Trung Quốc yêu cầu Indonesia dừng khoan thăm dò tại Biển Đông?
Việc dùng tàu hải cảnh để gây áp lực đối với Indonesia được cho là chiến lược Trung Quốc từng áp dụng trong tranh chấp lãnh hải.
Một tàu hải cảnh của Trung Quốc nhìn từ boong tàu Hải quân Indonesia ở phía bắc quần đảo Natuna. Ảnh REUTERS
Tờ Nikkei Asia ngày 28.12 đưa tin Trung Quốc từng nhiều lần yêu cầu Indonesia dừng dự án phát triển dầu khí tại Biển Đông với lý do vi phạm các yêu sách “chủ quyền biển” của Bắc Kinh.
Dự án khoan thăm dò được tiến hành từ tháng 7 gần quần đảo Natuna trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, nhưng cũng nằm trong đường 9 đoạn mà Trung Quốc đặt ra để tuyên bố yêu sách chủ quyền phi pháp ở phần lớn Biển Đông.
Không chỉ phản đối, Trung Quốc còn điều các tàu hải cảnh đến khu vực để gia tăng áp lực, theo các nguồn tin chính phủ Indonesia dẫn lời các nhân chứng.
Chính phủ Indonesia chưa công khai về phản đối trên của Trung Quốc. Theo phó đô đốc Aan Kurnia đứng đầu Cơ quan An ninh hàng hải Indonesia, đợt khoan thăm dò trên hoàn tất vào cuối tháng 11.
Bắc Kinh đã gia tăng các hoạt động gần quần đảo Natuna từ năm 2019, gia tăng căng thẳng với Jakarta. Vào tháng 5.2020, Indonesia gửi thư lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ yêu sách chủ quyền biển với đường 9 đoạn của Trung Quốc.
Trung Quốc cũng gửi thư đến Liên Hiệp Quốc nhắc lại các yêu sách ở Biển Đông, trong khi tìm kiếm giải pháp thông qua đàm phán. Indonesia từ chối đề nghị này.
Indonesia muốn tăng cường phòng vệ trong khu vực quần đảo Natuna và đang mở rộng một đường băng tại căn cứ quân sự để có thể điều động thêm các máy bay, cũng như xây dựng một căn cứ tàu ngầm. Các tàu cá cũng tham gia hệ thống cảnh báo sớm về các tàu Trung Quốc.
Mỹ – Indonesia mở đầu “kỷ nguyên mới” với cuộc tập trận chung lớn nhất
Indonesia và Mỹ đang xây dựng một cơ sở huấn luyện hỗn hợp cho lực lượng tuần duyên gần Natuna. Hồi tháng 8, hai bên đã tham gia cuộc tập trận song phương lớn nhất từ trước đến nay tại 3 địa điểm ở Indonesia, mô phỏng phòng thủ đảo.
Trung Quốc siết vòng vây dập dịch tại khu phong tỏa lớn nhất sau Vũ Hán
Thêm hàng trăm nghìn người Trung Quốc được lệnh ở trong nhà theo lệnh phong tỏa, trong bối cảnh ca Covid-19 tăng cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái khi đại dịch tấn công Vũ Hán.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 tại Tây An, Trung Quốc (Ảnh: China Daily).
Trung Quốc hôm nay 28/12 ghi nhận thêm 209 ca mắc Covid-19 mới, mức tăng cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái khi đại dịch càn quét thành phố Vũ Hán.
Mức tăng tại Trung Quốc khá thấp so với số ca nhiễm tại châu Âu và Mỹ, tuy nhiên các nhà chức trách Trung Quốc vẫn áp đặt các biện pháp kiểm soát dịch "nghiêm ngặt nhất" ở thành phố Tây An, nơi 13 triệu dân bị phong tỏa 6 ngày.
Các thành phố lân cận cũng ghi nhận các ca nhiễm liên quan đến ổ dịch ở Tây An. Diên An, nơi cách Tây An khoảng 300 km, hôm nay đã đóng cửa các cơ sở kinh doanh và yêu cầu hàng trăm nghìn người tại một quận phải ở trong nhà.
Đợt phong tỏa ở Tây An là đợt phong tỏa mạnh nhất ở Trung Quốc kể từ sau đợt phong tỏa ở thành phố Vũ Hán, nơi ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên, vào năm ngoái.
Thành phố Tây An đã thiết lập hơn 4.400 điểm lấy mẫu và triển khai hơn 100.000 người tham gia hỗ trợ đợt xét nghiệm mới nhất. Truyền hình Trung Quốc chiếu cảnh người dân đeo khẩu trang, xếp hàng chờ xét nghiệm trên các đường phố và trung tâm thể thao. Các sinh viên cũng bị cấm rời khỏi ký túc xá đại học trừ trường hợp cần thiết.
Kể từ khi phong tỏa toàn thành phố vào tuần trước, các nhà chức trách đã tiến hành nhiều đợt xét nghiệm hàng loạt và đưa gần 30.000 người cách ly trong khách sạn. Các nhà chức trách Tây An cũng tiến hành phun khử trùng toàn thành phố.
Người dân Tây An bị cấm lái xe và mỗi gia đình chỉ được cử một thành viên ra ngoài để mua hàng hóa 3 ngày một lần. Theo biện pháp phòng dịch mới được chính quyền Tây An công bố, không phương tiện nào được phép lưu thông trên đường, trừ các phương tiện phục vụ công tác kiểm soát dịch.
Cảnh sát và giới chức y tế sẽ "kiểm tra nghiêm ngặt" các xe ô tô và những người vi phạm quy tắc có thể bị giam giữ 10 ngày và phạt 500 Nhân dân tệ (78 USD).
Nhiều người Tây An đã lên mạng xã hội để kêu gọi giúp đỡ mua thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.
"Tôi sắp bị bỏ đói. Không có thức ăn, khu nhà của tôi không cho tôi ra ngoài, và tôi sắp hết mì gói. Xin hãy giúp đỡ!", một người viết trên mạng xã hội Weibo.
Các nhà chức trách khẳng định nguồn cung hàng hóa vẫn ổn định khi họ duy trì các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với việc di chuyển ra vào Tây An.
"Tôi không muốn nghe thêm bất kỳ tin tức nào về việc mọi thứ vẫn ổn. Nguồn cung dồi dào cũng trở nên vô dụng nếu không thực sự cung cấp cho mọi người", một người khác bình luận.
Ổ dịch ở Tây An đã cho thấy những khó khăn mà Trung Quốc phải đối mặt trong việc đưa số ca nhiễm trong nước về 0, khi virus liên tục đột biến thành các biến chủng có khả năng lây lan nhanh, kháng vaccine và lọt qua các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt. Trung Quốc đang nỗ lực dập tắt bất kỳ ổ dịch nào bùng phát nhằm chuẩn bị cho Thế vận hội mùa Đông tại Bắc Kinh vào tháng 2 năm sau.
Trung Quốc là thành trì cuối cùng còn theo đuổi chiến lược "Không Covid-19" (Zero Covid), hay còn gọi là đối phó không khoan nhượng, để đưa số ca nhiễm về 0 bằng các biện pháp quyết liệt như xét nghiệm, truy vết, phong tỏa diện rộng. Tây An là thành phố mới nhất được Trung Quốc triển khai chiến lược này.
Người mắc COVID-19 mà chưa tiêm vaccine có nguy cơ cao phải điều trị tích cực Theo một nghiên cứu mới, những người mắc COVID-19 mà chưa tiêm phòng có nguy cơ phải nằm phòng chăm sóc tích cực (ICU) cao gấp 60 lần so với những người mắc bệnh nhưng đã tiêm phòng. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN Theo các số liệu của Trung tâm nghiên cứu và...