Trúng tuyển đại học vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự
Quy định tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ thời bình vừa được sửa đổi đã khiến một số học sinh THPT hoang mang lo lắng. Dân trí đã trao đổi với Đại tá, Tiến sĩ, Nguyễn Thiện Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, Bộ GD-ĐT để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Đại tá, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thiện Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng – Bộ GD-ĐT.
PV: Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều về việc tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi nhập ngũ vừa ban hành đã khiến nhiều học sinh hoang mang lo lắng. Xin ông cho biết vì sao có sửa đổi bổ sung này?
Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Minh: Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT của Bộ Quốc phòng, Bộ GD-ĐT bổ sung, sửa đổi một số điều về tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ của Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT xuất phát từ nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính qui ,từng bước hiện đại đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc trong tình hình mới.
Để thực hiện được nhiệm vụ trọng đại trên, nguồn nhân lực phục vụ quân đội hiện nay đòi hỏi chất lượng ngày càng cao về thể lực và tri thức. Đất nước đã có hơn 30 năm hòa bình, quân đội ta trong thời bình luôn nêu cao cảnh giác, xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu, không để bị động bất ngờ trước các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao thực hành chiến đấu, hợp đồng tác chiến quân binh chủng trong chiến tranh công nghệ cao hiện nay, phải tuyển chọn những công dân ưu tú, có sức khỏe, có trình độ văn hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nếu trong kháng chiến chống Mỹ, ai có trình độ văn hóa lớp 10, sinh viên đại học ưu tiên cho binh chủng pháo binh, không quân, bộ binh trình độ văn hóa thấp hơn, thì ngày nay chiến sĩ bộ binh có trình độ văn hóa lớp 12 còn vất vả trong học tập, huấn luyện chiến đấu, chưa nói đến các binh chủng, quân chủng được ưu tiên trang bị vũ khí hiện đại như phòng không – không quân, hải quân, tác chiến điện tử… Đó chính là lý do Thông tư liên bộ 13 ra đời để đáp ứng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quân đội trong giai đoạn mới.
Trong Thông tư 13 có quy định, trường hợp công dân nhận được Lệnh gọi nhập ngũ và Giấy gọi nhập học cùng một thời điểm, thì phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ, không thuộc đối tượng xét tạm hoãn gọi nhập ngũ. Ông có thể giải thích kỹ hơn về quy định này? Cụ thể thời điểm như thế nào?
Thông tư liên tịch số 13 qui định nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường cùng một thời điểm thì thực hiện lệnh nhập ngũ, báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành giấy báo nhập học) được bảo lưu kết quả nhập học theo khoản 4 điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS), sau khi hoàn thành NVQS sẽ tiếp tục học tập.
Trường hợp cùng nhận được Giấy báo nhập học thời hạn phải có mặt nhập học trước, Lệnh gọi nhập ngũ có thời gian qui định có mặt sau thời gian nhập học, công dân vẫn thực hiện Lệnh gọi nhập ngũ; công dân sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập học mới nhận được Lệnh gọi nhập ngũ thì được tạm hoãn nhưng phải có xác nhận của hiệu trưởng và cơ quan quân sự địa phương.
Trường hợp công dân nhận được Giấy báo nhập học đại học sau khi có Lệnh gọi nhập ngũ, có được ưu tiên đi học không thưa ông?
Không được vì trái với khoản 4 Điều 46 Luật NVQS.
Đi Nghĩa vụ quân sự là thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng của công dân với Tổ quốc. Trong ảnh: Thanh niên TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh trong ngày nhập ngũ. (Ảnh: QĐND)
Nhiều thí sinh lo lắng sau 2 năm thực hiện NVQS, sẽ quên kiến thức để thi đại học và họ cho rằng không nên áp dụng cho hệ đại học, cao đẳng chính quy, ông nghĩ sao ?
Mọi công dân Việt Nam đều có nhiệm vụ thiêng liêng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Nếu được phục vụ quân đội 2 năm hoàn thành nghĩa vụ của mình, có mai một ít kiến thức nhưng góp phần xây dựng quân đội bảo vệ vững chắc Tổ quốc; sau khi hoàn thành nghĩa vụ, họ còn cả một cuộc đời để học hành thực hiện ước mơ, hoài bão của mình để xây dựng Tổ quốc.
Công dân sau khi hoàn thành NVQS khi thi đại học có được hưởng ưu tiên không? Những người trốn tránh thực hiện NVQS thì xử lý như thế nào ?
Video đang HOT
Tuy thực hiện NVQS là chấp hành Luật nhưng Đảng, Chính phủ có nhiều chính sách ưu tiên công dân hoàn thành NVQS như: quân nhân công tác tại biên giới hải đảo, người dân tộc thiểu số, người lập công suất sắc trong khi phục vụ tại ngũ… được cử tuyển đào tạo cao đẳng, đại học, quân nhân xuất ngũ được cấp thẻ học nghề trị giá bằng 12 tháng lương tối thiểu (hiện nay là 12.600.000 đồng), sau khi học tập được ưu tiên giới thiệu việc làm…
Những công dân trốn tránh thực hiện NVQS, những ai tạo điều kiện cho công dân trốn tránh NVQS sẽ bị xừ lý theo pháp luật của Nhà nước.
Tôi cho rằng học sinh không nên hoang mang. Cần tin tưởng họ sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng của mình.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hồng Hạnh ( thực hiện)
Theo dân trí
Trường ĐH FPT dự kiến tuyển 1.700 chỉ tiêu ĐH
Ngày 16-1, ông Lê Trường Tùng - hiệu trưởng Trường ĐH FPT - cho biết năm 2013 trường dự kiến tuyển mới 1.700 chỉ tiêu tuyển sinh ĐH chính quy.
Học sinh Tiền Giang tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2012 - Ảnh: Như Hùng
Đặc biệt, trong năm 2013 trường dự kiến mở thêm ba chuyên ngành đào tạo mới và bắt đầu tuyển sinh gồm: an ninh an toàn thông tin, quản trị khách sạn và thiết kế đồ họa ứng dụng. Trong đó chuyên ngành an ninh an toàn thông tin chú trọng đào tạo về bảo mật thông tin trong lĩnh vực CNTT-TT, là chương trình đào tạo ĐH lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Mỗi chuyên ngành mới có chỉ tiêu dự kiến 200 chỉ tiêu.
Như vậy cùng với các chuyên ngành: khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, điện tử và truyền thông, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, Trường ĐH FPT sẽ tuyển sinh tám chuyên ngành.
Theo kế hoạch, Trường ĐH FPT sẽ tổ chức sơ tuyển thí sinh trước kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH do Bộ GD-ĐT tổ chức. Thí sinh vượt qua vòng sơ tuyển và thi đạt điểm sàn của kỳ thi "ba chung" sẽ trúng tuyển vào trường.
Ông Tùng cho biết kỳ thi sơ tuyển sẽ được tổ chức ngày 5-5-2013 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Thí sinh dự thi cần đáp ứng điều kiện đã tốt nghiệp THPT hoặc sẽ tốt nghiệp THPT trong năm 2013. Thí sinh đăng ký dự thi khối ngành CNTT sẽ làm bài thi các môn trắc nghiệm toán, tư duy logic và viết luận. Thí sinh đăng ký dự thi khối ngành kinh tế sẽ làm bài thi các môn trắc nghiệm tư duy logic, năng lực xúc cảm, kiến thức xã hội và viết luận.
Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh, các chuyên ngành đào tạo cụ thể của trường:
Ngành học
Ký hiệu trường
Mã ngành
Khối thi
Tổng chỉ tiêu
FPT
Các ngành đào tạo đại học:
1.700
Kỹ thuật phần mềm
D480103
A, A1, B, D1,2,3,4,5,6
Kỹ thuật điện tử, truyền thông
D520207
A, A1,B, D1,2,3,4,5,6
Khoa học máy tính
D480101
A, A1,B, D1,2,3,4,5,6
Quản trị kinh doanh
D340101
A, A1,B, D1,2,3,4,5,6
Tài chính - ngân hàng
D340201
A, A1,B, D1,2,3,4,5,6
Thiết kế đồ họa
D210403
A, A1,B, D1,2,3,4,5,6
Quản trị khách sạn
D340107
A, A1,B, D1,2,3,4,5,6
An ninh an toàn thông tin
A, A1,B, D1,2,3,4,5,6
Thời hạn nộp hồ sơ tham gia chương trình trước ngày 15-3. Sau vòng hồ sơ, các ứng viên xuất sắc nhất sẽ phải vượt qua vòng phỏng vấn với hội đồng xét duyệt vào ngày 5-5.
Để biết thêm thông tin chi tiết về quy chế tuyển sinh, phương thức đăng ký, hướng dẫn làm bài thi và đề thi mẫu, chính sách học bổng, hồ sơ và thủ tục nhập học, thí sinh và phụ huynh có thể xem thêm tại địa chỉ website: http://www.fpt.edu.vn
NGỌC HÀ
Theo tuổi trẻ
Quy định mới của Bộ GDĐT khiến sinh viên toát mồ hôi Sinh viên liên thông muốn lên trình độ CĐ hoặc ĐH chính quy phải dự kỳ thi tuyển sinh cùng các em bậc phổ thông với 3 môn, điều này khiến không chỉ học trò mà nhà trường cũng "đau đầu". Từ ngày 7/2/2013, quy định mới về đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH vừa được Bộ GDĐT công bố sẽ...