Trung Quốc yêu cầu Mỹ chấm dứt bay trinh sát ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Mỹ chấm dứt những hoạt động trinh sát sau khi Washington tố 2 chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay chặn, áp sát một máy bay trinh sát Hải quân Mỹ trên Biển Đông vào ngày 17.5.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Mỹ chấm dứt những hoạt động trinh sát trên vùng biển sát bờ biển Trung Quốc. AFP
Trong buổi họp báo ngày 19.5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho hay hai chiến đấu cơ Trung Quốc đã giữ khoảng cách an toàn với máy bay trinh sát Mỹ đang bay gần đảo Hải Nam của Trung Quốc, theo Reuters.
Trước đó, nữ phát ngôn viên Lầu Năm Góc Michelle Baldanza ngày 18.5 cho hay một máy bay trinh sát E-P3 của Hải quân Mỹ đang tiến hành chuyến bay “tuần tra thường lệ” trong không phận quốc tế trên Biển Đông vào ngày 17.5 thì “hai máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bay chặn máy bay Mỹ”, theo đài NBC (Mỹ).
Hai chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay cách chiếc E-P3 khoảng 15 m, theo bà Baldanza. AP dẫn lời các quan chức Mỹ cho hay hai chiến đấu cơ Trung Quốc bay quá sát chiếc E-P3, buộc máy bay Mỹ phải hạ độ cao vài chục mét để tránh va chạm.
Một chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc từng bay cản máy bay P-8A của Hải quân Mỹ hồi năm 2014. REUTERS
Video đang HOT
“Các báo cáo sơ bộ cho thấy đây là một vụ bay chặn không an toàn” và Lầu Năm Góc đang xem xét vụ việc, bà Baldanza cho biết thêm.
Ông Hồng Lỗi thì khẳng định thông tin Lầu Năm Góc đưa ra là “không đúng”. “Các máy bay quân sự Mỹ thường xuyên tiến hành những chuyến bay trinh sát trên vùng biển sát bờ biển Trung Quốc, gây nguy hiểm cho nền an ninh hàng hải Trung Quốc”, ông Hồng cho hay.
“Chúng tôi yêu cầu Mỹ ngay lập tức chấm dứt những hoạt động trinh sát như thế này để tránh những vụ việc tương tự tái diễn”, ông Hồng nói.
Máy bay trinh sát E-P3 của Hải quân Mỹ. HẢI QUÂN MỸ
Trong khi đó, tờ Hoàn cầu Thời báo (Trung Quốc) ngày 19.5 đưa tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc đang xem xét vụ việc này.
Mặc dù Lầu Năm Góc không công bố vị trí chính xác nơi xảy ra vụ bay chặn, nhưng AP dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ vụ việc xảy ra ở khu vực phía bắc Biển Đông, hướng phía nam Hồng Kông.
Các chuyên gia quân sự nhận định khu vực bờ biển phía nam Trung Quốc là khu vực nhạy cảm về mặt quân sự đối với Bắc Kinh. Các căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam chính là nơi Trung Quốc mở rộng hạm đội tàu ngầm hạt nhân và cũng là mục tiêu trong các chiến dịch do thám của phương Tây, theo Reuters.
Ngoài ra, bờ biển của tỉnh Quảng Đông (một tỉnh nằm ven bờ biển Đông) cũng là nơi đặt các tên lửa tối tân của Trung Quốc, bao gồm tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D.
Trung Quốc thời gian qua gia tăng hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, điều các máy bay quân sự đến đảo nhân tạo phi pháp nhằm quân sự hóa Biển Đông.
Lầu Năm Góc đã trình báo cáo thường niên lên Quốc hội ngày 13.5, cho biết Trung Quốc ồ ạt quân sự hóa trên các đảo, đá ở Biển Đông để thực hiện những đòi hỏi chủ quyền vô lý ở khu vực này.
Mỹ cũng đã tiến hành những cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng không và hàng hải ở Biển Đông, với nhiều lần tàu chiến nước này áp sát những đảo nhân tạo Bắc Kinh xây dựng phi pháp ở Trường Sa.
Gần đây, Trung Quốc hôm 10.5 cũng đã điều hai chiến đấu cơ J-11 cùng ba tàu chiến bám đuổi khu trục hạm Mỹ USS William P. Lawrence khi tàu này di chuyển vào khu vực 12 hải lý quanh đá Chữ Thập bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp tại Trường Sa.
Theo Thanhnien
Tướng 4 sao Mỹ thề tiếp tục tuần tra Biển Đông
Tư lệnh lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ thề tiếp tục thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, đồng thời ám chỉ Trung Quốc đang gây bất ổn khu vực.
Hình ảnh tàu USS William P. Lawrence, con tàu hôm 10/5 áp sát đá Chữ Thập, nơi Trung Quốc xây trái phép thành đảo nhân tạo, tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: USNavy
"Trong tương lai gần, chúng tôi phải thực hiện nghĩa vụ trong hiệp ước và thực hiện quyền chủ quyền của chúng tôi theo luật quốc tế khi trung chuyển qua vùng biển. Và chúng tôi sẽ xem điều đó đưa chúng tôi đến đâu. Hy vọng điều đó tạo ra sự ổn định, không phải gây bất ổn", Navy Times hôm qua dẫn lời Tướng Robert Neller, tư lệnh lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, cho biết
Ông Neller cho hay nước này sẽ tiếp tục các chiến dịch trong khu vực, trong đó có hoạt động tuần tra tự do hàng hải vào các khu vực như Biển Đông. "Là một nước pháp quyền, chúng tôi ra ngoài và hành động để duy trì luật quốc tế", ông nói. "Một số chủ thể có thể làm điều gì đó chúng tôi không đồng tình và chúng tôi cần duy trì liên lạc với họ. Và nói với họ rằng hành động của họ có nguy cơ gây bất ổn với thế giới".
Tướng 4 sao ám chỉ Trung Quốc, cho rằng "một số nước nhất định" đang thúc đẩy lợi ích ở Biển Đông bằng những hành động "rất tinh vi, tính toán rất kỹ lưỡng", nhưng không duy trì ổn định khu vực.
Ông Neller phát biểu sau khi Lầu Năm Góc công bố báo cáo chi tiết về hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong báo cáo thường niên gửi lên Quốc hội Mỹ về hoạt động quân sự của Trung Quốc, Lầu Năm Góc hôm 13/3 cho biết Bắc Kinh đã cải tạo phi pháp gần 1.300 ha đất đá Biển Đông và đang chuyển hướng sang trang bị vũ khí cho đảo nhân tạo.
Lầu Năm Góc cho rằng Trung Quốc dự kiến lắp đặt thêm nhiều hạ tầng cơ sở quân sự, trong đó có hệ thống giám sát và liên lạc, tại các đảo nhân tạo xây trái phép ở Biển Đông trong năm nay. Báo cáo cũng cho hay Trung Quốc đã hoàn tất cải tạo quy mô lớn vào tháng 10 năm ngoái, chuyển hướng tập trung phát triển hạ tầng cơ sở, như ba đường băng dài 3.000 m có thể phục vụ chiến đấu cơ tân tiến.
Trọng Giáp
Theo VNE
Trung Quốc đổi giọng sau khi tung máy bay, tàu chiến 'đuổi' tàu Mỹ ở Biển Đông Trung Quốc nói muốn quân đội Mỹ và Trung Quốc cùng kiềm chế hành động của mình và tránh gây bất lợi cho quan hệ giữa hai nước chỉ vì vấn đề ở Biển Đông. Tướng Phòng Phong Huy đổi giọng với Mỹ sau vụ tàu chiến Mỹ tuần tra bên trong đá Chữ Thập ngày 10.5.2016AFP Sau vụ tàu khu trục William...