Trung Quốc xây thêm 360 ha đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông trong tháng 6
Washington lo ngại rằng những hòn đảo này sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự và có thể tạo ra sự bất ổn.
Tổng thống Hàn không muốn dự duyệt binh vì Trung Quốc bành trướng Biển Đông”Nga nên suy nghĩ nghiêm túc việc ngăn Trung Quốc bành trướng Biển Đông”Nhân Dân nhật báo: Việt Nam ngày càng bất an về Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter. Ảnh: Bloomberg.
Press Trust of India ngày 21/8 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter nói rằng Mỹ đang kiểm tra xu hướng muốn thống trị khu vực của Trung Quốc thông qua sức mạnh của mình cũng như các đồng minh, đối tác. Bình luận trên được ông chủ Lầu Năm Góc đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Foreign Afairs.
Không có chiến tranh Trung – Mỹ trong tương lai gần
“Tôi không phải người tin rằng xung đột Trung – Mỹ là không thể tránh khỏi hoặc thậm chí là có khả năng. Nó chắc chắn không phải điều đáng mong đợi. Tuy nhiên tránh xung đột là một mục tiêu mà chúng ta phải nỗ lực hướng tới trên phương diện chiến lược chứ không phải hiển nhiên mà có”, ông Carter loại trừ bất kỳ cuộc chiến tranh hay xung đột nào với Trung Quốc trong tương lai gần.
“Trong khi hầu hết người Trung Quốc và phần lớn các nhà lãnh đạo của họ tiếp tục tận dụng lợi thế của một hệ thống quốc tế và thương mại tự do, cởi mở để phát triển đất nước họ theo cách của họ, có một xu hướng khác ở Trung Quốc. Họ tin rằng sau một thế kỷ bị sỉ nhục như cách họ nói, bây giờ là lúc Trung Quốc quay sang thống trị khu vực”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đánh giá.
Video đang HOT
“Và chúng tôi kiểm tra xu hướng này thông qua sức mạnh của mình trong khu vực, cũng như thông qua các đồng minh và đối tác của Mỹ. Chúng tôi có rất nhiều đồng minh và đối tác, chúng tôi đang có thêm nhiều hơn nữa. Tôi vừa thăm Việt Nam một vài tuần trước đây, sau đó là thăm Ấn Độ, cả hai nước đều muốn phát triển quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ”, ông Carter được Foreign Affairs dẫn lời cho biết.
“Một trong những lý do cho điều đó là họ có những phân tích tương tự như Mỹ về Trung Quốc”, ông chủ Lầu Năm Góc giải thích. “Chúng tôi đã kêu gọi Trung Quốc dừng vĩnh viễn hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa (bất hợp pháp) ở Biển Đông. Những hành vi của Trung Quốc đang khuyến khích và tăng cường quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh và đối tác của mình”.
Lính Trung Quốc, hình minh họa.
Trong một cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc hôm qua 20/8, ông Ash Carter cũng nhắc lại lần nữa: “Máy bay, tàu Mỹ sẽ vẫn tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép như chúng tôi đã và luôn luôn làm. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó, và không ai có thể làm thay đổi hành vi của chúng tôi bằng bất kỳ cách nào. Những gì Trung Quốc đã tạo ra (bất hợp pháp trên Biển Đông) là rất nghiêm trọng, và đó là phản ứng của chúng tôi với điều này”.
Tháng 6/2015 Trung Quốc đã bồi lấp phi pháp thêm 360 héc ta đảo nhân tạo ở Biển Đông
The Wall Street Journal ngày 21/8 đưa tin, một báo cáo mới của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc đã bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông thêm 50% chỉ trong vòng 1 tháng, tăng từ 2000 mẫu Anh hồi tháng 5/2015 lên 2900 mẫu Anh, tương đương khoảng 360 héc ta tháng 6/2015.
Washington lo ngại rằng những hòn đảo này sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự và có thể tạo ra sự bất ổn trên một trong những tuyến đường hàng hải huyết mạch toàn cầu đi qua vùng biển quốc tế đang bị Trung Quốc xem như “của họ”. Sự leo thang của Trung Quốc cũng làm tăng nguy cơ xung đột với Mỹ và các đồng minh hoặc đối tác của Mỹ.
Báo cáo được công bố khoảng 1 tháng trước khi ông Tập Cận Bình chính thức thăm Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm này vấn đề Biển Đông, an ninh mạng và chính sách tiền tệ sẽ nóng lên trên bàn đàm phán. Những vấn đề này báo trước một chuyến thăm khó khăn của Tập Cận Bình trên đất Mỹ.
Lầu Năm Góc cũng thể hiện rõ sự hoài nghi của mình đối với tuyên bố “dừng xây đảo” mà Trung Quốc đa ra đầu tháng 8 năm nay. Cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) trên đó sẽ cho phép họ thiết lập một sự hiện diện mạnh mẽ hơn ở Biển Đông. Trong khi đó Bắc Kinh đang đẩy mạnh hoạt động tuần tra xung quanh các đảo nhân tạo (bất hợp pháp) để tăng cường “hiệu quả kiểm soát trên thực tế” với các đảo này.
Thủ đoạn của Trung Quốc vẫn là sử dụng “tàu cá, tàu vỏ trắng” tức Cảnh sát biển để tuần tra (trái phép), trong khi tàu hải quân hỗ trợ vòng ngoài để sẵn sàng can thiệp khi có tình huống xảy ra.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Không loại trừ khả năng tấn công Iran
Trên đường đến thăm đồng minh Israel và Ả Rập Xê Út hôm 19.7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố rằng khả năng tấn công quân sự Iran vẫn để ngỏ bất chấp thỏa thuận hạt nhân lịch sử vừa qua.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter trả lời phỏng vấn báo chí trên máy bay giữa hành trình tới Israel - Ảnh: AFP
Chuyến thăm Trung Đông của ông Carter diễn ra trong bối cảnh các đồng minh của Mỹ trong khu vực, nhất là Israel đang "nổi đóa" vì thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ cùng 5 quốc gia khác đạt được với Iran nhằm ngăn cản nước này tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân, đổi lại Iran sẽ được gỡ bỏ các lệnh trừng phạt liên quan đến kinh tế và dầu mỏ. Ông Carter là quan chức cao cấp nhất của Mỹ đến thăm Israel và Ả Rập Xê Út kể từ sau thỏa thuận hạt nhân.
Israel cho rằng thỏa thuận là một sai lầm, sẽ không đủ mạnh để ngăn chương trình hạt nhân của Iran. Các quốc gia do chính quyền của người Hồi giáo Sunni nắm quyền trong khu vực cũng lo sợ thỏa thuận sẽ giúp gia tăng sức mạnh của thế lực Hồi giáo Shiite đối lập trên khắp Trung Đông.
Lầu Năm Góc tuyên bố rằng chuyến thăm của ông Carter đã được lên kế hoạch từ trước chứ không phải có mục tiêu trấn an các đồng minh sau thỏa thuận kể trên. Tuy nhiên, báo The Washington Post đưa tin, Iran sẽ vẫn là một đề tài bao trùm, trong đó bao gồm kế hoạch tìm cách kìm hãm sự ủng hộ của Iran với các đối thủ chung của Mỹ và các đồng minh, chẳng hạn lực lượng Hezbollah ở Lebanon, Hamas ở Palestine hay Houthi ở Yemen.
Lãnh đạo tối cao Iran, ông Ayatollah Ali Khamenei hồi cuối tuần qua tuyên bố nước này sẽ tiếp tục hỗ trợ các đồng minh tại Yemen và Syria.
Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Carter tuyên bố: "Một trong những lý do thỏa thuận vừa qua là một thỏa thuận tốt bởi nó không có điều khoản nào liên quan đến quyền lựa chọn sử dụng quân sự, điều mà chúng tôi vẫn đang duy trì và tiếp tục cải thiện".
Trên đường đến Israel, ông Carter tuyên bố ông không mong đợi thay đổi được quan điểm của lãnh đạo nước này: "Tôi sẽ không cố gắng thay đổi quan điểm của bất kỳ ai ở Israel. Chúng tôi có thể từ đồng ý đến bất đồng".
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
"Cách thức tiếp cận mới của Mỹ với Nga mạnh mẽ và cân bằng" Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter khẳng định cách thức tiếp cận của Mỹ đối với Nga vừa mạnh mẽ vừa mang tính cân bằng. "Tôi cho rằng phương pháp chiến lược mới mà Mỹ đang áp dụng đối với Nga vừa phải mạnh mẽ, vừa phải cân bằng. Trong đó, những cam kết của chúng tôi đối với các đồng minh...