Trung Quốc xả hơn 200 triệu m3 rác thải vào biển năm 2018
Trong năm 2018, Trung Quốc đã thải tổng cộng 200,7 triệu m3 rác thải vào môi trường nước và vùng ven biển, tăng 27% so với năm 2017 và đạt mức cao nhất trong một thập kỷ qua.
Theo Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc, phần lớn chất thải được đổ tại các vùng đồng bằng sông Dương Tử và sông Châu Giang, hai khu công nghiệp lớn trên bờ biển phía đông Trung Quốc.
“Hiện nay, môi trường sinh thái biển có nhiều vấn đề, trong đó một số khu vực chưa có ý thức và thể hiện sự quan tâm đầy đủ cho các vấn đề này”, Huo Chuanlin, thứ trưởng Bộ Sinh thái và Môi trường, nói tại cuộc họp giao ban tại Bắc Kinh.
Nhiều nhóm bảo vệ môi trường quan ngại rằng Trung Quốc đang thải ngày càng nhiều rác vào biển với mục đích làm sạch các con sông, theo Reuters.
Video đang HOT
Công nhân dọn rác tại bờ sông Dương Tử ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, ngày 23/12/2016. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, ông Huo cho rằng vấn đề này đang được cải thiện và không thể đổ lỗi cho Trung Quốc về cuộc khủng hoảng ô nhiễm đại dương toàn cầu.
“Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất và xuất khẩu các sản phẩm nhựa nhiều nhất, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng của thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa Trung Quốc là quốc gia chính xả rác thải nhựa gây ô nhiễm đại dương”, ông nói thêm.
Vào năm 2018, cứ 1.000 m2 mặt nước ở Trung Quốc có 24 kg rác thải trôi nổi, 88,7% trong số đó là nhựa, theo Bộ Sinh thái và Môi trường. Nhựa cũng chiếm đa số lượng rác thải trên mặt đất và cả dưới đáy biển.
Đầu năm nay, Bắc Kinh đã công bố kế hoạch hành động nhằm làm sạch vịnh Bohai, một trong những tuyến đường thủy đông đúc và ô nhiễm nhất của nước này.
Theo Zing.vn
Sáng kiến Làm sạch Đại dương huy động được 780 triệu USD
Sáng kiến Làm sạch Đại dương bao gồm các dự án làm sạch rác thải nhựa tại các con sông, trên biển và đất liền, đặc biệt là tại các vùng sông và bờ biển của các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi.
Ảnh minh họa. (Nguồn: The Guardian)
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels (Bỉ), một năm sau khi được phát động, Sáng kiến Làm sạch Đại dương đã thu được khoản tiền tài trợ ngoài mong đợi, với hơn 700 triệu euro (780,2 triệu USD), nhằm giảm thiểu và tái chế rác thải trên biển.
Khoản tài trợ này đạt 1/3 mục tiêu đề ra (2 tỷ euro), ban đầu dự kiến kêu gọi các nhà tài trợ và nhà hảo tâm đóng góp trong vòng 5 năm.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới ( WB), Cơ quan Phát triển của Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và Tổ chức KfW của Chính phủ Liên bang Đức), mới đây thông báo tin mừng này tại Washington khi tổng kết một năm công bố Sáng kiến Làm sạch Đại dương.
Sáng kiến Làm sạch Đại dương bao gồm các dự án làm sạch rác thải nhựa tại các con sông, trên biển và đất liền, đặc biệt là tại các vùng sông và bờ biển của các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Trung Đông.
Các dự án đã nhận được tài trợ từ sáng kiến này như cải thiện khử độc tại Ratmalana và Moratuwa của Sri Lanka, quản lý rác thải cứng tại Lomé, Togo, quản lý vùng nước mưa và chống lụt tại Cotonou, Bénin, quản lý nước và khử độc tại Buenos Aires...
Chủ tịch EIB Werner Hoyer trong thông cáo báo chí tuyên bố: "Chúng ta sẽ không giải quyết được khủng hoảng khí hậu và môi trường thế giới mà không bảo vệ và làm sạch đại dương. Để đạt được điều này, thiết lập quan hệ đối tác và hợp tác là rất quan trọng. Chính vì vậy, chúng ta phải làm việc với KfW và AFD, cũng như với các chính phủ, các thành phố và lĩnh vực tư nhân, để tài trợ cho các dự án làm sạch đại dương của chúng ta."
Về phần mình, Giám đốc KfW Gnther Brunig nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gắn sáng kiến này với nền kinh tế tuần hoàn, vốn được nhiều đối tác của châu Âu phát động vào tháng Bảy vừa qua, với khoản tài trợ lên tới 10 tỷ euro./.
Theo Đức Hùng (TTXVN/Vietnam )
Rác thải đang giết chết hồ cao nhất thế giới Titicaca Rác thải nhựa và nguồn nước ô nhiễm ở các thành phố lân cận chưa được xử lí khiến cho lòng hồ Titicaca bị ô nhiễm nặng trong nhiều năm qua. Hồ Titicaca nằm trên dãy núi ở biên giới Peru và Bolivia. Titicaca được biết đến là hồ nước ngọt trên cao lớn nhất thế giới. Hiện nay, mặt hồ đang bị...