Trúng tuyển ĐH bằng điểm thi tốt nghiệp nhưng trượt vì điểm học bạ: Có nên quy định quá nhiều tiêu chí phụ?
Thực tế có một số trường đại học có các quy định về điều kiện học tập ở bậc THPT (học bạ), nhưng thí sinh không đọc kỹ nên dẫn đến tình trạng “khóc dở, mếu dở”.
Ảnh có tính chất minh họa/internet
Một số thí sinh thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao và có giấy báo trúng tuyển, nhập học đại học. Nhưng khi đến nhập học, nhà trường hậu kiểm phần học bạ và báo không đủ điều kiện trúng tuyển.
Thực tế có một số trường đại học có các quy định về điều kiện học tập ở bậc THPT (học bạ), nhưng thí sinh không đọc kỹ nên dẫn đến tình trạng “khóc dở mếu dở”.
Chẳng hạn, có trường quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh chọn phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT, nhưng thí sinh phải có kết quả học tập THPT (3 năm) của mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển không dưới 7.0 điểm.
Do đó, nếu thí sinh không đọc kỹ thông tin này trong đề án tuyển sinh của các trường thì chỉ cần trong học bạ có 1 môn dưới 7 điểm là các em cũng bị trượt đại học cho dù điểm thi có cao.
Khẳng định, một số trường hợp hi hữu trượt đại học nêu trên chắc chắn không phải lỗi của phần mềm tuyển sinh, PGS.TS Bùi Đức Triệu – Trưởng phòng Đào tạo (Trường ĐH Kinh tế quốc dân) thẳng thắn nói, đó là các trường đặt ra nhiều tiêu chí phụ.
“Quan điểm của tôi là nên quy định những gì đơn giản, không nên đặt quá nhiều điều kiện phụ, dẫn đến phức tạp” – PGS.TS Bùi Đức Triệu nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, trách nhiệm không chỉ thuộc về thí sinh mà cũng có phần trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học. Các trường phải rà soát hồ sơ, bởi học bạ THPT rất rõ, không thể nhầm lẫn. Đối tượng ưu tiên hoặc khu vực ưu tiên có thể bị nhầm lẫn, khai thông tin chưa đúng, nhưng học bạ thì không.
Video đang HOT
“Đành rằng, các trường cũng có phương án xử lý nhưng dù sao, các em cũng bị “sốc”. Vừa rồi, Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng nhận một vài trường hợp nhưng các em bị trượt vì các lý do khác nhau, nhưng sau đó, thí sinh cũng trúng tuyển vào các nguyện vọng sau” – PGS.TS Bùi Đức Triệu chia sẻ và cho hay:
Hàng năm, vẫn có thí sinh khai nhầm về đối tượng ưu tiên, nên có trường hợp sẽ được cộng thêm điểm, nhưng cũng có trường hợp bị trừ điểm. Vấn đề này vẫn xảy ra hàng năm, rất khó chính xác tuyệt đối. Nhưng riêng về “điểm sàn”, điểm học bạ thì hoàn toàn có thể chủ động được, chỉ cần kiểm tra kỹ.
“Đây cũng là tình huống phát sinh từ thực tiễn để các trường rút kinh nghiệm. Cụ thể, đối với đề án tuyển sinh, ngoài yêu cầu minh bạch thì các thông tin phải rõ ràng, câu chữ tường minh, dễ hiểu, vì thực tế có nhiều thí sinh không để ý và không đọc kỹ.
Hoặc trong đề án tuyển sinh có thể ghi chú rất kỹ những điểm đặc biệt lưu ý để thí sinh nắm được. Trường ĐH Kinh tế quốc dân thường đơn giản tối đa điều kiện về tiêu chí phụ” – PGS.TS Bùi Đức Triệu nói, đồng thời nhấn mạnh:
Thí sinh cũng cần đọc kỹ thông tin trong đề án tuyển sinh của trường mà mình đăng ký xét tuyển, để không bị bỏ sót các các quy định quan trọng, dẫn đến những tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.
PGS.TS Bùi Đức Triệu (Ở giữa). Ảnh: Internet
Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, với những trường hợp cụ thể nêu trên, vẫn nên đảm bảo quyền lợi của thí sinh. Tức là, coi như thí sinh bị trượt nguyện vọng 1 và tạo cơ hội cho các em vào nguyện vọng 2 hoặc nguyện vọng 3 (nếu đủ điều kiện).
“Trước hết, phải tuân theo quy chế về xét tuyển các nguyện vọng. Trong trường hợp đặc biệt thì có thể giải quyết linh hoạt nhằm đảm bảo quyền lợi của thí sinh” – PGS.TS Bùi Đức Triệu trao đổi.
PGS.TS Bùi Đức Triệu cho biết, vừa rồi Trường ĐH Kinh tế quốc dân có có 1 trường hợp nhầm về khu vực ưu tiên. Thí sinh này được cộng điểm nên trúng tuyển vào nguyện vọng cao hơn, rất may là các nguyện vọng đều trong trường nên dễ dàng điều chỉnh cho thí sinh.
“Chúng tôi tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh. Nếu không sai quy chế và phù hợp với đề án tuyển sinh của trường thì nhà trường sẽ sẵn sàng tiếp nhận thí sinh. Nếu cứng nhắc quá thì thiệt thòi cho thí sinh, bởi đó có khí là cả tương lai của các em. Vì thế không nên quá khắt khe” – PGS.TS Bùi Đức Triệu chia sẻ.
Đậu thủ khoa sau 2 lần trượt đại học
Dành trọn 3 năm cho việc ôn và thi đại học, nhiều lúc em Phan Văn Cung (sinh năm 2000) cảm thấy nản chí. Nhưng chàng trai đầy nghị lực vẫn quyết tâm nỗ lực để theo đuổi ước mơ của mình.
Với tổng số điểm 28 trong đó Văn 8,5; Sử 9,75 và Địa 9.25, em Phan Văn Cung đã xuất sắc trở thành thủ khoa đầu vào của Trường Đại học Hà Tĩnh năm học 2020-2021.
Gương mặt sáng, dáng đi nhanh nhẹn và nụ cười dễ mến là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi tiếp xúc với bạn Phan Văn Cung (quê ở thôn Mai Sơn, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Cung đạt gần tuyệt đối môn Lịch sử với 9,75 điểm.
Là anh cả trong gia đình có 5 anh em, bố mẹ làm nông nghiệp, cho nên Cung phải nỗ lực, cố gắng thật nhiều để làm gương cho các em và giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ phần nào. Ba năm học cấp 3 tại Trường THPT Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), Cung là lớp trưởng mẫu mực, là học sinh giỏi của lớp và giành được nhiều giải cao tại các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện.
Em Phan Văn Cung - tân thủ khoa trường ĐH Hà Tĩnh năm học 2020-2021
Điều đáng nể phục ở Cung là tinh thần tự học và quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình. Năm nay là năm thứ ba, Cung đăng ký tham dự kỳ thi đại học. Những năm trước, Cung nộp hồ sơ vào khối ngành Quân đội nhằm mong muốn giảm gánh nặng chi phí học tập cho gia đình. Tuy nhiên, cả 2 lần thi Cung đều thiếu 0,5 điểm.
Không nản chí, Cung vẫn quyết tâm ôn thi để thử sức lần ba. Gia đình không có điều kiện để học thêm, Cung vừa làm thêm vừa tự học tại nhà. Cung quyết tâm sẽ thi vào khối Quân sự hoặc Sư phạm để đỡ tốn kém.
Chia sẻ về khoảng thời gian 3 năm ôn luyện đại học, Cung kể, khi dự thi đại học lần thứ ba, với một thí sinh từng gặp phải những chuyện kém may mắn trên con đường thi cử, em đã từng nghĩ đến chuyện bỏ cuộc và rẽ sang hướng khác.
"Có nhiều lúc, mình thực sự chán nản khi nghĩ đến việc phải ôn lại những kiến thức cũ - những điều mình đã quá quen thuộc trước đó. Những lúc như vậy, động lực giúp mình vượt qua khó khăn chính là gia đình. Gia đình cho mình thêm sức mạnh, niềm tin và sự kiên trì trong học tập", Cung nói
Do Cung tự học ở nhà, nên ngoài các kiến thức trong sách vở, các tài liệu trên mạng, em cũng thường xuyên hỏi thêm các bạn khóa dưới để cập nhật thêm kiến thức cho mình.
"Trong 3 môn thi đại học, em học giỏi và chắc môn Lịch sử nhất. Với môn này, em chăm đọc nhiều cho dễ nhớ, thường xuyên lên mạng tải đề về giải. Đây cũng là môn thi em rất tự tin trong quá trình học và đặt mục tiêu giành điểm tuyệt đối ở bộ môn này. Cũng vì vậy, em vẫn hơi tiếc một chút khi bản thân hơi chủ quan ở một câu hỏi dễ", Cung cho biết.
Trong khoảng thời gian ôn thi đại học, Cung dành thời gian mỗi tuần học một môn, xoay vòng và cố gắng học nắm hết kiến thức trong sách giáo khoa. Vì gia đình không có điều kiện để đi học thêm nên em thường xuyên lên mạng giải đề để ôn tập.
Mỗi khi học hành căng thẳng, Cung thường tham gia các hoạt động thể thao để giải trí và tăng cường sức khỏe.
Với quyết tâm và phương pháp học hiệu quả, Cung đã xuất sắc giành được 28 điểm khối C. Với số điểm này, Cung chọn nộp hồ sơ vào khoa Ngôn Ngữ Trung, ĐH Hà Tĩnh. Ngày 5/10, sau khi trường ĐH Hà Tĩnh công bố điểm chuẩn, Cung bất ngờ khi bản thân em đã trở thành thủ khoa đầu vào của trường.
Hiện tại, Cung đã nhập học và bắt đầu những bài học đầu tiên trên giảng đường đại học. "Giờ em chỉ biết chăm chỉ học thật tốt và kiếm chỗ đi làm gia sư để đỡ đần bố mẹ. Trong thời gian tới em dự định sẽ học thêm tiếng Anh để trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ bản thân".
Với ngôi vị thủ khoa của Phan Văn Cung, Ban giám hiệu Trường Đại học Hà Tĩnh cho biết: Nhà trường sẽ có những phần thưởng dành riêng cho kết quả của Cung. Ngoài ra, trong 4 năm theo học tại trường, Cung sẽ được ở miễn phí tại khu ký túc xá.
Khi thất bại là điều lớn lao Nếu có coi trượt đại học là một thất bại, thì đây cũng là một thất bại cần thiết giúp chúng ta trưởng thành. Ảnh minh họa Đỗ - trượt, người buồn - kẻ vui là chuyện muôn thuở sau mỗi kỳ thi, nhất là một kỳ thi có tính chất bước ngoặt như tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học....