khuôn phép. Bố mẹ cần tập trung kiên nhẫn, thúc giục chúng hình thành 4 thói quen này thì cuộc sống sắp tới dù phong ba bão táp cỡ nào chúng cũng sẽ vượt qua. Bên cạnh đó, những thói quen này không những giúp chúng thành công mà bố mẹ cũng trở thành những người ưu tú. Cùng xem đó là những thói quen nào nhé!
Ảnh minh họa
Giao tiếp văn minh, lịch sự
Nhiều người cho rằng, bên cạnh việc dạy dỗ của bố mẹ thì trường học và môi trường xung quanh cũng có ảnh hưởng đáng kể. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, để phát triển nếp sống văn minh, lành mạnh cho trẻ là vô cùng quan trọng. Bởi vì đây là một thói quen có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và tương lai của một đứa trẻ. Nếu như bố mẹ không thúc giục và phát triển thói quen này thì sau này khó mà dạy dỗ. Trên thực tế, nhiều bậc phụ huynh không xem trọng vấn đề này và cho rằng khi nào chúng nhận thức được thì mới dạy dỗ, lúc này đã quá muộn màng. Một đứa trẻ phát triển toàn diện, có lối sống văn minh lịch sự không liên quan đến số tuổi mà liên quan đến sự quan tâm và giám sát chặt chẽ của bố mẹ.
Nhiều người cho rằng, vấn đề tôn trọng người khác khá nghiêm trọng đối với một đứa trẻ. Họ luôn nghĩ, một đứa trẻ vô tư chỉ làm việc mình muốn làm nên cũng không cần đặt nặng quá những cảm xúc như thế. Các chuyên gia tâm lý học cho biết, việc hướng trẻ con tôn trọng người khác cần phải có sự kiên trì và nhẫn nại. Nếu bố mẹ thúc giục con phát triển thói quen này trước 7 tuổi thì sẽ có ích cho tương lai. Đa số những đứa trẻ luôn muốn làm điều mình muốn nhưng không nghĩ đến cảm xúc người khác và đây là lúc bố mẹ cần dạy dỗ chúng biết một điều: “Muốn người khác tôn trọng mình thì trước tiên mình phải tôn trọng người khác”.Có rất nhiều đứa trẻ nói chuyện với các bạn cùng trang lứa bằng những lời khó nghe, đó là một ví dụ cho việc không tôn trọng người khác. Vấn đề này sẽ khiến những đứa trẻ đó bị xa lánh, kéo theo cảm xúc tuổi thơ trì trệ, không có ích cho sự phát triển sau này.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, một người thành công trong xã hội chính là người biết mình mắc sai lầm ở đâu và biết sửa lỗi sai ấy như thế nào. Việc dũng cảm thừa nhận sai lầm của mình là nền tảng vững chắc để con người trở nên hoàn thiện. Nếu bố mẹ có thể thúc giục và dạy dỗ con trẻ có ý thức trách nhiệm thì chúng sẽ có cuộc sống tốt đẹp. Mặt khác, nếu như một đứa trẻ phạm sai lầm, nhưng vì sự đe dọa của bố mẹ khiến chúng sợ hãi, không dám thừa nhận sai lầm thì sau này sẽ rất khó khăn để tồn tại trong cuộc sống. Trẻ em trước 7 tuổi luôn nghịch ngợm và có những sai lầm nhỏ trong cuộc sống, việc làm của bố mẹ chính là theo sát, uốn nắn, giúp chúng nhận ra điều gì sai để có thể thừa nhận và sửa chữa kịp thời. Có như vậy, con đường tương lai của chúng mới rộng mở, mới có thể phát triển toàn diện.
Có nhiều phụ huynh không quá quan trọng lời nói của trẻ con, đặc biệt là trẻ con trước 7 tuổi. Ở giai đoạn này, nhiều đứa trẻ vẫn chưa thể diễn đạt hết ý muốn của mình, hoặc có thể chúng nói không lưu loát nhưng từng câu từng chữ đều xuất phát từ tâm nguyện, từ sự mong mỏi của chúng. Tuy nhiên, có một số bố mẹ thường phớt lờ những điều này và đây dần dần trở thành thói quen không tốt. Một khi bố mẹ như vậy thì chúng cũng sẽ noi theo, đến khi người lớn bắt đầu giữ lời hứa thì thói quen kia cũng đã hình thành. Vì vậy, các chuyên gia cho biết, bố mẹ cần tôn trọng và giữ lời hứa với con như những người trưởng thành. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên thúc giục và dạy cho các con biết rằng việc giữ lời hứa sẽ có ích trong cuộc sống như thế nào. Một người thành công là người biết giữ lời hứa và có trách nhiệm với những lời nói của mình.
Nguồn: Sohu
Ý kiến giáo viên: Sao phải duy trì lớp chọn trong trường phổ thông?
Chiều thứ sáu cuối tuần, trong giờ giải lao, giáo viên trường tôi tụ họp ở phòng hội đồng kể chuyện dạy học đầu năm. Chúng tôi khá xôn xao khi biết khối 6 có một lớp tập trung toàn học sinh có kết quả tốt nghiệp tiểu học cao nhất.
Ảnh minh họa
Đó chẳng phải là "lớp chọn" ư? Một hình thức phân chia lớp dựa vào năng lực học tập của học sinh tồn tại từ lâu trong trường phổ thông.
Mọi chuyện bắt đầu từ lời than thở của một giáo viên chủ nhiệm lớp 6 vì lớp của cô ấy có sức học yếu hơn hẳn so với lớp bên cạnh, phong trào xây dựng bài cũng lề mề, nề nếp hoạt động khá lộn xộn.
Cô ấy băn khoăn sao lớp mình lại tập trung quá nhiều học sinh yếu về học lực và cả ý thức học tập. "Mới lớp 6 đã thế rồi lên những lớp trên còn lộn xộn thế nào cơ chứ?" - lời trăn trở ấy cũng là nỗi lo của chúng tôi trong tương lai.
Cô ấy làm phép so sánh nhỏ về học sinh lớp bên cạnh: học hành siêng năng, bài tập hoàn thành tốt, tiết học trôi qua nhẹ nhàng với phong trào học tập sôi nổi, nề nếp lớp đâu vào đấy không thể phàn nàn chút nào.
Một giáo viên trong hội đồng lên tiếng: "Lớp đó là lớp chọn mà em... Bao nhiêu hạt gạo trên sàng đều lọt vào đó cả rồi. Những lớp khác yếu hơn và quậy hơn là lẽ tất nhiên!". Cô giáo trẻ ấy ngẩn người ra. Tôi cũng giật mình về thông tin mới cập nhật này.
Lớp chọn - một hình thức chia lớp tồn tại từ lâu trong trường phổ thông với nhiều bất cập đã bị xóa bỏ trong vài năm trở lại đây. Nay thầy hiệu trưởng mới chuyển về trường lại tiếp tục xây dựng mô hình lớp chọn trong từng khối lớp, bắt đầu từ lớp 6 trong năm đầu tiên này.
Dựa vào kết quả bậc tiểu học trong năm học vừa qua, những em nổi trội về điểm số đều đã gom vào một lớp. Và rất nhiều giáo viên được "chọn mặt gửi vàng" bố trí vào chủ nhiệm, giảng dạy ở lớp đó.
Xét về mặt lý thuyết, chia lớp theo năng lực học sinh có vẻ phù hợp. Cùng một đối tượng học sinh trong từng lớp, giáo viên có thể thiết kế bài giảng phù hợp trình độ của các em. Lớp giỏi có thể mở rộng kiến thức và kỹ năng nâng cao. Lớp yếu có thể tăng cường thời gian phụ đạo, bổ trợ kiến thức.
Tuy nhiên, thực tế có hẳn như vậy không? Nhiều bất ổn đã được chỉ ra ngay chính trong việc chia lớp chọn - lớp thường - lớp tập trung học sinh yếu nhất khối.
Giáo viên nào cũng mong được bố trí vào giảng dạy ở lớp chọn toàn học sinh giỏi, ý thức tốt. Nhưng mỗi khối lớp chỉ có một lớp chọn nên nảy sinh việc so sánh, phân bì giữa người này người kia. Thậm chí là giành giật và sử dụng chiêu trò để được chủ nhiệm và đứng lớp giảng dạy các môn học ở lớp "ngon" đã từng xảy ra.
Giáo viên dạy song song lớp chọn và lớp bình thường sẽ cảm nhận rõ nhất sự cách biệt về năng lực học sinh. Dạy lớp chọn thoải mái bao nhiêu thì dạy lớp thường sẽ vất vả bấy nhiêu. Học sinh có lực học khá giỏi đều gom đi hết, lớp thường còn lại sẽ là học sinh năng lực có hạn. Đôi khi giáo viên muốn thực hiện một bài tập nâng cao, đặt một câu hỏi khó cũng không thể hoàn thành được. Nguồn cảm hứng trong giảng dạy của giáo viên vô tình bị bào mòn, triệt tiêu một cách âm thầm, lặng lẽ.
Công tác bầu chọn ban cán sự lớp cũng gặp không ít khó khăn đối với những lớp thường vắng bóng học sinh xuất sắc, nổi bật. Nếu lớp chọn có cả một "rừng" người tài để cân đo đong đếm và chọn lựa thì lớp thường tìm "đỏ mắt" mới được một vài cá nhân nhỉnh hơn tí xíu so với các bạn trong lớp.
"Bộ máy" giúp việc cho giáo viên chủ nhiệm có phần hạn chế về năng lực làm thế nào có thể tạo ra phong trào học tập sôi nổi và xây dựng nề nếp ổn định? Đây sẽ là thiệt thòi rất lớn cho học sinh các lớp thường!
Không khí học tập giữa các lớp khác biệt nhau về năng lực sẽ là điều hiển nhiên. Một bên cực kỳ sôi nổi với những cánh tay rào rào giơ lên sau câu hỏi của giáo viên, một bên im lìm và lặng lẽ với những câu hỏi dẫu đã gợi mở hết sức của thầy cô. Chính trong không khí học tập ấy, nỗ lực của một vài bạn kha khá, nhiệt tình cũng dần bị "chìm nghỉm". Điều đó cực kỳ đáng tiếc!
Xin đừng để hình thức lớp chọn trong trường phổ thông tiếp tục tồn tại gây ra nhiều hệ luy đáng buồn...
Thùy Nguyễn
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: Xúc động về cô giáo chủ nhiệm trẻ tuổi của con Tôi đã từng rất lo lắng khi biết cô giáo chủ nhiệm lớp 6 của con còn rất trẻ, chỉ chừng 25, 26 tuổi. Tôi cứ tự hỏi, một cô giáo trẻ như vậy sao có đủ kinh nghiệm để rèn tụi nhỏ? Ảnh minh họa Năm nay con trai tôi bước vào lớp 6. Suốt mấy ngày này con tíu tít kể...